CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC CÔNG TY
CÔNG TY SẢN XUẤT SƠN TẠI KCN TỈNH ĐỒNG NAI 3.1.1 Nguyên tắc
3.1.1. Nguyên tắc
Mô hình tính toán mức độ ảnh hưởng của môi trường không khí tới sức khỏe con người được đề xuất bởi Viện Bảo hộ Lao động dưới sự lãnh đạo của GS. Đào Ngọc Phong, trường Đại học Y Hà Nội [8].
Nguyên lý của phương pháp này là xác định mức độ ô nhiễm môi trường lao động dựa trên 02 yếu tố lựa chọn chính là: yếu tố gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe người lao động. Đối với yếu tố môi trường, thông qua số liệu quan trắc lựa chọn ra các chỉ tiêu ô nhiễm so với tiêu chuẩn. Các chỉ tiêu này sẽ được tính toán tích hợp với hệ số tỷ lệ ảnh hưởng (a). Tỷ lệ ảnh hưởng này phụ thuộc vào kết quả khám sức khỏe định kỳ và tỷ lệ người mắc bệnh thông qua điều tra lại để xác định tỷ lệ bệnh do yếu tố ô nhiễm môi trường lao động gây ra.
Kết quả tích hợp của từng chỉ tiêu ô nhiễm với hệ số tỷ lệ ảnh hưởng (a) sẽ cho ra các hệ số trọng lượng (G). Từ đây sẽ có 02 trường hợp :
(1). Thông qua kết quả tính G của từng yếu tố, chọn ra yếu tố ô nhiễm chính (Gc). So sánh Gc với tổng hệ số Gi (i- số lượng chỉ tiêu còn lại). Nếu ∆G = Gc - ∑Gi >0, Gc được chọn là yếu tố đánh giá phân loại mức độ môi trường lao động – xác định số lần vượt so với tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động (tương đương trị số mức độ phản ứng của người lao động (R) trong bảng 3.1). Trường hợp này đúng với kết quả nghiên cứu của Luận văn.
(2). Nếu ∆G = Gc - ∑Gi <0, ta phải tính toán lại R tổng bằng Rc của yếu tố chính và phần dư của các yếu tố còn lại (∆G /∑ai) . Sau đó so sánh phân loại mức độ môi trường lao động theo R trong bảng 3.1.