Khảo sát quy trình chiết mẫu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xác định đồng thời dư lượng kháng sinh nhóm nitrofuran trong một số loại thực phẩm tươi sống trên địa bàn hà nội bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ LCMSMS (Trang 42)

Qua tham khảo một số tài liệu [12, 13, 14, 16, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 26] có một số quy trình đã và đang đƣợc ứng dụng để tách chiết các chất nhóm nitrofuran bao gồm : quy trình xử lý mẫu bằng chiết lỏng – lỏng, quy trình xử lý mẫu bằng chiết pha rắn. Do đó chúng tôi tiến hành khảo sát 2 quy trình chiết mẫu sau đây để tiến hành thí nghiê ̣m.

3.1.4.1. Lựa chọn quy trình xử lý mẫu bằng chiết lỏng – lỏng

Cân 2 g mẫu vào ống ly tâm

Thêm 10 ml HCl 0,2M và 240 µl 2-NBA 10mg/ml

Thêm 100 µl hỗn hợp nội chuẩn vào mỗi ống

Thêm dung dịch chuẩn làm việc vào mẫu

Đậy ống, lắc vortex, tránh ánh sáng để qua đêm trong bể điều nhiệt 400

C

Trung hòa axit bằng 10 ml K2HPO4 0,2M, sau đó thêm 800 µl NaOH 2M, lắc vortex 20 giây

Ly tâm ở 4500 rpm trong 15 phút lấy dung dịch mẫu

Chiết lặp 2 lần mỗi lần bằng 4 ml ethylactetate, ly tâm hút lấy lớp trên thổi khô bằng N2

Hòa tan cặn bằng 1 ml H2O:MeOH (60:40)

Chuyển mẫu vào vial và đem phân tích bằng LC/MS/MS

Tiến hành thêm chuẩn 20 ng/g vào mẫu thịt lợn, sử dụng quy trình chiết lỏng – lỏng nói trên làm lặp lại 3 lần cho kết quả chỉ ra ở bảng 3.4 và sắc đồ ở hình 3.6:

Bảng 3.4: Độ thu hồi mẫu thịt lợn thêm chuẩn 20 ng/g sử dụng chiết lỏng – lỏng Chất phân tích Lần 1 (ng/g) Lần 2 (ng/g) Lần 3 (ng/g) TB (ng/g) SD % RSD H (%) AOZ 8,51 7,66 9,11 8,43 0,729 8,65 42,1 AMOZ 9,32 10,2 7,55 9,01 1,38 15,3 45,0 AHD 6,82 5,89 7,43 6,71 0,776 11,6 33,7 SEM 6,12 6,27 5,98 6,12 0,145 2,37 30,6

Hình 3.6: Sắc đồ mẫu thi ̣t lợn thêm chuẩn hỗn hợp nitrofuran ở mƣ́c nồng đô ̣ 20 ng/g sƣ̉ du ̣ng quy trình chiết lỏng – lỏng.

3.1.4.2. Lựa chọn quy trình xử lý mẫu bằng chiết pha rắn

Cân 2 g mẫu vào ống ly tâm

Thêm 10 ml HCl 0,2M và 240 µl 2-NBA 10mg/ml

Thêm 100 µl hỗn hợp nội chuẩn vào mỗi ống

Thêm dung dịch chuẩn làm việc vào mẫu

Đậy ống, lắc vortex, tránh ánh sáng để qua đêm trong bể điều nhiệt 400C

Trung hòa mẫu bằng 10 ml K2HPO4 0,2M, sau đó thêm 800 µl NaOH 2M, lắc vortex 20 giây

Ly tâm ở 4500 rpm trong 15 phút lấy dung dịch mẫu

Hoạt hóa cột SPE (Oasis HLB): 3 ml EtAc → 3 ml MeOH → 2 x 2,5 ml H2O

Nạp mẫu vào cột, rửa loại chất bẩn bằng 2 x 2,5 ml H2O

Hút chân không cho khô cột SPE

Rửa giải chất phân tích bằng 4 ml EtAc vào ống nghiệm

Thổi khô bằng N2

Hòa tan cặn bằng 1 ml H2O:MeOH (60:40)

Chuyển mẫu vào vial và đem phân tích bằng LC/MS/MS

Tiến hành thêm chuẩn 20 ng/g vào mẫu thịt lợn, sử dụng quy trình chiết pha rắn làm lặp lại 3 lần cho kết quả chỉ ra ở bảng 3.5 và hình 3.7:

Bảng 3.5: Độ thu hồi mẫu thịt lợn thêm chuẩn 20 ng/g sử dụng chiết pha rắn Chất phân tích Lần 1 (ng/g) Lần 2 (ng/g) Lần 3 (ng/g) TB (ng/g) SD % RSD H (%) AOZ 17,3 18,4 16,9 17,5 0,777 4,43 87,7 AMOZ 19,3 18,5 17,8 18,5 0,750 4,04 92,7 AHD 15,7 14,8 13,5 14,7 1,11 7,54 73,3 SEM 14,3 13,2 14,8 14,1 0,818 5,80 70,5

Hình 3.7: Sắc đồ thi ̣t lợn thêm chuẩn hỗn hợp nitrofuran ở mƣ́c nồng đô ̣ 20 ng/g sƣ̉ dụng qui trình chiết pha rắn SPE

Bảng 3.6: So sá nh độ thu hồi của 2 quy trình chiết:

Thịt lợn thêm chuẩn Chiết SPE Chiết lỏng-lỏng

H (%) H (%)

AOZ 20 ng/g 87,7 42,1

AMOZ 20 ng/g 92,7 45,0

AHD 20 ng/g 73,3 33,7

Nhâ ̣n xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy quy trình chiết SPE cho độ thu hồi cao hơn so với quy trình chiết lỏng lỏng và đáp ứng đƣợc quy định của Châu Âu 2002/657EC. Do đó chúng tôi chọn quy trình chiết SPE cho các nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xác định đồng thời dư lượng kháng sinh nhóm nitrofuran trong một số loại thực phẩm tươi sống trên địa bàn hà nội bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ LCMSMS (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)