- Về vị trí cấu âm ta phân phụ âm thành: + Phụ âm môi: p, b, v, m
1.3. Một số lỗi phát âm của trẻ
Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không thể phân chia được nữa. Lúc đầu trẻ hình thành thính giác, âm thanh tức là sự phân biệt các âm của ngôn ngữ còn phát âm chúng sẽ học sau. Sự phát âm đúng có liên quan chặt chẽ với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của trẻ.
Phát âm đúng là phát âm chính xác những thành phần âm tiết, không ngọng, không lắp, biết điều chỉnh âm lượng thể hiện đúng ngữ điệu trong khi nói, biết thể hiện tình cảm qua nét mặt, điệu bộ, nắm được những đặc điểm của văn hoá giao tiếp (ngữ điệu, tư thế, điệu bộ).
Phát âm chuẩn là phát âm theo chính âm tiếng Việt của phương ngữ Hà Nội bổ sung thêm ba âm s, tr, r và hai vần ưu, ươu. Trong quá trình học phát âm của trẻ, trẻ phải ghi nhận các âm thanh (nghe bằng tai, nhìn bằng mắt) và tái hiện lại nó bằng âm thanh của mình. Trẻ tiếp thu âm thanh của tiếng nói một cách dần dần. Khả năng phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của
bộ máy phát âm. Ở tuổi mẫu giáo những điều kiện này đã đặt được mức tương đối ổn định cho nên trẻ đã có thể phát âm được hầu hết các âm vị. Tuy nhiên một số trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về âm. Dưới đây là một số lỗi phát âm mà trẻ thường mắc phải.
1.3.1. Lỗi thanh điệu
Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thành ngã là hai thanh có cấu tạo phức tạp.
- Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ. Trẻ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn tức là với âm điệu không gãy ở giữa. Vì vậy dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc.
VD: Phát âm ngã thành ngá hoặc giã thành giá.
- Dù chuyển đổi hướng đi của đường nét âm điệu thanh hỏi không diễn ra đột ngột như thanh ngã, quá trình phát âm kéo dài trở thành khó đối với trẻ nhỏ có hơi thở ngắn. Khi phát âm, trẻ thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu không gãy, điều này làm cho thanh hỏi ở trẻ gần như đồng nhất với thanh nặng.
VD: Trẻ phát âm hỏi thành họi hoặc phát âm hổ thành hộ.
Đến hết tuổi mẫu giáo lỗi sai về hai thanh này sẽ được khắc phục hầu như hoàn toàn.
1.3.2. Lỗi phụ âm đầu
- Trẻ thường hay nói lẫn lộn giữa : l và n
VD: con lợn thành con nợn; cái nồi thành cái lồi; lon ton thành non ton;…
VD: Cái rổ thành cái dổ; cô giáo thành cô dáo; rễ cây thành dễ cây - Lẫn lộn giữa kh và h; g và h; c và t
- Một số trẻ 4 - 5 tuổi khi phát âm phụ âm p lẫn sang phụ âm b VD: đèn pin thành đèn bin.
1.3.3. Lỗi âm đệm
Âm đệm chỉ được đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âm chính vì thế âm đệm thường bị bỏ qua.
VD: Trẻ phát âm quả quất thành cả cất; hoa quả thành ha cả,…
1.3.4. Lỗi âm chính
Lỗi về âm chính tập trung vào việc trẻ phát âm nguyên âm đôi này thành nguyên âm đôi kia.
VD: Trẻ phát âm con hươu thành con hiêu; hữu thành hĩu; quả chuối
thành quả chúi; huyền thành huền;…
1.3.5. Lỗi âm cuối
Trong phụ âm đứng làm âm cuối thì những cặp ch và nh trẻ phát âm
thành t và n.
VD: Anh Tú thành Ăn Tú; cây xanh thành cây xăn; gồng gánh thành gồng gắn; thuyền buồm thành thuyền buồn;…
Cặp sách thành cặp sắt; anh ách thành ăn ắt;…
Trẻ miền Nam phát âm sai các phụ âm cuối:
n thành ng: kháng chiến thành kháng chiếng; con kiến thành con kiếng; lon ton thành loong toong;…
ch thành t: con ếch thành con ết.
Như vậy, để có thể phát hiện ra lỗi phát âm của trẻ chúng ta không những phải nắm được những đặc điểm tâm sinh lí mà còn phải nắm rõ về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ. Dựa vào những cơ sở này chúng tôi đi tìm hiểu thực trạng về lỗi phát âm của trẻ ở hai lớp mẫu giáo lớn là lớp 5 tuổi A trường Mầm non Hoa Sen - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc và lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tiên Dược - Thị trấn Sóc Sơn - Tp. Hà Nội.
CHƯƠNG 2