Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo (Trang 49)

- Về vị trí cấu âm ta phân phụ âm thành: + Phụ âm môi: p, b, v, m

3.2.Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ

THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM CỦA TRẺ MẪU GIÁO

3.2.Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ

Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm phát triển ngôn ngữ, những lỗi phát âm và nguyên nhân những lỗi phát âm mà trẻ thường gặp để đưa ra những biện pháp chữa lỗi phát âm cho trẻ hữu hiệu và phù hợp với thực tế.

3.2.1. Sửa lỗi phát âm thông qua việc trò chuyện với trẻ hàng ngày

3.2.1.1. Mục đích

- Trò chuyện với trẻ nhằm phát triển khả năng giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh cụ thể là làm cho trẻ có thể nghe và hiểu được nội dung câu nói của người trò chuyện với trẻ, đồng thời trẻ tự nói được điều trẻ muốn. - Trò chuyện với trẻ nhằm nâng cao khả năng hiểu biết và khả năng ngôn ngữ của trẻ. Việc trò chuyện với trẻ không chỉ giúp trẻ mở rộng vốn từ,

sử dụng từ tốt hơn, mạch lạc hơn mà qua đó còn giúp người lớn nhận ra trẻ thường phát âm sai ở những lỗi nào để từ đó đưa ra biện pháp sửa chữa, uốn nắn kịp thời.

3.2.1.2. Một số yêu cầu khi trò chuyện với trẻ

- Tạo không khí thoải mái, thân mật để trẻ nói chuyện một cách tự nhiên. - Phải hiểu trẻ, dựa vào hiểu biết của trẻ để nói chuyện sao cho phù hợp, gợi mở, khuyến khích trẻ nói chuyện.

- Cuộc nói chuyện nên xoay quanh một đề tài nhất định, cần xác định hệ thống câu hỏi để trò chuyện với trẻ.

- Cuộc trò chuyện diễn ra dưới hình thức: cô nói, cô hỏi, trẻ trả lời, trẻ tự kể.

3.2.1.3. Một số đề tài trò chuyện với trẻ

Đề tài: Một ngày đi chơi của bé

- Nhiệm vụ : cô trò chuyện với trẻ để trẻ nói về những hoạt động của mình, những gì gây được ấn tượng đối với trẻ, trẻ đã nhìn thấy gì trong buổi đi chơi, những gì trẻ thích nhất.

- Nội dung gợi ý: cô hỏi, hội thoại, gợi ý, khuyến khích trẻ tự kể.

Sử dụng các cụm từ: đi công viên, cây xanh, con hổ, con khỉ, con sóc,

chơi đu quay, đạp vịt, chụp ảnh, con thích nhất, đội mũ, nắm tay mẹ,…

Đề tài: Đồ dùng trong lớp mẫu giáo của bé

- Nhiệm vụ: cô trò chuyện với trẻ để trẻ biết được trong lớp học của mình có những đồ vật gì, những đồ vật đó được sử dụng như thế nào trong sinh hoạt của trẻ. Tất cả các đồ vật đó đều được gọi chung là đồ dùng.

- Nội dung gợi ý: cô trò chuyện, đàm thoại với trẻ về các đồ dùng trong lớp. Sử dụng các cụm từ: bảng, bàn ghế gỗ, đồ chơi, sách, máy vi tính, khăn, cốc uống nước, chăn chiếu, quạt trần, bóng đèn, giữ gìn, sạch sẽ,…

Đề tài: Việc làm của bé từ khi ngủ dậy đến khi tới lớp

- Nhiệm vụ: kích thích trẻ nhớ lại những việc đã làm. Hướng dẫ cho trẻ cách kể lại sự việc theo trình tự thời gian các công việc. Tập cho trẻ cách nói năng trôi chảy, nói to, rõ ràng, mạch lạc.

- Nội dung gợi ý: cô trò chuyện, gợi ý cho trẻ kể

Sử dụng các cụm từ: tập thể dục, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, mặc quần áo,…

Đề tài: Buổi tối ở gia đình của bé

- Nhiệm vụ: cô trò chuyện với trẻ để trẻ nói về những hoạt động của mình và hoạt động của những người trong gia đình theo thời gian từ sau bữa ăn cơm tối đến khi bé đi ngủ.

- Nội dung gợi ý: cô hỏi, đàm thoại với trẻ, gợi ý để trẻ tự kể

Sử dụng các cụm từ: xem tivi, bé thích chương trình…, mấy giờ bé đi

ngủ, đánh răng,…

Đề tài: Một ngày của bé ở lớp mẫu giáo

- Nhiệm vụ: kích thích trẻ nhớ lại những sự việc đã xảy ra. Hướng dẫn trẻ cách kể lại những sự việc theo trình tự thời gian công việc. Tập cho trẻ cách nói năng trôi chảy, rõ ràng, mạch lạc, nói đầy đủ cả câu.

- Nội dung gợi ý: cô hỏi, đàm thoại với trẻ về một số hoạt động chính trong sinh hoạt của trẻ ở lớp mẫu giáo.

Sử dụng các cụm từ: đến lớp, không khóc nhè, ăn sáng, tập thể dục, giờ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lên lớp, giờ chơi, rửa tay, ăn trưa, kê bàn ghế, lau miệng, lấy gối, ngủ trưa, trải chiếu, ăn chiều,…

Đề tài: Một buổi dạo chơi ở sân trường

- Nhiệm vụ: giúp trẻ nhớ lại sự việc. Dạy trẻ kể lại sự việc bằng ngôn ngữ lời nói theo trình tự thời gian.

- Nội dung gợi ý: cô cho trẻ kể lại một buổi dạo chơi ngoài trời ở sân trường của lớp mình.

Sử dụng các cụm từ: đi dạo quanh sân trường, vườn hoa, con cá, ngựa

gỗ, đu quay, chuồng thỏ, cây xanh, không leo trèo, trật tự, xếp hàng, nghe lời cô giáo, thích đi chơi,…

Đề tài: Con vật nuôi

- Nhiệm vụ: yêu cầu trẻ kể về một con vật nuôi nào đó mà trẻ biết nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giúp trẻ biết dùng một số tính từ chỉ màu sắc, tính chất, âm thanh,… để mô tả con vật. Nói được tình cảm của mình đối với con vật đó.

- Nội dung gợi ý: cô đàm thoại với trẻ, khuyến khích trẻ tự kể về các con vật mà trẻ biết.

Sử dụng các cụm từ: con gà, con chó, con mèo, con lợn, con vịt, con

thỏ, chăm sóc, mèo ăn cá, bắt chuột, gâu gâu, chó giữ nhà, vịt đẻ trứng, quạc quạc, ủn ỉn,…

Ngoài ra còn có thể trò chuyện với các chủ đề tự do

- Nhiệm vụ: phát triển ngôn ngữ thông qua đó góp phần phát triển tư duy, trí nhớ, trí tưởng tượng phong phú cho trẻ, đồng thời sửa các lỗi phát âm cho trẻ.

- Nội dung gợi ý: cô căn cứ vào thời điểm diễn ra cuộc trò chuyện để đưa ra các chủ đề để trò chuyện với trẻ cho phù hợp và gây được hứng thú.

3.2.2. Sửa lỗi phát âm thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ

3.2.2.1. Mục đích

- Đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi vẫn là hoạt động chủ đạo, trẻ học mà chơi, chơi mà học, trẻ rất hứng thú với những giờ vui chơi. Thông qua các trò chơi chúng ta có thể:

- Phát hiện ra lỗi phát âm của trẻ, rèn luyện kỹ năng phá tâm chuẩn cho trẻ, sửa được lỗi phát âm mà trẻ mắc phải.

- Góp phần giáo dục tính có kỉ luật, tính kiên trì, sáng tạo, đoàn kết và hợp tác giữa các trẻ trong khi chơi.

- Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định và phản ứng nhanh trước những yêu cầu của trò chơi.

- Phát triển óc thẩm mỹ, sáng tạo, vận động đối với trẻ.

3.2.2.2. Một số yêu cầu khi sử dụng biện pháp

- Cô phải biết lỗi phát âm của trẻ, những từ chọn để sửa lỗi phát âm cho trẻ phải dùng vào mục đích sửa lỗi chứ không dùng những từ phát triển vốn từ thông thường.

- Nội dung biện pháp phải phù hợp với lỗi phát âm của trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ.

- Sửa lỗi phát âm cho trẻ không được nhắc lại lỗi phát âm của trẻ mà cho trẻ phát âm đúng chuẩn theo người hướng dẫn.

- Đồ dùng trực quan phải chính xác, có tính giáo dục, thẩm mỹ, an toàn để kích thích hứng thú của trẻ.

- Người sửa lỗi phát âm cho trẻ phải kiên trì, nhẹ nhàng, ân cần, không tỏ thái độ khó chịu, mắng mỏ trẻ khi trẻ phát âm sai.

- Động viên, khuyến khích trẻ trong quá trình sửa lỗi.

3.2.2.3. Một số trò chơi sửa lỗi phát âm cho trẻ

3.2.2.3.1.Chiếc túi kỳ diệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Mục đích

- Sửa lỗi phát âm ở: âm chính, thanh điệu, đồng nhất thanh hỏi và thanh nặng, lẫn lộn giữa n và l trong chủ đề thế giới thực vật và thế giới động vật.

- Rèn luyện phản ứng nhanh trước yêu cầu của cô.

b. Chuẩn bị

Một túi vải to bên trong đựng các đồ chơi bằng nhựa như: quả bưởi, quả na, quả lựu, quả rứa, con hươu, con lợn, con ếch.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo (Trang 49)