Lỗi phát âm của trẻ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo (Trang 41)

- Về vị trí cấu âm ta phân phụ âm thành: + Phụ âm môi: p, b, v, m

2.3.3.Lỗi phát âm của trẻ

THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM CỦA TRẺ MẪU GIÁO

2.3.3.Lỗi phát âm của trẻ

2.3.3.1. Hình thức khảo sát

Để điều tra được thực trạng phát âm của trẻ mẫu giáo ở hai trường Mầm non Hoa Sen và trường Mầm non Tiên Dược, chúng tôi đã lập ra một bảng từ. Trong bảng từ chúng tôi đã liệt kê ra tất cả những lỗi mà trẻ mẫu giáo

hay mắc phải, tương ứng với mỗi lỗi đó là một từ , cụm từ cụ thể có kèm theo hình ảnh biểu đạt nội dung của từ đó.

Chúng tôi xuất hiện ở lớp học của trẻ với tư cách là nhân viên làm chương trình truyền hình đến trường của trẻ tìm ra những bạn nhỏ thông minh, hiểu biết về môi trường xung quanh để tham dự cuộc thi Bé vui khám

phá môi trường xung quanh. Sau đó chúng tôi trình chiếu các hình ảnh biểu

đạt nội dung của các từ cần điều tra. Khi đưa ra hình ảnh mỗi hình ảnh chúng tôi sẽ mời một vài trẻ đứng lên trả lời xem đó là hình ảnh về cái gì. Trẻ rất hứng thú với hoạt động nói tên hình mà không biết là mình đang bị kiểm tra về lỗi phát âm. Vì số lượng học sinh quá đông nên chúng tôi tiến hành điều tra trong hơn một tuần để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ trong ngày và tránh gây nhàm chán cho trẻ.

2.3.3.2. Tiến hành khảo sát

- Số trẻ được khảo sát:

+ Lớp 5 tuổi A trường Mầm non Hoa Sen - TP. Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc: 60 trẻ

+ Lớp 5 tuổi A Trường Mầm non Tiên Dược - Sóc Sơn - Hà Nội : 55 trẻ - Phương pháp khảo sát: Trực tiếp nghe trẻ nói ( có ghi chép )

- Phương tiện khảo sát: Bằng từ rời

- Nội dung khảo sát: Trẻ đã phát âm chuẩn hay chưa + Thanh điệu: thanh hỏi ,thanh ngã

+ Phụ âm đầu: l, n, tr, ch, s, x, r, d, kh, g, c, p + Âm đệm

+ Âm chính: ươ, ư, uô, yê, e, o + Âm cuối: ch, nh, n, m

Kết quả Trẻ Tỷ lệ (%) Lỗi Từ Đ S Đ S ngã  sắc Bác sỹ  Bác sý 57 3 95 0,5 Thanh

điệu hỏi  nặng Con hổ Con hổ 60 0 100 0 l  n Con lợnCon nợn 59 1 98,3 1,7 n  l Nồi cơm Lồi cơm 50 10 83,3 16,3

kh  h Quả khế Quả hế 60 0 100 0

g  h Con gấu Con hấu 60 0 100 0

c  t Con cá Ton tá 59 1 98,7 1,3

Phụ âm đầu

p  b Đèn pin Đèn bin 30 30 50 50

Âm đệm Mất âm đệm Hoa quả  Ha cả 60 0 100 0 ươ  iê Con hươu Con hiêu 20 40 33,3 66,7 ư  i Quả lựu  Quả lịu 20 40 33,3 66,7 uô  u Quả chuốiQuả chúi 60 0 100 0

yê  ê Thuyền Thuền 56 4 93,3 6,7

e  e quá dẹt Mẹ  Mẹ ( e dẹt) 59 1 98,7 1,3

Âm chính

o oo Đi học đi hoọc 60 0 100 0

ch  t Quyển sách sắt 59 1 98,7 1,7 nh  n Quả chanh chăn 58 2 96,7 3,3 n  ng Con kiếnCon kiếng 60 0 100 0

Âm cuối

m  n Cánh buồm buồn 58 2 96,7 3,3

Kết quả Trẻ Tỷ lệ (%) Lỗi Từ Đ S Đ S ngã  sắc Bác sỹ Bác sý 52 3 94,5 5,5 Thanh

điệu hỏi  nặng Con hổCon hộ 54 1 98,1 1,9 l  n Con lợnCon nợn 10 45 18,2 81,8 n  l Nồi cơmLồi cơm 15 35 27,2 72,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kh  h Quả khếQuả hế 55 0 100 0

g  h Con gấuCon hấu 55 0 100 0

c  t Con cáTon tá 53 2 96,3 3,7

Phụ âm đầu

p  b Đèn pinĐèn bin 25 30 45,4 54,6

Âm đệm Mất âm đệm Hoa quảHa cả 54 1 98,1 1,9 ươ  iê Con hươuCon hiêu 20 35 36,3 63,7 ư  i Quả lựuQuả lịu 30 25 54,5 45,5 uô  u Quả chuốiQuả chúi 55 0 100 0 yê  ê Chiếc thuyềnthuền 53 2 96,3 3,7 e e quá dẹt Mẹ Mẹ (e dẹt) 50 5 90,9 9,1

Âm chính

o  oo Đi học  đi hoọc 53 2 96,3 3,7 ch  t Quyển sáchsắt 54 1 98,1 1,9 nh  n Quả chanhchăn 53 2 96,3 3,7 n  ng Con kiếnCon kiếng 55 0 100 0

Âm cuối

m  n Cánh buồm buồn 53 2 96,3 3,7

Bảng 5.b - Khảo sát tình hình phát âm của trẻ mẫu giáo

Kết quả ( Tỷ lệ %) Đ S Lỗi (1) (2) (1) (2) ngã  sắc 95 94,5 0,5 5,5 Thanh điệu hỏi  nặng 100 98,1 0 1,9 l  n 98,3 18,2 1,7 81,8 n  l 83,3 27,2 16,3 72,8 kh  h 100 100 0 0 g  h 100 100 0 0 c  t 98,3 96,3 1,7 3,7 Âm đầu p  b 50 45,4 50 54,6 Âm đệm Mất âm đệm 100 98,1 0 1,9 ươ iê 33,3 36,3 66,7 63,7 ư  i 33,3 54,5 66,7 45,5 uô  u 100 100 0 0 yê  ê 93,3 96,3 6,7 3,7 e  e quá dẹt 98,7 90,9 1,3 9,1 Âm chính o  oo 100 96,3 0 3,7 ch  t 98,3 98,1 1,7 1,9 nh  n 96,7 96,3 3,3 3,7 n  ng 100 100 0 0 Âm cuối m  n 96,7 96,3 3,3 3,7 Bảng 6- Tổng kết bảng 5

 Nhận xét a- Thanh điệu:

Qua bảng trên ta có thể thấy trẻ ở cả hai trường đều ít mắc lỗi về thanh điệu. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số trẻ phát âm sai. Cụ thể là:

Đối với lỗi phát âm thanh ngã thành thanh sắc, trẻ lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tiên Dược phát âm sai 5,5% nhiều hơn trẻ lớp 5 tuổi A trường Mầm non Hoa Sen là 5%.

Đối với lỗi phát âm thanh hỏi thành thanh nặng, trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược phát âm sai 1,9% trong khi trường Mầm non Hoa Sen không mắc một trường hợp nào.

b- Âm đầu:

Dựa vào số liệu đã thống kê được ở bảng trên, ta thấy trẻ ở lớp 5 tuổi A trường Mầm non Hoa Sen phát âm đúng nhiều hơn trẻ lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tiên Dược. Đặc biệt là với âm l và n trẻ mẫu giáo trường Hoa Sen

phát âm đúng với tỷ lệ cao hơn hẳn so với trẻ mẫu giáo trường Tiên Dược. Cụ thể là : với âm l là 80,1%; với âm n là 56,1%.

c- Âm đệm:

Đối với âm đệm, trẻ ở cả hai trường đều phát âm khá chuẩn, chỉ có một số ít trẻ phát âm sai. Trẻ lớp 5 tuổi A trường Mầm non Hoa Sen không phát âm sai âm đệm; còn trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược chỉ phát âm sai 1,9%.

d- Âm chính:

Từ bảng trên ta thấy, có hai âm mà đa số trẻ ở cả hai trường đều phát âm sai nhiều, đó là âm ươ và ư.

Đối với âm ươ trẻ lớp 5 tuổi A trường Mầm non Hoa Sen phát âm sai tới 66,7% chỉ đúng được 33,3%. Còn trẻ lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tiên Dược phát âm sai tới 63,7% chỉ đúng được 36,3%.

Đối với âm ư trẻ ở trường Mầm non Hoa Sen phát âm đúng được 33,3% và sai tới 66,7%. Còn ở trường Mầm non Tiên Dược phát âm đúng 54,5% và sai 45,5%.

Dựa trên tình hình thực tế chúng tôi thấy trẻ ở cả hai trường phát âm sai hai lỗi đó nhiều là do người dân ở địa phương, trong đó có phụ huynh của trẻ phát âm sai nên trẻ nghe và bắt chước phát âm sai.

Còn đối với các âm uô, yê,e, o thì trẻ ở cả hai trường đều phát âm khá chính xác. Âm uô trẻ ở cả hai trường đều không phát âm sai. Âm yê trẻ ở

trường Mầm non Hoa Sen phát âm đúng 93,3%, còn trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược phát âm đúng là 96,3% cao hơn so với trẻ ở trường Mầm non Hoa Sen là 3%. Âm e trẻ ở trường Mầm non Hoa Sen chỉ phát âm sai 1,3% còn trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược phát âm sai 9,1%. Với âm o thì trẻ ở trường Tiên Dược phát âm sai 3,7% còn trẻ ở trường Mầm non Hoa Sen không phát âm sai.

e- Âm cuối:

Dựa vào kết quả đã tổng kết được ở bảng trên ta thấy đối với âm cuối trẻ phát âm tương đối chuẩn. Có âm n trẻ phát âm đúng 100%. Các âm còn lại trẻ có phát âm sai nhưng với tỷ lệ không đáng kể. Cụ thể là: Âm ch trẻ ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường Mầm non Hoa Sen phát âm đúng 98,3% sai 1,7%; trẻ trường Mầm non Tiên Dược phát âm đúng 98,1% sai 1,9%. Âm nh trẻ trường Mầm non Hoa

Sen phát âm đúng 96,7% sai là 3,3%; còn trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược đúng 96,3% và sai là 3,7%. Âm m trẻ ở trường Mầm non Hoa Sen phát âm đúng 96,7% sai 3,3%; trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược đúng là 96,3% và sai là 3,7%.

Nhìn chung âm đệm và âm cuối trẻ phát âm tương đối chuẩn nên ít phải sửa chữa. Tuy nhiên với thanh điệu, âm đầu âm chính, chúng ta phải chỉnh sửa cho trẻ nhiều hơn, đặc biệt là với trẻ ở trường Mầm non Tiên Dược.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo (Trang 41)