3.Dung dăng dung dẻ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo (Trang 64)

- Phải biết được lỗi phát âm mà trẻ thường mắc phải để lựa chọn tác phẩm cho phù hợp.

3.Dung dăng dung dẻ

Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đi đến nhà trời Lạy cậu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Xì xà xì xụp

Ngồi thụp xuống đây.

4. Lộn cầu vồng

Lộn cầu vồng

Nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chị em ta Ra lộn cầu vồng Lộn cầu vồng

Nước sông đang chảy Thằng bé lên bảy Con bé lên ba Đôi ta cùng lộn. 5.Tiếng động quanh em Kính koong kính koong Là tiếng xe đạp

Pin pin pin pin Là tiếng ô tô Píp píp nhỏ hơn Là xe máy đấy Tu tu xình xịch Là tàu hỏa đi Tiếng vang ù ù... Là máy bay nhé

Tu tu đầu sóng Là tàu thủy cơ

Phành phạch, phành phạch Ca nô rẽ nước

Tiếng khua trong nước Là tiếng thuyền nan Tiếng cười vang ròn Khi em vui đấy Em yêu biết mấy Tiếng động quanh em.

Sửa lỗi phát âm thông qua sử dụng đồ dùng trực quan

3.2.3.4. Mục đích

Hình ảnh hay đồ vật thật là những phương tiện trực quan rất hữu ích để sửa lỗi phát âm cho trẻ. Đây là phương tiện trẻ thường xuyên được tiếp xúc, rất gần gũi và quen thuộc với trẻ.

Đây là cách thức sử dụng đồ vật thật, vật mô phỏng hoặc hình ảnh mình họa về thế giới khách quan để tác động một cách có chủ đích vào thị giác của trẻ, trẻ sẽ phát âm theo tên gọi đồ vật. Qua đó, chúng ta dễ dàng phát hiện ra những lỗi phát âm mà trẻ thường gặp, sửa lỗi phát âm cho trẻ, giúp trẻ phát âm chuẩn. Đồng thời cũng rèn cho trẻ óc quan sát và trí tưởng tượng phong phú.

3.2.3.5. Một số yêu cầu khi sử dụng biện pháp

- Phương tiện trực quan phải đảm bảo tiêu chuẩn về kích thước, bố cục, màu sắc hài hòa, không quá to, không quá nhỏ, không gây nguy hiểm tới thân thể trẻ.

- Khi dùng biện pháp này phải dùng kèm phương pháp đàm thoại, phương tiện trực quan phải đúng lúc, đúng chỗ.

- Khi tiến hành biện pháp này đòi hỏi giáo viên phải biết trẻ mắc lỗi phát âm nào để lựa chọn đồ dùng trực quan cho phù hợp và chỉ tập trung sửa lỗi phát âm đó.

3.2.3.6. Ví dụ minh họa

a. Chuẩn bị

- Mô hình các đồ vật theo chủ đề, tên đồ vật phải theo chủ đề và áp dụng sửa đúng lỗi phát âm mà trẻ mắc phải.

- Tiến hành vào giờ ôn tập chủ đề.

b. Cách tiến hành

- Xếp trẻ ngồi theo hình chữ U.

- Bày mô hình đồ vật trước mặt trẻ cho trẻ quan sát. - Trò chuyện về các chủ đề đã được học.

- Cô chọn cho mình một mô hình đồ vật và thông báo cho trẻ biết đồ vật đó thuộc chủ đề nào. Gọi một trẻ lên và cho trẻ đó biết hình của cô, các trẻ khác không biết.

- Sau đó cô yêu cầu các trẻ khác đoán đồ vật cô và bạn cầm là gì. Rồi cho mỗi trẻ tự lấy cho mình một hình và lần lượt từng trẻ lên gọi tên đồ vật của mình. Nếu đồ vật đó chọn không trùng với hình của cô thì trẻ đứng cùng cô phải gọi lại tên đồ vật trẻ kia cầm, còn nếu trùng với hình của cô thì trẻ đó im lặng.

- Cứ như vậy cho lần lượt các trẻ làn người đứng trước lớp để gọi tên đồ vật các bạn mình cầm. Các lần khác cô cho trẻ tự thực hiện, cô chỉ sửa sai khi trẻ phát âm sai.

Trên đây chúng tôi đã đưa ra bốn biện pháp nhằm sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy biện pháp “Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ” là biện pháp đạt được

hiệu quả nhất. Bởi vì biện pháp này rất phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ, trẻ vừa học vừa chơi, không thấy bị gò bó vào việc học tập. Tiếp theo, “biện

pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học” cũng đem lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiệu quả không kém biện pháp trên. Trẻ mẫu giáo rất thích được nghe, học và kể chuyện, thơ, đồng dao. Chính vì thế trẻ rất hứng thú mỗi khi được tiếp xúc với các tác phẩm văn học. Còn đối với hai biện pháp: sửa lỗi phát âm cho trẻ thông

qua việc trò chuyện hàng ngày và sử dụng đồ dùng trực quan cũng đã đem lại

những hiệu quả nhất định. Hai biện pháp đó có ưu điểm lớn nhất là chúng ta có thể tiến hành mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động hàng ngày của trẻ.

KẾT LUẬN

Trẻ ở tuổi mẫu giáo là giai đoạn đang hoàn thiện về mọi mặt. Trong quá trình đó không tránh khỏi những sai sót, trẻ thường dễ mắc phải những sai lầm mà chỉ có người lớn mới có thể giúp trẻ sửa chữa. Trong đó, ngôn ngữ là một lĩnh vực quan trọng nhất trong quá trình phát triển tư duy của trẻ. Trẻ cũng mắc những lỗi phát âm nhất định mà tự bản thân trẻ không thể sửa. Bởi vậy, trong quá trình điều tra thực trạng lỗi phát âm của trẻ tại hai trường mầm non, chúng tôi đã tìm ra được những lỗi phát âm mà trẻ thường mắc phải, tìm hiểu được nguyên nhân dẫn tới những lỗi phát âm đó và xây dựng một số biện pháp để sửa lỗi phát âm cho trẻ nhằm giúp trẻ phát âm đúng, rõ ràng, mạch lạc.

Qua điều tra thực trạng, chúng tôi đã tìm ra trẻ mắc lỗi cơ bản vì ba nguyên nhân chính, đó là do đặc điểm tâm lý của trẻ chưa ổn định, đặc điểm sinh lý, đặc biệt là bộ máy phát âm chưa hoàn thiện, do đặc điểm gia đình và giáo viên chủ nhiệm trẻ còn chưa thực sự quan tâm. Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn phát âm của trẻ ở tuổi mẫu giáo tại hai trường: Trường Mầm non Hoa Sen, TP. Vĩnh Yên, T. Vĩnh Phúc và trường Mầm non Tiên Dược, TT. Sóc Sơn, TP. Hà Nội, chúng tôi đã đưa ra bốn nhóm biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ. Đó là:

- Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua việc trò chuyện hàng ngày với trẻ. - Sửa lỗi phát âm thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ.

- Sửa lỗi phát âm thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học. - Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua sử dụng đồ dùng trực quan.

Việc sử dụng những biện pháp này đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả tốt đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ sẽ phát âm đúng hơn. Hơn nữa còn giúp trẻ mở rộng vốn từ, mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Trẻ tỏ ra hứng thú trong khi chơi và biết sử dụng ngôn ngữ chính các hơn. Phát triển ngôn ngữ giúp trẻ giao tiếp tốt hơn, tự tin hơn, phát triển toàn diện hơn về mọi mặt.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo (Trang 64)