Phân tích chiến lược tại D&G: 1 Chiến lược cấp công ty

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược tập đoàn apple (Trang 47)

b. Hoạt động R&D

2.6 Phân tích chiến lược tại D&G: 1 Chiến lược cấp công ty

2.6.1 Chiến lược cấp công ty 2.6.1.1. Phân tích SWOT Các yếu tố của môi trường bên trong

Điểm mạnh (Strenght)

Thương hiệu: Apple là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ với thương

hiệu “quả táo khuyết” nổi tiếng hàng đầu thế giới. Trong những năm qua, Apple đã xây dựng được thương hiệu vững chắc trên thị trường IT.Có thể nói mỗi khi nhắc tới Apple, người ta sẽ nghĩ tới một thương hiệu nổi tiếng, an toàn và đẳng cấp.

Sản phẩm đẳng cấp: Sản phẩm của Apple bao gồm: máy tính để bàn, máy tính xách

tay, máy nghe nhạc kỹ thuật số, điện thoại di động. Các sản phẩm này đã chiếm được tình cảm của phần đông khách hàng trên toàn thế giới bới chất lượng sản phẩm luôn đi kèm với vẻ đẹp hình thức. Các sản phẩm của Appe có thể nói là hoàn hảo tới từng chi tiết, từ thiết kế, đóng gói cho tới cả những mẫu quảng cáo.

Kho ứng dụng khổng lồ: Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng kho ứng dụng cho các

sản phẩm của hãng, đặc biệt là cho iPhone và iPad đã tạo ra lượng khách hàng trung thành khổng lồ với thị trường smartphone và máy tính cá nhân. Với 400.000 ứng dụng Apple đang sở hữu, sản phẩm iPhone có thể được cá nhân hóa để không cái nào giống cái nào.

Lòng trung thành khách hàng: Hình ảnh “quả táo cắn dở” đã đi sâu vào tâm trí người

tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ với sự yêu mến và hãnh diện khi được sở hữu một sản phẩm Apple. Bên cạnh đó, Apple cũng rất thành công trong việc thu hút khách hàng mới.

Lắng nghe: Điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần lưu tâm, đó là tạo ra cho

khách hàng những trải nghiệm mới và từ đó để cho những khách hàng trung thành và những phương tiện truyền thông giúp mình bán hàng. Đây chính là cách mà Apple đã làm. Để khách hàng sử dụng sản phẩm của mình, sau đó thu thập ý kiến của họ về sản phẩm. Căn cứ vào đó, Apple sẽ tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và thu được những phản hồi rất tích cực từ khách hàng.

Luôn đi trước một bước: Một trong những cách tốt nhất để bạn có thể đạt được những

nỗ lực marketing của mình là luôn đi đầu trong các dòng sản phẩm bằng cách chiếm lĩnh thị trường lớn. Và không còn sự lựa chọn nào khác đó là bạn phải thật sự nổi bật.

Quản trị chiến lược GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm

những thành công của mình. Thế nhưng đó không phải là những gì mà hãng này đã làm. Họ tiếp tục sáng tạo, nghiên cứu và tiếp thị nhiều sản phẩm mới, và sau đó iPhone, iMac lần lượt ra đời. Có thể thấy rắng, LG, Samsung, HTC, và Nokia, tất cả đều có những tiện ích tương tự như iPhone.

Một CEO có uy tín: Steve Jobs, CEO của Apple đã chiếm được trái tim khách hàng

nhờ uy tín, tài năng và sự thân thiện. Apple dưới thời Steve Jobs không chỉ đưa ra những sản phẩm mới, đẳng cấp cho khách hàng mà còn thể hiện được mình là một thương hiệu “sạch sẽ” và uy tín.

Một cái tên dễ nhớ: Hãy nhìn tên các sản phẩm của Apple: iPod, iPhone, iMac v.v…

Không phải cái tên nào cũng hoàn hảo nhưng tất cả chúng đều dễ nhớ. Và hãy thử so sánh những cái tên này với tên của các bộ phận máy móc. Đây cũng là một điểm mà chúng ta nên học tập từ Apple. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem họ có gặp khó khăn nào trong việc khi nhớ hoặc truy cập địa chỉ website cũng như diễn đàn chung của doanh nghiệp mình không để từ đó có những bước đi vững chắc và xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp.

Điểm yếu (Weakness):

Sản phẩm: Một số sản phẩm Apple được ra mắt công chúng nhưng lại gặp phải một số

lỗi kỹ thuật hoặc không tiện ích. Ví dụ, Apple tự tin cho rằng iPad 2 sẽ là thiết bị của kỷ nguyên hậu PC. Thế nhưng, người dùng vẫn cần phải kết nối iPad với một máy tính để kích hoạt và đồng bộ. Bên cạnh đó, Apple iPod Nano cũng mắc phải lỗi màn hình và Apple đã phải thu hồi và thay thế tất cả các sản phẩm bị lỗi.

Giá cả: Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, giá của các sản phẩm Apple trên thị trường

Việt Nam nói riêng và thị trường thế giới nói chung đang đứng ở mức cao. Vẫn biết rằng chính sách của Apple là hướng tới đối tượng khách hàng ở nhóm trên, tuy nhiên với mức giá như hiện nay thì chỉ có 1 bộ phận nhỏ khách hàng mới đủ khả năng sở hữu một sản phẩm Apple.

Các yếu tố của môi trường bên ngoài

Cơ hội (Opportunities)

Sản phẩm mới: Như đã nói ở trên, một trong những điểm mạnh của Apple là luôn đi

trước một bước. Chính ưu điểm này đã mang lại cho Apple rất nhiều cơ hội kinh doanh mới và đáng giá..

Hướng tới đối tượng khách hàng yêu thích công nghệ: Tất cả các sản phẩm của

Apple khi được tung ra thị trường đều có sự hoản hảo tới từng chi tiếtcó khả năng thỏa Quản trị chiến lược GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm

mãn nhiều nhu cầu khác nhau về giải trí và ứng dụng, đây là ưu điểm lớn thuyết phục được hầu hết các khách hàng yêu thích công nghệ cao.

Mở rộng thị trường tiêu thụ: Apple là một tập đpàn lớn ra đời tại Mỹ, nhưng dường

như các thế hệ CEO của Apple luôn luôn không bằng lòng với thị phần tại thị trường trong nước. Apple có mối liên hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ không dây và các nhà phân phối. Apple có thể khiến AT&T phải bỏ ra hơn 400 USD cho một điện thoại để được độc quyền phân phối iPhone. Cũng với phương pháp này, Apple đã bắt tay với một số nhà cung cấp tại châu Âu, và sau đó là tại Nhật Bản và Trung Quốc. Và tất nhiên, sản phẩm của Apple có mặt trên các trang chủ của bestbuy.com, và có một vị trí đặc biệt tại các gian hàng điện tử của những doanh nghiệp bán lẻ như Wal-Mart.

Thị trường quảng cáo di động: Apple đã chính thức mua lại công ty Quattro Wireless

vào đầu năm 2010. Đây được xem như là một bước tiến mới khẳng định sự hiện diện của “Quả táo khuyết” trong lĩnh vực quảng cáo trên điện thoại di động, đồng thời góp thêm “lửa” cho cuộc chiến “ngang tài ngang sức” của hãng với kình địch Google. Có thể nói, Apple đang đưa ra các nỗ lực vượt bậc để thu được lợi nhuận tối đa từ thế giới trực tuyến.

Thách thức (Threats)

Đối thủ cạnh tranh: Thành công đồng nghĩa với việc thu hút các đối thủ cạnh tranh.

Điều này khiến Apple gặp khó khăn trong việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm để có thể giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường của mình.

Sản phẩm thay thế: hiện nay, các công ty lớn kinh doanh các sản phẩm tương tự

Apple rất nhiều, tiêu biểu Nokia, Samsung, HTC … và họ cũng đang nỗ lực tối đa để đưa ra các sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị trường và niềm tin của người tiêu dùng.

Sự phát triển của công nghệ không dây (wireless): có thể thay thế các loại máy nghe

nhạc MP3 thông thường.

Vụ kiện với HTC: Hiện nay, Apple đang bị lôi kéo vào vụ kiện với HTC về vấn đề vị

phạm bản quyền. Hai ông lớn của ngành công nghê trên thế giới là Google và HTC đã bắt tay nhằm đánh bại vị trí dẫn đầu của Apple. Và đây là thách thức lớn nhất mà Apple cần giải quyết trong thời điểm này.

Quản trị chiến lược GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm

Ma trận SWOT: E Điểm mạnh 1. Thương hiệu 2. Sản phẩm đẳng cấp 3. Kho ứng dụng khổng lồ 4. Lòng trung thành khách hàng 5. Lắng nghe 6. Luôn di trước một bước 7. CEO uy tín 8. Cái tên dễ nhớ Điểm yếu 1. Sản phẩm lỗi 2. Gía cả Cơ hội 1. Sản phẩm mới 2. Đối tượng khách hàng yêu thích công nghệ 3. Mở rộng thị trường tiêu thụ 4. Thị trường quảng cáo di động

Tăng cường marketing thương hiệu.

Đẩy mạnh khả năng mở rộng hệ thống phân phối.

Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Tối đa hóa nguồn vốn kinh doanh, đầu tư vào cải tiến sản phẩm.

Tăng cường kiểm tra kỹ thuật sản phẩm, hạn chế tối đa sản phẩm lỗi.

Kiểm soát giá chặt chẽ hơn.

Thách thức

1. Đối thủ cạnh tranh 2. Sản phẩm thay thế 3. Wireless phát triển 4. Vụ kiện với HTC

Đẩy mạnh quảng cáo và khuyến mại.

Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn.

Phát huy lợi thế kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy hoạt

Cố gắng duy trì mức giá ngang bằng với đối thủ. Kích thích sáng tạo.

Tạo lòng tin tuyệt đối cho khách hàng.

Quản trị chiến lược GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm

động kinh doanh tốt hơn. Chú trọng hơn tới vấn đề kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược tập đoàn apple (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w