Về môi trường đầu tư của Việt Nam: Môi trường đầu tư của Việt Nam tuy đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, có sức hấp dẫn hơn so

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 48 - 50)

tuy đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, có sức hấp dẫn hơn so với các thời gian trước. Tuy vậy so với các nước trong khu vực cũng như nhiều nước trên thế giới thì tốc độ cải thiện của ta diễn ra chậm chạp, chắp vá hơn, do đó môi trường đầu tư của Việt Nam đang ngày càng trở nên kém hấp dẫn hơn một cách tương đối.

Môi trường đầu tư của Việt Nam về cơ bản vẫn tồn tại ở tình trạng: Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ; thể hiện sự ổn định chưa cao; một số văn bản dưới luật có liên quan ban hành chậm so với quy định, quy trình ra quyết định phức tạp, trì trệ, kéo dài…

Ngoài ra còn một số hạn chế khác như: Phần lớn các doanh nghiệp có vốn FDI tập trung vào khai thác lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên có sẵn, thị trường thiêu thụ dễ tính để lăp ráp gia công sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Các doanh nghiệp có vốn FDI hiện có đống góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhưng cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam không thay đổi trong đó có mặt hàng nông, thủy sản, thực phẩm và các mặt hàng giá trị gia tăng thấp như dệt may, tạp phẩm chiếm đến 49,4%. Trong khi các ngành chế tạo đòi hỏi công nghệ cao như máy công cụ, chế tạo ô tô, đồ điện tử chỉ chiếm 7,5% so với 54.6% tại các nước Đông Á và Ấn Độ. Hơn nữa sự liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn FDI và các doanh nghiệp nội địa còn hạn chế. Do vậy chưa hình thành được chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng hàng hóa và các ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam phải nhập khẩu từ 70-80% lượng sản phẩm phụ trợ.

Các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận thời gian qua. Chất thải của công ty VEDAN (chủ đầu tư Đài Loan) đã làm hủy diệt dòng sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều cụ ô nhiễm môi trường trầm trọng của các dự án FDI khác cũng đang được phát giác. Rõ ràng là những hậu quả về môi trường nếu không được xem xét kỹ lưỡng khi xem xét quyết định cấp phép đầu tư sẽ làm giảm tính bền vững của tăng trưởng kinh tế.

Một trong những hạn chế nữa của khu vực FDI là các doanh nghiệp có vốn FDI chủ yếu tập trung vào đầu tư tại các khu vực đô thị lớn mà chưa được phân bổ đều giữa các địa phương trong cả nước, điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách giữa nông thôn và đô thị, giữa miền ngược và miền xuôi. Hơn nữa, FDI tập trung quá nhiều tại thành phố lớn sẽ gia tăng sức ép cho các đô thị này về dân số, hạ tầng đô thị.

2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đã nêu có nhiều, song trước hết chúng ta phải kể đến một số nguyên nhân chính sau:

- Tư duy kinh tế chậm đổi mới, chưa tạo lập được đồng bộ các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường. Nhận thức chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài đều thống nhât như các chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước là coi đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên thực tế xử lý các vấn đề cụ thể ở nhiều bộ, ngành và địa phương vẫn còn phân biệt rất khác nhau giữa đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, chưa thực sự coi đầu tư trực tiếp nước ngoài là thành phần kinh tế của Việt Nam. Điều đó thể hiện ngay ở khâu quy hoạch sản phẩm, phân bố các nguồn lực phát triển kinh tế (lao động, đất đai, vốn) cũng

chưa thực sự cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia. Việc xử lý tranh chấp kinh tế giữa các bên cũng thiên về quyền lợi cho phía doanh nghiệp Việt Nam. Trong những trường hợp khó khăn ta tranh thủ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng khi thuận lợi lại có xu hướng khhông khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài mà để trong nước tự làm, những biểu hiện này có tác động làm nản lòng người đầu tư nước ngoài.

- Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ thiếu nhất quán.

- Định hướng chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự liên kết phối hợp giữa các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị gia tăng trong 1 số sản phẩm xuất khẩu còn thấp. Nhiều tập đoàn công nghiệp định hướng xuất khẩu đầu tư tại Việt Nam buộc phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào vì thiếu nguồn cung cấp trong nước.

- Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô kinh tế nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội yếu kém, ngành công nghiệp bổ trợ chưa phát triển, trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao. Chính sách, biện pháp để khuyến khích huy động tốt nguồn lực trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế

- Sự phối hợp trong quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các bộ ngành, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác kinh tế đối ngoại còn hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, không có loại trừ một số yếu kém về phẩm chất đạo đức, gây phiền hà cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w