Ngay ở thời kỳ đầu, liên doanh là hình thức phổ biến nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam. Năm 2000, hình thức này chiếm tới khoảng 40% dự án và 59% vốn đăng ký (1035 dự án còn hiệu lực với khảng 21,5 tỷ USD vốn đăng ký). Sở dĩ như vậy là do thời kỳ đầu, các thủ tục để triển khai thực hiện dự án còn đòi hởi nhiều giấy tờ, và phải thông quan nhiều khâu nhiều nấc và rất phức tạp, trong khi đó người nước ngòi còn ít hiểu biết về các điều kiện kinh tế xã hội và pháp luật của Việt Nam, họ thường gặp nhiều khó khăn trong giao dịch, quan hệ cùng một lúc khá nhiều cơ quan chức năng Việt Nam để có đầy đủ điều kiện triển khai xây dựng cơ bản cũng như tổ chức thực hiện dự án. Trong hoàn cảnh nhưvậy, đa số các nhà đầu tư thích lựa chọn hình thức liên doanh để bên đối tác là Việt Namd dứng ra lo các thủ tục pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Sau một thời gian hoạt động trong môi trường đầu tư ở việt am, nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư châu á có điều kiện hiểu biết hơn về pháp luật, chính sách, phong tục tập quán và cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Sự am hiểu của các nhà đầu tư được nâng lên trong điều kiện các thủ tục cấp phép của Việt Nam từng bước được cải tiến theo hướng ngày càng đơn giản hơn trước và cùng với sự xuất hiện của những tổ chức tư vấn giúp các nhà đầu tư tổ chức thựchiện các thủ tục, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, nhu cầu có đối tác Việt nam để tiến hành thủ tục
đối với nhà đầu tư nước ngoài đã giảm đi nhiều. do đó số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam theo hình thực doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang ngày càng có xu hương gia tăng cả tuyệt đối lẫn tươngđối. nếu thời kỳ đầu chỉ có gần 10% dự án và vốn đăng ký hoạt động theo hình thức này thì đến hết năm 2007 có6743 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ky là 52,4 tỷ USD, chiếm khoảng 77,9% về số dự án và 61,6% số vốn đăng kí. Năm 2009 có 657 dự án với tổng số vốn đăng ký là 13,7 tỷ USD chiếm 78,3% về số dự án và 64% tổng số vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 1640 dự án với tổng số vốn đăng ký là 25,5tỷ USD, chiếm 18,6% về số dự án và 28,7% tổng vốn đăng ký(đên hết năm 2007). Con số tương ứng theo hình thức khác năm 2009 là 19,18% và 7,47%
Theo hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh có 226 dự án với tổng vốn đăng ký 4,5 tỷ USD chiếm 2,5% về số dự án và 5,5 % tổng vốn đăng ký. Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO. Có thể so sánh tỷ trọng dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn nươc ngoài tính đến hêt năm 2004 là 39,9% theo hình thức liên doanh là 40,6%, và theo hình thức hợp doanh là 19,5% để thâyd được 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều hơn.
2.1.2.5. Về địa bàn đầu tư
Với mong muốn thu hút hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng nên chính phủ ta đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào nhưng vùng co điều kiênk kinh tế xã hội khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Tuy vậy cho đến nay vốn đầu tư nước ngoài vẫn được đầu tư tập trung chủ yếu vào những khu vực có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi trường kinh tế xã hội. vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các vùng lãnh thổ của Việt Nam được thể hiện như sau:
Vùng trọng điểm phía bắc có 2220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước. trong đó thì Hà nội đứng đầu với 987 dự án với tổng vốn đăng ký là 12,4 tỷ USD chiếm 51% tổng vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải phòng với 268 dự án với tổng vốn đăng ký 2,6 tỷ USD, Vĩnh phúc 140 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ uSD, Hải dương 271 dự án với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD.,hà tây 74 dự án với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD, Bắc ninh 106 dự án với tổng vốn đăng ký o,93 tỷ USD và Quảng Ninh 94 dự án với tổng vốn đăng ký 0,77 ty USD
Vùng trọng điểm phía nam thu hút 5293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD chiếm 54 % tổng vốn đăng ký, trong đó thành phố Hồ chí minh dẫn đầu ca nước (2398 dự án với tổng vốn đăng ký 16,5 Tỷ USD) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của vùng. Tiếp theo là Đồng Nai (918 dự án với tổng vốn
đăng ký 11,6 tỷ USD) chiếm 25,95 vốn đăng ký của vùng, Bình dương (1570 dự án với tổng vốn đăng ký 8,4 tỷ USD) chiếm 18,8% vốn đăng ký của vùng. Bà rịa- vũng tàu (159 dự án với tổng vốn đăng ký 6,1 tỷ) chiếm 13,6%, Long An (188 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD) chiếm 4,1% . Điều này minh chứng cho việc triển khai thực hiện nghị quyết 9/2001/NQCP ngày 28/08/2001 của chính phủ và chỉ thị 19/2001/CP-TTG ngày 28/082001 của chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu qua đầu tư nước ngoài thời kỳ 2001-2005
Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD qua hơn 20 năm thực hiện Luật đầu tư , chiếm 6% với tổng vốn đăng ký của cả nướcm trong đó: Phú Yên (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USd) Đà NẴng (113 dự an với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Quảng Nam ( 15 dự án với tổng vốn đăng ký 1,1 tỷ USD) đẫ có nhiều tiến bộ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư vào các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hut vốn đầu tư nước ngoài còn khiêm tốn như Vùng Đông bắc và Tây bắc, trong đó tuy Lâm đồng (93 dự an với tổng vốn đăng ký 318,4 triệu USd) đứng đầu các tỉnh khu vực tây nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án.
Đồng bằng sông Cửu Long thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn thấp hơn so với các vùng khác, chiếm 3,6% vê số dự án và 4,4 % về vốn đăng ký và 3,2% vốn thực hiện của cả nước.
Nnhư vậy các thành phố lơn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và nam vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó 5 địa phươn dẫn đầu theo thứ tự:
+ Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 27,6% về số dự án và 20 % tổng vốn đăng ký
+ Hà Nội chiếm 11,6 % về số dự án và 14,9% tổng vốn đăng ký + Đồng nai chiếm 10,5 % về số dự án và 13,7% tổng vốn đăng ký + Bình dương chiếm 18,2% về số dự án và 13,7% tổng vốn đăng ký + Bà rịa- Vũng tàu chiếm 1,8% về số dự án và 7,2% tổng vốn đăng ký Qua số liệu trên cho ta thấy mức độ chênh lệch của các vùng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là tương đối lớn. tuy nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý, kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn này rất thấp. như vậy đây cũng là một trong nhưng vấn đề rất cần được chú ý điều chỉnh hoạt động của chúng ta trong thời gian tới.