Nhận xét trên bình diện tổng thể, ta thấy cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực ơhù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ câu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu ở thời kỳ đầu, các dự án đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khách sạn, văng phòng cho thuê… thì thời gian từ 1995, 1996 đến nay các dự án tập trung vao lĩnh vực sản xuất vật chất nhiều hơn. Tính cả thời ky 1988-2008, các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số dự án lân vốn đầu tư, tiếp theo là lĩnh vực khách sạn, du lịch và các dịch vụ, ngành nông lâm ngư nghiệp có số dự án thấp hơn. Cụ thể như sau:
Bảng 4: cơ cấu vốn FDI tại Việt Nam từ 1988-2008 phân chia theo ngành kinh tế(chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy cơ cấu vốn FDI phân theo ngành kih tế có sự thay đổi:
Cơ cấu đầu tư có chuyến biến tích cực theo hương tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin. Tính đến ngày 22/10/2008 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) lĩnh vưc công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 6340 dự án , tổng vốn đăng ký hơn 84 triệu USD, chiếm 65,5% về số dự án, 58,7% về tổng vốn đăng ký và 57,5% vốn thực hiện.
Trong lĩnh vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn như cầu sản xuất, tiêu dùng và đời ssống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế trong khu vực dịch vụ,đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung vào kinh doanh bất động sản, bao gồm xây dựng nhà ở, văn , phòng, phát triển các khu đô thịmơi, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (lĩnh vực dịch vụ chiếm 24,4% số dự án, 37,9% số vốn đăng ký và 38% vốn thực hiện)
Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đã được chú ý trong ngay từ khi có luật đầu tư nước ngoài năm 1987. tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thu hút đầu tư vào lĩnh vực này chưa đạt kết quả như mong muốn. Nhìn vào bảng trên ta thấy, lĩnh vực này có 967 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 4,7 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,2 tỷ USD, chiếm 9,9 % số sự án, 32,% tổng vốn đăng ký, 4,3% vốn thực hiện. trong đó các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất 90% vốn đăng ký của ngành.
Cho đến nay đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành nông lâm ngư nghiệp của nước ta, trong đó, các nước châu á (Đài Loan, Hồng Kông, Nhật bản…) chiếm 60% tổng vốn đăng ký. Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt nam đáng kể nhất là Pháp (8%). Một số nước có
ngành nông nghiệp phát triển như : Mỹ, Canada, Australia) vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta.
Các dự án đầu tư nước ngoài trong ngành nông lâm ngư nghiệp chủ yếu tập trung ở Đông nam bộ, chiếm 54% tổng số vốn đăng ký, Đông bằng sông Cửu long 13%, duyên hải Nam trung bộ 15%. Miền bắc và khu vực miền trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, vùng đông bằng sông hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với cả nước.
Như vậy nếu chỉ xem xét đơn thuần trên số liệu thống kê về vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành nêu trên có thể dễ làm cho ta nhận thấy sự phù hợp tương đối của các chỉ số này với yêu cầu về cơ cấu của một nền kinh tế hiện đại, công nghiệp hóa: công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. nhưng trong điều kiện ở giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và với đặc trưng của nền kinh tế trong đó nông nghiệp nhiệt đới đang à một trog nhữn thế mạnh của Việt Nam thì tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào linh vực này hiện nay đang là vấn đề cần suy nghĩ và điều chỉnh. Sở dĩ như vậy là vì đối với Việt Nam, nông nghiệp là một trong những lĩnh vưc đang có tiềm năm mà chúng ta chưa có điều kiện để khai thác. Và từ những đặc điểm phân bố dân cư, lao động, việc làm như hiện nay thì sự thành công trong phát triển nông nghiệp nôggn thôn là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.