0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN VÀ KIẾN NGHỊ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP (Trang 51 -51 )

- Các kịch bản biến đổi khí hậu và Ma trận đánh giá tính

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong hiện tại là đánh giá hiện trạng các

tác động của biến đổi khí hậu đối với từng ngành, từng lĩnh vực của thành phố từ đó thiết lập bảng bảng ma trận đánh giá tính DBTT do biến đổi khí hậu trong hiện tại. Bảng ma trận được hoàn thiện bằng kết quả khảo sát điều tra thu thập số liệu liên

Đánh giá tính đễ bị tổn thương do các yếu tố khí hậu gây ra trong hiện tại

Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trong tương lai

- Các tài liệu thu thập - Kết quả nghiên cứu của - Kết quả nghiên cứu của các dự án có liên quan

- Các kịch bản phát triển các ngành của thành phố; thành phố;

- Kế hoạch và quy hoạch phát triển thành phố; thành phố;

- Các kịch bản biến đổi khí hậu và Ma trận đánh giá tính Ma trận đánh giá tính

DBTT do khí hậu trong hiện tại

Phân tích đưa ra các vấn đề DBTT bởi BĐKH trong tương lai

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

quan đến hiện trạng các tác động của biến đổi khí hậu đối với từng ngành, từng lĩnh vực của thành phố. Các loại thiên tai được phân loại ưu tiên theo mức độ, cường độ, tần suất và mức độ tác động. Cấu trúc bảng ma trận như sau:

Bảng ma trận đánh giá tính DBTT do BĐKH trong hiện tại.

Các loại thiên tai chính Tác động Địa điểm tác động Nhóm dễ bị tổn thương Tác động đối với tính mạng con người/ sinh kế Tác động đối với cơ sở hạ tầng Bão (Các tác động thứ cấp) Lũ Hạn hán …….

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong tương lailà dự báo các tác động và

các vấn đề tiềm tàng do biến đổi khí hậu xảy ra trong tương lai. Các dự báo này dựa trên các kịch bản phát triển các ngành của thành phố, kế hoạch và quy hoạch phát triển thành phố, các kịch bản biến đổi khí hậu và NBD. Thiết lập bảng ma trận Các vấn đề đề trong tương lai do tác động của BĐKH như sau:

Bảng ma trận đánh giá tính DBTT do BĐKH trong tương lai.

Các vấn đề Đối tượng bị tổn thương Vị trí Mô tả vấn đề Bão (Mô tả các tác động như thế nào) Lũ Hạn hán …….

Đánh giá năng lực thích ứng nhằm mục đích xác định năng lực thích ứng trong hiện tại từ đó đề xuất các biện pháp, cơ chế chính sách nhằm giảm thiểu và thích ừng với tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai. Đánh giá năng lực bao gồm đánh giá về thể chế, chính sách, cơ sở hạ tầng/thiết bị phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH, tổ chức phòng tránh và ứng phó khi xẩy ra thảm họa thiên tai và thực tiễn ứng phó với BĐKH, năng lực và phân bổ nguồn lực ứng phó với BĐKH, nội dung để ứng phó và thích ứng với BĐKH, cơ chế giám sát, đánh giá.

Ưu điểm

- Việc đánh giá tính dễ bị tổn thương được thực hiện tại cấp thành phố và do

việc quản lý nhà nước hiện nay được thực hiện theo tiếp cận ngành dọc nên các thông tin liên quan được thu thập đầy đủ ở cấp tỉnh.

- Do tính chất và quy mô của dự án lớn nên đã sử dụng tất cả các kịch bản biến

đổi khí hậu, nhiệt độ, nước biển dâng … cũng như các kịch bản phát triển của từng ngành cũng như của thành phố.

- Kết quả đánh giá được sử dụng cho công tác lập kế hoạch chiến lược hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của thành phố cũng như của từng ngành.

- Đặc biệt phương pháp còn đưa ra được các kiến nghị giám sát, đánh giá trong

tương lai cho từng ngành, vùng dễ bị tổn thương.

Hạn chế của phương pháp

- Mục tiêu đánh giá tính dễ bị tổn thương trong tương lai là đến năm 2050 tuy

nhiên trong năm đánh giá (2009) là năm gần cuối của kỳ kế hoạch (kỳ 2001 - 2010 hoặc 2006-2010), các báo cáo hiện trạng từ ngành đều cũ, báo cáo quy hoạch, kế hoạch chưa đến kỳ thực hiện cho giai đoạn tiếp.

- Biến đổi khí hậu xảy ra một cách từ từ nên rất khó cảm nhận trong thời gian

ngắn. Trong khi đó, các quy hoạch phần lớn mới chỉ đề cập đến năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020.

- Đề án phát triển thành phố Quy Nhơn thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh vẫn

- Kịch bản BĐKH (nước biển dâng, lượng mưa, nhiệt độ) mới chỉ đưa ra các giá trị trung bình năm hoặc tháng mà chưa đưa ra được thời gian, số lần xuất hiện trong năm cũng như cường độ khi xuất hiện.

- Thiếu các nghiên cứu cơ bản, hệ thống các cơ sở dữ liệu đối với các ngành

nhất là tài nguyên nước mặt, các số liệu không nhất quán trong các tài liệu thu thập thập được.

- Quy mô đánh giá là ở cấp tỉnh thành phố nên các thông tin kết quả mang tính

chiến lược vĩ mô, khác với đánh giá cấp cộng đồng, địa phương như trong phương pháp đánh giá của Hội chữ thập đỏ cũng như phương pháp được sử dụng đánh giá tại Nam Định.

c) Phương pháp sử dụng tại Nam Định

Phương pháp luận được sử dụng trong Dự án “Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương tại huyện Hải Hậu – Nam Định” – Viện Nước, Tưới tiêu và MT thực hiện gồm các bước như sau:

- Lập đề cương đánh giá;

- Tổ chức nhóm nghiên cứu nòng cốt;

- Thảo luận những vấn đề cần nghiên cứu và thống nhất phương pháp;

- Thực địa nghiên cứu tại xã;

- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến;

- Hoàn thiện báo cáo đánh giá tổng hợp.

Kết quả mong đợi của dự án:

- Báo cáo đánh giá thể hiện được đầy đủ thông tin về tình trạng DBTT do BĐKH, khả năng ứng phó của cộng đồng và các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ sát thực.

- Đưa ra được phương pháp luận nghiên cứu về BĐKH.

Ưu điểm

- Đã đề cập đến công cụ để thu thập số liệu, điều tra đánh giá (Sử dụng các bảng câu hỏi phỏng vấn, phỏng vấn trực tiếp và các công cụ điều tra đánh giá nhanh).

- Dễ sử dụng và hiệu quả trong trường hợp áp dụng tại cấp cộng đồng, cấp thôn.

Hạn chế của phương pháp

- Phương pháp chưa đề cập đến quan hệ của các bên liên quan trong việc đưa ra

các biện pháp thích ứng và giảm thiểu.

- Phương pháp chưa đề cập đến các tiêu chí áp dụng để đánh giá tính dễ bị tổn

thương, tính nhạy cảm của các thành phần chịu tác động.

- Chưa đề cập đến sử dụng các kịch bản biến đổi khí hậu và các cơ chế, chính

sách, chiến lược phát triển trong tương lai của vùng.

- Phương pháp đánh giá còn chung chung, chưa đề cập chi tiết đến đánh giá tính

dễ bị tổn thương đối với một lĩnh vực cụ thể.

- Kết quả đánh giá khi sử dụng phương pháp này chỉ mang tính định lượng và

chỉ để sử dụng để tham khảo, chưa thể áp dụng cho đánh giá ở quy mô lớn hơn.

2.3. NHẬN XÉT

a. Các phương pháp luận chủ yếu dựa vào định nghĩa của IPCC về TTDBTT,

bao gồm mức độ BĐKH, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng (IPCC, 2001).

b. Các nghiên cứu đánh giá TTDBTT được chia làm hai loại: đánh giá

TTDBTT theo cách tiếp cận “từ trên xuống” được xây dựng để giúp chúng ta

hiểu những tác động tiềm tàng của BĐKH trong dài hạn; Cách tiếp cận thứ

hai “từ dưới lên” thì tập trung vào các giải pháp thích ứng và sự tham gia của

cộng đồng (UNFCCC, 2007)

- Cách tiếp cận “từ trên xuống” tập trung đánh giá các rủi ro khi hậu trong dài

hạn như vài thập kỷ và thường đến 2100 và thường dựa trên các kịch bản

BĐKH. Mục tiêu là xây dựng chiến lược, chính sách; Cách tiếp cận “từ trên

xuống” có thể cung cấp những thông tin quan trọng cho quá trình quyết định

nhiên cách tiếp cận này không thể hiện rõ sự tương tác với con người và khả năng thích ứng của địa phương (UNFCCC, 2007). IPCC đã xây dựng quy

trình bảy bước để đánh giá các tác động từ BĐKH (Carter và NNK, 1994;

Parry và Carter, 1998; Chương trình Nghiên cứu quốc gia của Hoa Kỳ

(USCSP), sổ tay hướng dẫn của UNEPvà Trung tâm nghiên cứu ven biển

NOAA thường tiếp cận theo hướng này.

- Cách tiếp cận từ dưới lên mới được đưa ra trong những năm gần đây, bổ

sung cho cách tiếp cận “từ trên xuống“ do dựa trên các chiến lược đối phó

của địa phương, công nghệ và kiến thức bản địa, năng lực và khả năng đối

phó của cộng đồng và chính quyền trước các dao động khí hậu hiện tại.

Chương trình Hành động Thích ứng Quốc gia (NAPA) của UNFCCC cũng là một ví dụ cho cách tiếp cận “từ dưới lên „. Đây là cách tiếp cận để xác định

nhu cầu phát triển và đánh giá hiệu quả của những chương trình xóa đói giảm

nghèo hiện có. Cách tiếp cận này đã được thông qua bởi Phòng Hợp tác quốc

tế Anh. Ưu điểm: Đã chú trọng tới cấp cộng đồng, cấp thôn. Hạn chế : Chưa đề cập các tiêu chí đánh giá TTDBTT của các thành phần chịu tác động;Chưa đề cập việc sử dụng các kịch bản BĐKH và các cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển trong tương lai của vùng;Kết quả đánh giá khi sử

dụng phương pháp này chỉ mang tính định tính và chỉ để sử dụng để tham

khảo, chưa thể áp dụng cho đánh giá ở quy mô lớn hơn.

c. Phần lớn các công thức áp dụng đánh giá trên một quy vùng, lãnh thổ, quốc

gia với mục đích: a/ đưa ra được khaí niệm định tính về TTDBTT trên toàn

cầu, quốc gia , vùng lãnh thổ; b/ xây dựng được chiến lược, kế hoạch hỗ trợ, đầu tư cho ứng phó với BĐKH.

d. Các phương pháp chủ yếu dụng mô hình ( phần mềm) tính toán, trên cơ sở sử

dụng số liệu thứ cấp của từng vùng, quốc gia.vv

e. Hầu hết các phương pháp chưa đề cập rõ và chi tiết công cụ và phương pháp

thu thập số liệu đầu vào để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương dựa trên định nghĩa tình trạng dễ bị tổn thương của, cụ thể đề cập đến cách thu thập thông tin, số liệu đầu vào để xác định mức độ phơi nhiễm (exposure), độ nhạy (sensitivity) và khả năng thích ứng (adaptive capacity);

f. Kết quả đánh giá của các phương pháp tập trung chủ yếu vào xác định được vùng, đối tượng dễ bị tổn thương và từ đó đề xuất các biện pháp thích ứng và giảm thiểu với các tác động tiềm tàng do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên chưa đề

cập đến việc cộng đồng có được tăng cường nhận thức cũng như năng lực về

tác động của biến đổi khí hậu hay không trong khi cộng đồng lại là đối tượng nhạy cảm nhất đối với mọi sự thay đổi của thời tiết, khí hậu.

g. Có rất nhiều các khung, phương pháp sử dụng cho việc đánh giá TDBTT đến

từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể khác nhau với các quy mô và cấp độ khác

nhau từ địa phương, quốc gia, vùng đến toàn cầu. Tuy nhiên tại Việt Nam thì

phương pháp đánh giá TDBTT thì chưa có mà nếu có thì chỉ dựa chủ yếu vào đánh giá rủi ro hoặc kế thùa sử dụng các phương pháp trên thế giới. Như vậy có thể nhận định rằng để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương cho một lĩnh vực (ví dụ cho nông nghiệp) và ở cấp cộng đồng cũng chưa được nghiên cứu và đề cập một cách hệ thống rõ ràng, phương pháp luận còn đang trên bước đường hoàn thiện. Vì vậy, việc nghiên cứu đưa ra được một phương pháp hay khung đánh giá chuẩn, sử dụng chung cho việc đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương là rất cần thiết và cần sự phối hợp của các Cơ quan Bộ ngành có liên quan cũng như của các nhà khoa học có liên quan.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN VÀ KIẾN NGHỊ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP (Trang 51 -51 )

×