0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Mục đích đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN VÀ KIẾN NGHỊ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP (Trang 31 -31 )

TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.1.2. Mục đích đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương

Đánh giá mức độ tổn thương (Vulnerability) hay tác động (Impact) của BĐKH là hết sức quan trọng vì nó cung cấp cho ta những thông tin làm cơ sở định hướng cho những giải pháp thích ứng và cả giải pháp giảm thiểu như đã đề cập tới trong mục trên.

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương là điểm khởi đầu để hiểu được các ảnh hưởng kinh tế xã hội, lý sinh vv… của biến đổi khí hậu và quan trọng hơn là hiểu được năng lực thích ứng của cộng đồng đối với các tác động của biến đổi khí hậu và các hạn chế, rào cản và các cơ hội liên quan tới việc thực hiện các chính sách và biện pháp thích ứng. Vì thế đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương không đơn giản là điểm cuối của quá trình phân tích mà trên hết là tính chất của các cộng đồng dân cư,

khu vực sống và các hệ sinh thái. Để hỗ trợ quá trình phân tích tình trạng dễ bị tổn thương, năng lực thích ứng và xác định các biện pháp can thiệp để phân tích các nhân tố dễ bị tổn thương, O’Brien et al (2004) gợi ý rằng “Lập bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương có thể được sử dụng để xác định các điểm nóng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu và các yếu tố căng thẳng khác, đồng thời các nghiên cứu điển hình chuyên sâu sẽ cung cấp các kiến thức về các nguyên nhân cơ bản và các cấu trúc định hình tình trạng dễ bị tổn thương”.

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sẽ chỉ ra các khu vực, các nhóm người và các hệ sinh thái trong tình trạng rủi ro cao nhất, nguồn gốc tổn thương và làm thế nào để giảm thiểu hay loại bỏ các tổn thương này. Vì thế, xác định các vùng và các nhóm người ở mức độ rủi ro cao nhất và đánh giá nguồn gốc, nguyên nhân các tổn thương là rất cần thiết cho việc thiết kế và thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực thích ứng. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xác định được loại can thiệp nào, ở đâu và khi nào có thể thực hiện các loại can thiệp này.

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương được dựa trên các kịch bản và các đầu ra mô hình (toán học, vật lý) và là các bước khởi đầu để hiểu rõ hơn các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu trong tương lai và hướng tới công tác quản lý hiệu quả hơn và phù hợp hơn, cuối cùng là các đầu tư về công trình để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Đánh giá và lập bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương đối với các tác động khác nhau được thiết kế để khẳng định các yếu tố tạo nên mức độ dễ bị tổn thương và sự phức tạp trong các tương tác của chúng. Smit và Wandel (2006) cho rằng mục đích đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương “không chỉ để xác định mức độ tổn thương hiện tại và tương lai của một cộng đồng cụ thể bằng cách cho điểm (sử dụng phương pháp Weighting = thiết lập thang điểm để đánh giá mức độ tổn thương của từng đối tượng) mà quan trọng hơn là thu thập thông tin về bản chất của tình trạng tổn thương, nguyên nhân và các yếu tố quyết định”.

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN VÀ KIẾN NGHỊ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP (Trang 31 -31 )

×