0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Định nghĩa

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN VÀ KIẾN NGHỊ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP (Trang 30 -30 )

TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.1.1. Định nghĩa

Khái niệm Tình trạng dễ bị tổn thương (TTDBTT) có xuất xứ từ các nghiên cứu về thảm hoạ tự nhiên hoặc an ninh lương thực, hiện là một khái niệm còn gây nhiêu tranh cãi (Vincent, 2004: 1). Khái niệm tình trạng dễ bị tổn thương được hiểu theo nhiều cách khác nhau, do đó cũng được ứng dụng theo các hướng khác nhau. Trong biến đổi khí hậu, khái niệm được ứng dụng rộng rãi nhất là khái niệm do IPCC (2007) xây dựng:

“Tình trạng dễ bị tổn thương là mức độ (degree) mà ở đó một hệ thống dễ bị ảnh hưởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, gồm các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan của khí hậu. Tình trạng dễ bị tổn thương là hàm số của tính chất, cường độ và mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống (IPCC 2001, p.995)”.

Do đó tình trạng dễ bị tổn thương (Vulnerability) có thể được biểu thị là hàm của độ khắc nghiệt (Exposure), mức độ nhạy cảm (Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptation Capacity)

V = f(E, S, AC)

Trong đó độ khắc nghiệt (Exposure) được IPCC định nghĩa là bản chất và mức độ đến một hệ thống chịu tác động của các biến đổi thời tiết đặc biệt; mức độ nhạy cảm (Sensitivity) là mức độ của một hệ thống chịu tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) có lợi cũng như bất lợi bởi các tác nhân kích thích liên quan đến khí hậu; và khả năng thích ứng (Adaptive Capacity) là khả năng của một hệ thống nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu (bao gồm sự thay đổi cực đoan của khí hậu), nhằm giảm thiểu các thiệt hại, khai thác yếu tố có lợi hoặc để phù hợp với tác động của biến đổi khí hậu.

Theo Viện Giảm thiểu Thiên Tai (Disaster Reduction Institute – DRI) thì TTDBTT là sự kết hợp của các yếu tố về mức độ khắc nghiệt (Exposure), mức độ nhạy cảm (Suscepbility) và khả năng thích ứng (Coping Capacity)

TTDBTT = UMức độ khắc nghiệt (Exposure) x Mức độ nhạy cảm (Suscepbility)

Khả năng thích ứng (Coping Capacity)

Turner (Chủ tịch Ủy ban Biến đổi khí hậu Anh) và các tác giả khác (2003) miêu tả tính dễ bị tổn thương là hàm số có 3 đặc điểm chồng chéo: độ khắc nghiệt (Exposure), mức độ nhạy cảm (Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptation Capacity). Metzger và các tác giả khác (2006) đã lý thuyết hóa khái niệm này và biểu diễn bằng toán học tính dễ bị tổn thương (V) là hàm gồm độ khắc nghiệt (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng ứng phó (AC).

V = f(E, S, AC)

Cũng theo Turner thì TTDBTT có thể được biểu thị là hàm của các tác động tiềm tàng (Potential Impacts – PI) và khả năng thích ứng (Adaptation Capacity):

V = f(PI, AC)

Như vậy, có thể nhìn nhận rằng cả định nghĩa của IPCC, khái niệm của DRI và khái niệm của Turner và Metzger đều có chung các tác động tiềm tàng (hay nguy cơ) trong đó chúng là hàm gồm độ tiếp xúc và độ nhạy cảm.

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN VÀ KIẾN NGHỊ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP (Trang 30 -30 )

×