0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Bệnh đốm đen hại lá: các công thức thí nghiệm đều xuất hiện bệnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG HOA THƯỢC DƯỢC LÙN (Trang 51 -51 )

đốm đen nhưng ở mức độ bệnh hại nhẹ. Trong đó CT2 - bã nấm 50% + đất 50% bị hại ít nhất là 6,67%.

Như vậy ở 3 công thức thí nghiệm thì sức chống chịu với sâu bệnh hại cũng khác nhau. CT3 - bã nấm 100% có sự sinh trưởng phát triển mạnh tuy nhiên sức chống chịu sâu, bệnh lại kém hơn CT2 - bã nấm 50% + đất 50% và công thức đối chứng.

3.3.6. Hiệu quả kinh tế

Tính toán kết quả thu - chi khi sử dụng các giá thể trồng hoa thược dược, số liệu tính trên số lượng 1.000 chậu (mỗi chậu 3 cây). Kết quả thể hiện ở bảng 3.16 như sau:

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của loại giá thể đến hiệu quả kinh tế của hoa thược dược TDL-03

Chỉ tiêu Công thức

Tổng chi (đ) Tổng thu Lãi (đ)

Lãi so với đối chứng

CT1(Đ/C) 11.225.000 18.325.000 7.100.000

CT2 11.425.000 23.325.000 11.900.000 1,68

CT3 11.625.000 21.675.000 10.050.000 1,42Qua kết quả ở bảng 3.16 cho thấy: Qua kết quả ở bảng 3.16 cho thấy:

Cả ba công thức thí nghiệm giá thể trồng đều có lãi nhưng CT2 - bã nấm 50% + đất 50% mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi 11.900.000 đồng gấp 1,68 lần so với công thức đối chứng. CT3 - bã nấm 100% cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao 10.050.000 đồng, gấp 1,42 lần so với công thức đối chứng.

KẾT LUẬN1. Kết luận 1. Kết luận

- Sử dụng chế phẩm siêu ra rễ cực mạnh của Công ty hỗ trợ phát triển kỹ thuật và chuyển giao công nghệ để giâm cành trong thời vụ ngày 30/9 mang lại hiệu quả nhân giống cao nhất, tỷ lệ xuất vườn đạt 100%.

- Thời vụ trồng ngày 01/10/2013 giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất, mạng lại năng suất cao đạt 93,33% chậu xuất vườn, chất lượng hoa tốt nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất lãi 10.250.000 đồng cao gấp 1,38 lần so với công thức đối chứng

- Sử dụng giá thể bã nấm 50% + đất 50% giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và khả năng chống chịu với sâu bệnh cũng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao lãi 11.900.000 đồng gấp 1,68 lần so với công thức đối chứng.

2. Đề nghị

- Tiếp tục thử nghiệm và nghiên cứu: thời vụ giâm, chất điều hòa sinh trưởng trong nhân giống; thời vụ trồng và giá thể trồng hoa thược dược TDL-03 ở các năm tiếp tiếp theo để có kết luận đầy đủ và chính xác hơn.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tác động đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây thược dược như sử dụng thời vụ trồng 01/10 và giá thể bã nấm 50% + đất 50% và vào kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thược dược TDL- 03 sẽ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, đem hiệu quả kinh tế cao./.

TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Tài liệu Tiếng Việt I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Phạm Văn Duệ (2005), Giáo trình kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh, NXB Hà Nội.

2. Đặng Văn Đông (2011), Báo cáo kết quả và kinh nghiệm chuyển giao công nghệ trong phát triển hoa ở Việt Nam.

3. Đặng Văn Đông, Nguyễn Xuân Linh (2000), Hiện trạng và giải pháp phát triển hoa cây cảnh ngoại thành Hà Nội, kết quả nghiên cứu Viện rau quả 1998 - 2000, NXB Nông Nghiệp.

4. Jiang Qing Hai (Trần Văn Mão biên dịch) (2001), Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh, tập 2, NXB Nông Nghiệp.

5. Nguyễn Thị Kim Lý, (2009) “Hoa và cây cảnh”, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

6. Trịnh Khắc Quang (2010), Báo cáo và định hướng phát triển hoa và cây cảnh ở Việt Nam.

7. Trịnh Khắc Quang (2013), Thực trạng sản xuất và một số kết quả ứng dụng TBKT trong sản xuất hoa, cây cảnh tại Việt Nam.

8. Lê Xuân Tảo (2004), Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất hoa chậu ở vùng Hà Nội, Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ - Viện di truyền Nông Nghiệp.

9. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sỹ (2004), Hệ thống thực vật học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

10. Nguyễn Khắc Trung, Phạm Minh Thu (2002), Kỹ thuật về hoa cây cảnh, NXB Nông Nghiệp.


Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG HOA THƯỢC DƯỢC LÙN (Trang 51 -51 )

×