0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Bệnh đốm đen: Bệnh thường phát sinh ở những lá già phía dưới trước, sau đó lây lan dần lên các lá non, đọt non ở phía trên Bệnh có thể xuất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG HOA THƯỢC DƯỢC LÙN (Trang 37 -37 )

hiện trên lá, thân cành, nụ hoa, hoa… nhưng chủ yếu là trên lá. Bệnh đốm đen xuất hiện trên cả 3 công thức thí nghiệm từ mức độ nhẹ đến trung bình. CT3 - thời vụ 15/10 bị nhiễm bệnh nhẹ nhất ở mức độ nhẹ là 4,44 %. CT2 - thời vụ 1/10 bị bệnh hai nặng nhất ở mức độ hại trung bình là 28,89%.

Hiệu quả kinh tế là mục tiêu cuối cùng mà người sản xuất nông nghiệp hướng tới. Chúng tôi đã sơ bộ tính toán kết quả thu - chi của việc trồng hoa thược dược, số liệu tính trên số lượng 1.000 chậu (mỗi chậu 3 cây). Kết quả thể hiện ở bảng 3.9 như sau:

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu quả kinh tế của hoa thược dược TDL-03

Chỉ tiêu Công thức Tổng chi (đồng) Tổng thu (đồng) Lãi (đồng) Lãi so với đối chứng (lần) CT1 (Đ/C) 11.425.000 18.875.000 7.450.000 - CT2 11.425.000 21.675.000 10.250.000 1,38 CT3 11.425.000 20.550.000 9.125.000 1,20

Qua bảng 3.9 cho thấy: các thời vụ trồng hoa thược dược TDL-03 khác nhau thì mạng lại hiệu quả kinh tế khác nhau. CT2- thời vụ 01/10 lãi cao nhất là 10.250.000 đồng cao gấp 1,38 lần so với công thức đối chứng. CT3 - thời vụ 15/10 lãi 9.125.000 lãi cao hơn so với cao hơn so với công thức đối chứng 1,2 lần.

3.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa thược dược TDL-03 trong vụ Đông - Xuân năm 2013 - 2014 tại giống hoa thược dược TDL-03 trong vụ Đông - Xuân năm 2013 - 2014 tại Thái Nguyên

Giá thể là khái niệm dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây trồng. Việc sử dụng các giá thể phù hợp có ý nghĩa đặc biệt đối với cây trồng. Bộ rễ của thược dược sinh trưởng, phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào giá thể, nó là những chất liệu để cải thiện độ ẩm, làm điểm tựa cho cây và cung cấp một phần chất dinh dưỡng cây cần.

3.3.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển sinh trưởng, phát triển

Tỷ lệ sống cao đảm bảo độ đồng đều của cây dẫn đến năng suất và chất lượng hoa tốt giúp cho cây bước nhanh vào thời kỳ sinh trưởng. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng.

Nghiên cứu thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây để có chế độ canh tác hợp lý. Trên các nền giá thể khác nhau thì thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng cũng sẽ khác nhau bởi mức độ tơi xốp, thông thoáng khí, khả năng hấp thu, khả năng hút nước, hút dinh dưỡng, cung cấp dinh dưỡng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ sống và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây. Kết quả thu được được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ sống

và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển đối với hoa thược TDL-03 Chỉ tiêu Tỷ

lệ Thời gian từ trồng đến…(ngày)

Hồi xanh Đẻ nhánh Ra nụ Nở hoa

CT1 (Đ/C) 88,89 11 22,7 67,7 89

CT2 95,56 7,3 18 71,7 91,7

CT3 97,78 7 19,7 74 94

Qua bảng số liệu 3.10. cho thấy:

* Tỷ lệ cây sống: Căn cứ vào tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm

cho phép ta đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển ban đầu, là tiền đề cho quá trình sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây. Tỷ lệ cây sống ở các công thức biến động từ 88,89 % đến 97,78%. CT3 - giá thể bã nấm 100% có tỷ lệ cây sống cao nhất là 97,78% tiếp theo đến CT2 - giá thể bã nấm + đất 50% có tỷ lệ cây sống là 95,56%. Cuối cùng là CT1 - giá thể đất 100 % với tỷ lệ sống là 88,89%. Mặc dù có sự khác nhau giữa các công thức nhưng

sự chênh lệch còn chưa thể hiện rõ và chưa phản ánh chính xác sự ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm.

Cây hoa thược dược sau khi trồng đạt tỷ lệ sống cao muốn hoàn thành chu kỳ sống của mình thì phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Sinh trưởng, phát triển của cây hoa được tính từ khi trồng đến khi cây hồi xanh đẻ nhánh, ra nụ, ra hoa và thu hoạch. Thời gian sinh trưởng ngoài việc phụ thuộc vào giống cây còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Với mục đích trồng hoa bán vào dịp tết Nguyên Đán nên việc nghiên cứu các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây hoa trên các giá thể trồng chậu khác nhau có ý nghĩa hết sức quan trọng đến thời gian sinh trưởng của cây và việc lựa chọn thời gian trồng hợp lý theo yêu cầu. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chia quá trình này làm 4 giai đoạn: Từ trồng đến hồi xanh 50%; từ trống đến đẻ nhánh 50%; từ trồng đến ra nụ 50% và đến hoa nở 50%.

* Giai đoạn từ trồng đến hồi xanh: Thời gian từ trồng đến hồi xanh là

thời kỳ đánh giá khả năng thích ứng của giống với điều kiện môi trường thay đổi (từ vườn giâm ra ruộng sản xuất). Thời gian từ trồng đến hối xanh của các công thức dao động từ 7 đến 11 ngày. Trong đó CT3 - giá thể bã nấm 100% có thời gian hồi xanh sớm nhất là 7 ngày, tiếp theo đến CT2 - giá thể bã nấm 50% + đất 50% có thời gian hồi xanh là 7,3 ngày. Cả hai công thức đều có thời gian từ trồng đến hồi xanh sớm hơn so với công thức đối chứng.

* Giai đoạn từ trồng đến đẻ nhánh: Giai đoạn này giữa các công thức

thí nghiệm có sự khác nhau dao động từ 18 đến 22,7 ngày. CT2 - giá thể bã nấm 50% + đất 50% có thời gian đẻ nhánh sớm nhất là 18 ngày, sớm hơn công thức đối chứng 4,7 ngày, CT3 - giá thể bã nấm 100% có thời gian đẻ nhánh sớm hơn công thức đối chứng 3 ngày.

* Giai đoạn từ trồng đến ra nụ: giai đoạn từ trồng đến ra nụ của các công thức thí nghiệm dao đông từ 67,7 đến 74 ngày. Trong đó CT3 - giá thể bã nấm 100% ra nụ muộn hơn công thức đối chứng 5 ngày, CT2 - giá thể bã nấm 50% + đất 50% muộn hơn 2,7 ngày.

* Giai đoạn từ trồng đến nở hoa: Thời gian từ trồng đến nở hoa của

các công thức biến động từ 89 đến 94 ngày. Trong đó CT3 - giá thể bã nấm 100% ra nụ muộn hơn công thức đối chứng 6,3 ngày, CT2 - giá thể bã nấm 50% + đất 50% muộn hơn 4 ngày.

Do khả năng giữ nước, thoát nước của các loại giá thể là khác nhau giúp cho bộ rễ nhanh thích nghi và phát triển nên ở giai đoạn đầu các công thức có sử dụng giá thể bã nấm phát triển nhanh hơn có thời gian hồi xanh ngắn hơn khi trồng trên đất bình thường trong đó CT3 là có thời gian hồi xanh nhanh nhất. CT2 có thời gian từ trồng đến đẻ nhánh nhanh nhất tuy nhiên quá trình sinh trưởng mạnh thì phát triển sẽ diễn ra muộn hơn vì vậy công thức đối chứng sử dụng đất 100% lại có thời gian từ trồng đến ra nụ và từ trồng đến ra hoa ngắn hơn hai công thức sử dụng giá thể bã nấm.

3.3.2. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến khả năng bật mầm

Với mục đích sử dụng làm hoa chậu, giá trị thương mại chậu hoa càng cao khi trên cây có càng nhiều hoa. Số lượng hoa phụ thuộc vào khả năng bật chồi và phân cành của cây. Bình thường cây hoa thược dược cũng có khả năng bật chồi nách tự nhiên, tuy nhiên khả năng bật chồi này phụ thuộc vào giống và thường không đồng đều. Để kích thích khả năng bật chồi nách của cây thì một trong những biện pháp kỹ thuật chính là bấm ngọn. Cây sau khi đã ổn định về mặt sinh trưởng và có từ 5-7 đốt thân, tiến hành bấm ngọn lần 1, khi xuất hiện các mầm mới từ nách lá được 3-4 đốt tiến hành bấm ngọn lần 2.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của giá thể đến khả năng bật mầm nách của giống hoa thược dược TDL-03 sau các lần bấm ngọn được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến khả năng bật mầm của hoa thược TDL-03 Chỉ tiêu Công thức Số lượng mầm sau bấm ngọn lần 1 Số lượng mầm sau bấm ngọn lần 2 3 ngày 6 ngày 9 ngày 3 ngày 6 ngày 9 ngày

CT1 (Đ/C) 0,27 1,87 3,07 4,13 4,67 5,93 CT2 0,47 2,53 3,6 5,47 6,53 6,93 CT3 0,73 2,8 3,73 5,27 6,13 6,8 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD0,05 1,19 0,38 0,30 0,33 0,46 0,30 CV% 20,2 7,9 4,3 3,3 4,0 2,3

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy:

Khả năng bật mầm của cây thược dược ở các công thức thí nghiệm khác nhau là khác nhau và khả năng bật mầm giữa 2 lần bấm cũng khác nhau.

* Sau bấm ngọn lần I

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG HOA THƯỢC DƯỢC LÙN (Trang 37 -37 )

×