9 ngày: sau 9 ngày bấm ngọn lần 2 thì số lượng mầm đã đi vào ổn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa thược dược lùn (Trang 44)

định và là cơ sở cho số nụ trên cây và số hoa sau này. Số lượng mầm ở ở giai đoạn này dao động từ 5,93 đến 6,93 mầm. Trong đó CT2 giá thể bã nấm 50% +đất 50% có số mầm cao nhất là 6,93 mầm, thứ hai là CT3 - giá thể bã nấm 100% là 6,8 mầm, cả hai công thức đều cao hơn công thức đối chứng có ý nghĩa ở mức tin cậy la 95%.

Như vậy ở 3 công thức giá thể khác nhau sau hai lần bấm ngọn thì tốc độ bật mầm và số lượng mầm là khác nhau. CT3 - giá thể bã nấm 100% tuy có tốc độ bật mầm nhanh nhưng CT2 - giá thể bã nấm 50% +đất 50 % lại có số lượng mầm nhiều hơn mà số lượng mầm chính là yếu tố quyết định cấu thành năng suất của cây hoa thược dược.

3.3.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và đường kính tán cao cây và đường kính tán

Tăng trưởng chiều cao của cây là quá trình vươn cao của cây, đó là sự phân chia và giãn ra theo chiều dọc của lớp tế bào mô phân sinh đỉnh ngọn. Trong đó thì chiều cao của cây ngoài yếu tố di truyền còn chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh khác như ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng... do vậy muốn cây sinh trưởng phát triển tốt thì việc tạo môi trường giá thể phù hợp cho cây là vô cùng quan trọng.

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và đường kính tán đối với hoa thược TDL03

Cây hoa thược dược trong quá trình sinh trưởng sự phát triển thân cành

tạo thành bộ tán của cây. Sự sinh trưởng bộ tán cây không những đánh giá được khả năng sinh trưởng của cây mà còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá được chất lượng hoa chậu sau này. Bộ tán được hình thành bởi sự tăng trưởng về chiều cao và đường kính tán của cây. Kết quả được trình bày ở bảng 3.12 cho thấy:

* Giai đoạn 30 ngày sau trồng: giai đoạn này cây còn chưa phát triển

lá và cành nhánh nên đường kính tán không có sự chênh lệch nhưng chiều cao cây đã có sự chênh lệch giữa các công thức thí nghiệm.

Đường kính tán của các công thức thí nghiệm dao động từ 4,8 đến 5,6 cm. Hai công thức thí nghiệm đều có đường kính tán tương đương với công thức đối chứng khi được xử lý thống kê. Chiều cao cây của các công thức thí nghiệm biến động từ 7,37 cm đến 10,2 cm. CT3 - bã nấm 100% có chiều cao cây cao nhất là 10,2 cm cao hơn chắc chắn so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Chiều cao cây của CT2 - bã nấm 50% + đất 50% là 8,53 cm cũng cao hơn công thức đối chứng khi được xử lý thống kê.

* Giai đoạn 45 ngày sau trồng: giai đoạn này cây đã sinh trưởng và

phát triển ổn định, cành - nhánh đã xuất hiện và bộ lá cũng lớn hơn giai đoạn 30 ngày vì vậy mà đường kính tán cũng đã có sự chênh lệch giữa các công thức.

Chỉ tiêu

Công thức

Thời gian sau trồng... (ngày)

30 ngày 45 ngày 60 ngày 75 ngày 90 ngày

CCC ĐKT CCC ĐKT CCC ĐKT CCC ĐKT CCC ĐKT CT1(Đ/C) 7,37 4,80 10,27 10,2 17,93 17,27 24,93 22,33 29,67 26,67 CT2 8,53 5,20 14 13,27 20,53 19,53 26,47 25,33 33,4 28,27 CT3 10,2 5,60 15,53 14,2 22 20,93 28,47 26 34 29 P <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD05 0,99 1,28 1,17 0,42 1,54 0,77 1,74 0,55 2,04 1,05 CV% 5,7 12,4 4,4 1,7 3,8 2,0 3,3 1,1 3,2 1,9

Đường kính tán của các công thức dao động từ 10,2 đến 14,2 cm. Trong đó CT3 - bã nấm 100% có đường kính tán lớn nhất là 14,2 cm. CT2 - bã nấm 50% + đất 50% có đường kính tán là 13,27 cm, cả hai công thức đều có đường kính tán lớn hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Do kế thừa từ giai đoạn 30 ngày sau trồng mà chiều cao của các công thức thí nghiệm vẫn biến theo thứ tự không đổi. Chiều cao cây của các công thức ở giai đoạn này biến động từ 10,27 đến 15,53 cm. Công thức cao nhất là CT3 - bã nấm 100%, cao hơn chắc chắn so với đối chứng. CT2 - bã nấm 50% + đất 50% có chiều cao thứ hai là 14 cm cũng cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

* Giai đoạn 60 ngày sau trồng: Giai đoạn 60 ngày sau trồng đường

kính của các công thức thí nghiệm đạt từ 17,27 đến 20,93 cm. CT3 - bã nấm 100% có đường kính tán là 20,93 cm cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cây 95%. CT2 - bã nấm 50% + đất 50 % có đường kính tán là 19,53 cm cao thứ 2. cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy là 95 %. Chiều cao cây của các công thức thí nghiệm đạt từ 17,93 đến 22 cm. CT3 - bã nấm 100% có chiều cao ở giai đoạn này cao nhất là 22cm, cao thứ 2 là CT2 - bã nấm 50% + đất 50 % đạt 20,53 cm, cả 2 công thức đều cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

* Giai đoạn 75 ngày sau trồng: Sau 75 ngày thì chiều cao cây của các

giống tăng chậm và dần dần ổn định cây bước vào giai đoạn đóng nụ. Chiều cao ở giai đoạn này biến động tự 24,93 đến 28,47 cm. CT3 - bã nấm 100% cao nhất là 28,47 cm, cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức ý nghĩa là 95%. Tiếp theo CT2 - bã nấm 50% + đất 50% là 26,47 cm có chiều cao tương đương với công thức đối chứng khi được xử lý thống kê.

Đường kính tán của các công thức giai đoạn này tăng cả về kích thước và số lượng nên nó thể hiện rất rõ. Đường kính tán lúc này dao động từ 22,33 đến 26 cm. CT3 - bã nấm 100% có đường kính tán rộng nhất là 26 cm, tiếp

theo là CT2 - bã nấm 50% + đất 50 % là 25,33 cm. Cả hai công thức đều có đường kính tán lớn hơn công thức đối chứng ở mức tin cây là 95 %.

* Giai đoạn 90 ngày sau trồng: ở giai đoạn cuối chiều cao cây và

đường kính tán đã ở mức ổn, không tăng mà nhường việc tăng kích thước số lượng cho các chỉ tiêu về chất lượng hoa.

Chiều cao cây ở giai đoạn này của công thức dao động từ 29,67 đến 34 cm. Cả hai CT2 - bã nấm 50% + đất 50% và CT3 - bã nấm 100% có chiều cao là 33,4 - 34cm tương đương nhau và đều cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy là 95%. Đường kính tán của các công thức thí nghiệm dao động từ 26,67 đến 29 cm. Hai công thức đều có đường kính là 28,27 - 29 cm cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng ở mức tin cây là 95 %.

Như vậy, động thái tăng trưởng chiều cao cây và đường kính tán của các công thức thí nghiệm đã chứng minh việc sử dụng các giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây thể hiện ở sự chênh lệch giữa các công thức thí nghiệm. CT3 - bã nấm 100% có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và đường kính tán nhanh hơn tuy nhiên và kích thước cuối cùng thì cả hai công thức 2 - bã nấm 50 % + đất 50% và CT3 - bã nấm 100% đều tương đương nhau và cao hơn công thức đối chứng khi được xử lý thống kê.

3.3.4. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến năng suất, chất lượng hoa

Hoa là sản phẩm cuối cùng của việc trồng và chăm sóc trong một quá trình dài. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng nhằm mục đích làm sao cho hoa đạt năng suất, chất lượng tốt cụ thể như đối với hoa thược dược là: chậu hoa có nhiều nụ, nhiều hoa, hoa có đường kính to đẹp, lâu tàn; đối với người trồng là số chậu hoa xuất vườn. Để để có năng suất cao, chất lượng tốt thì việc sử dụng loại giá thể nào là phù hợp là yếu tố rất quan trọng.

Năng suất hoa là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng triển

khai trong sản xuất của các giống. Năng suất hoa cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc và đặc biệt là đặc tính của giống. Năng suất hoa càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Năng suất hoa thược dược được đánh giá qua tỷ lệ chậu ra hoa và tỷ lệ chậu xuất vườn. Khi theo dõi một số chỉ tiêu về năng suất hoa thược dược thí nghiệm, số liệu được thể hiện qua bảng 3.13.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến năng suất hoathược TDL-03 Chỉ tiêu Công thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa thược dược lùn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w