NHỮNG HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 55)

5. Kết cấu của luận văn

2.3 NHỮNG HẠN CHẾ

2.3.1 Sự thất thu thuế TNDN từ các doanh nghiệp FDI

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn đó những vấn đề nan giải, bộc lộ

sự yếu kém và bất lực của Ngành Thuế Việt Nam.

Tổng cục Thuế cho biết, dấu hiệu chuyển giá đã diễn ra từ nhiều năm nay. Ngay

từ năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 117/2005/TT-BTC hướng dẫn xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết. Tuy nhiên, suốt từ năm 2006-2009, hầu như chưa xử lý được trường hợp chuyển giá nào. Một số ít trường hợp có dấu hiệu chuyển giá khi đó bị cơ quan thuế phát hiện, xử lý nhưng

doanh nghiệp khiếu kiện ra Toà án và khi Toà án giải quyết thì phần thắng lại thuộc về

phía doanh nghiệp. Do vậy tình trạng chuyển giá ngày càng gia tăng, phức tạp và mức độ lớn.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, hiện tượng doanh nghiệp FDI kê khai lỗ đang khá

phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước,

trong đó có nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục 3 năm. Đơn cử như năm 2010, tại địa phương thu hút ĐTNN khá tốt như tỉnh Bình Dương có tới 754 trong tổng số 1.490

doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, chiếm 50,6%. Trong số này, có tới 200 doanh nghiệp lỗ

quá số vốn chủ sở hữu. Tại rất nhiều doanh nghiệp, sau khi bị cơ quan thuế thanh tra

vì báo lỗ liên tục đã bất ngờ chuyển sang hạch toán lãi hoặc giảm lỗ. Tình trạng này phổ biến ở các doanh nghiệp cà phê của tỉnh Lâm Đồng.40

Có một nghịch lý là mặc dù làm ăn thua lỗ trong thời gian dài nhưng nhiều

doanh nghiệp vẫn không ngừng mở rộng đầu tư và trường hợp được đề cập gần đây là

40

S.Nhung, FDI không phải quả ngọt,http://doanhnghiepbacgiang.com.vn/gan-12-ty-usd-von-fdi-da-vao-viet- nam-nam-2013_11225.html, [truy cập ngày 22/10/2013]

ÂU HOÀNG MẾN 5105973

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 46 SVTH: Lê Hửu Phước

Công ty Nestlé Việt Nam. Từ năm 1995 đến 2012, Nestlé Việt Nam thua lỗ hơn 30,8

triệu USD, chiếm 20% vốn góp chủ sở hữu. Tuy nhiên, năm ngoái Nestlé vẫn rót 230

triệu franc Thụy Sĩ tiếp tục xây dựng một nhà máy mới tại Khu công nghiệp Amata (Đồng Nai) và nhà máy này vừa được khánh thành ngày 9-7, nâng tổng vốn đầu tư của

Nestlé tại Việt Nam lên trên 466 triệu USD.41

Những doanh nghiệp có tỷ lệ lỗ đáng báo động

STT Tên công ty Năm

Doanh thu (tỷ đồng) Số lỗ (tỷ đồng) 2004 728 110 2005 809 108 2006 1.026 253 2007 1.029 206 2008 1.276 132 1 Công ty TNHH nước

giải khát Cocacola Việt

Nam 2009 1.752 39 2004 860 51 2005 1.193 20 2006 1.581 67 2007 2.058 - 2 Công ty pepsico Việt Nam 2008 2.769 93 41

Doanh nhân, Báo cáo của Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai,

http://doanhnhan.vneconomy.vn/20130813023413858P0C5/them-ong-lon-nestle-vua-lo-khung-vua-mo- rong.htm, [truy cập ngày 11/10/2013]

ÂU HOÀNG MẾN 5105973

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 47 SVTH: Lê Hửu Phước

2009 3.84 54 2004 1.411 53 2005 1.298 178 2006 972 456 2007 785 478 2008 638 580 3 B.A.T Việt Nam Limited 2009 676 539 2008 8.175 190 4 Công ty TNHH metro

Cash & Carry Việt Nam

2009 8.728 154

Nguồn: Tạp chí Tài chính

Cũng là một thực tế đáng báo động là do làm ăn thất bại, không ít chủ doanh

nghiệp FDI bỏ trốn về nước để rũ bỏ trách nhiệm. Tính đến ngày 31-5-2013, cả nước

có tới 518 doanh nghiệp FDI vắng chủ với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 903 triệu

USD.42 Các cơ quan chức năng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề không thể giải quyết được, chẳng hạn không thể thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, thanh lý doanh nghiệp, thu

hồi đất, xử lý tài sản, công nợ…Vì do thiếu các căn cứ pháp lý cũng như e ngại trường

hợp một số nhà đầu tư có thể khởi kiện ở quốc tế khi bị thu hồi dự án, Bộ Kế hoạch và

Đầu tư đang khá lúng túng trong việc xử lý các doanh nghiệp này. Cụ thể là:

+ Điều 65 Luật Đầu tư chỉ quy định việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư với dự

án chậm tiến độ hoặc không thực hiện. Do vậy cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư

cũng không có căn cứ pháp lý để thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Không thu hồi được

giấy chứng nhận đầu tư đã đành, mà việc giải thể, thanh lý doanh nghiệp cũng không làm được. Theo khoản 2 Điều 157 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ được giải thể

khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và các nghĩa vụ khác. Như vậy khi doanh

nghiệp FDI vắng chủ có nghĩa là doanh nghiệp đã triển khai hoạt động, đã phát sinh các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác nên không đáp ứng điều kiện để thực hiện

giải thể.

ÂU HOÀNG MẾN 5105973

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 48 SVTH: Lê Hửu Phước

+ Cũng theo quy định của Luật doanh nghiệp doanh nghiệp phải tự thực hiện

việc thanh lý, giải thể. Vì thế cơ quan quản lý địa phương cũng không có cách gì để

thanh lý dự án, giải thể với những trường hợp chủ doanh nghiệp FDI bỏ về nước.

Nhìn chung việc nhiều quy định nhưng chồng chéo và đá nhau còn khiến cơ

quan quản lý không thu hồi được giấy chứng nhận đầu tư, con dấu hay khó xác định

thời gian tối đa doanh nghiệp được tạm ngừng hoạt động. Cụ thể, khoản 2 Điều 64

Luật Đầu tư quy định, dự án có vốn ĐTNN chỉ được tạm dừng không quá 12 tháng,

trong khi khoản 3 Điều 57 Nghị định 43/2010/NĐ-CP thì lại cho thời gian tạm ngừng

kinh doanh tối đa là 2 năm liên tục.

Một hạn chế đáng nói nữa là theo số liệu tại Tổng cục thuế năm 2011, tình hình nợ thuế tiếp tục tăng 29,5% so với năm 2010 (năm 2010 tăng 17,9% so với năm

2009). Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng sản xuất, kinh doanh thua lỗ. Theo đó, tỷ

trọng nợ khó thu/tổng thu Ngân sách Nhà nước (2011) là 1,1%, tăng 0,1% so với năm 2010. Đáng quan tâm, 56,7% số nợ khó thu rơi vào những doanh nghiệp thành lập chỉ

với mục đích buôn bán hóa đơn, doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn đầu vào bất hợp

pháp bị phát hiện, truy thu thuế. Nợ có khả năng thu chiếm tỷ trọng 5,9% Ngân sách Nhà nước cũng tăng so với 5,1% của năm 2010, nguyên nhân là do nhiều doanh

nghiệp chấp nhận nộp chậm phạt để chiếm dụng tiền thuế làm vốn kinh doanh trong

bối cảnh ngân hàng thắt chặt tín dụng.

Từ những thực trạng trên cho thấy hiện nay các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều

các thủ đoạn ngày một tinh vi và khó phát hiện hơn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp

FDI, với những đặc điểm riêng có về nguồn phát sinh thu nhập và nơi cư trú cũng như

những ưu đãi mà nhà nước sở tại dành cho, thì việc sử dụng những kẽ hở này để trốn

thuế là không thể nào tránh khỏi. Sau đây là một số phương thức thực hiện gian lận

thuế chủ yếu:

Gian lận thuế thông qua doanh thu

- Doanh nghiệp có thể thực hiện giấu doanh thu bằng cách không kê khai doanh

thu trong kỳ, điều chuyển doanh thu từ năm nay sang năm khác trong thời gian được

hưởng ưu đãi thuế TNDN.

- Xác định sai giá bán (thường là thấp hơn thực tế) để làm giảm doanh thu, ghi hóa đơn sai khác giữa các bên.

ÂU HOÀNG MẾN 5105973

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 49 SVTH: Lê Hửu Phước

- Không kê khai doanh thu có được do chênh lệch về doanh thu hàng bán trả

góp, trả từng lần, ứng trước.

Gian lận thuế thông qua chi phí

- Đưa chi phí khống như lương, nguyên vật liệu, các khoản tiếp khách hoặc các chi phí không liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Điều chuyển chi phí từ năm này qua năm khác để hưởng chính sách ưu đãi thuế.

- Lợi dụng khoản chênh lệch giữa chính sách tài chính và chế độ kế toán: Ví dụ như trong xác định khấu hao tài sản cố định chính sách tài chính quy định doanh

nghiệp được xác định tuổi thọ để tính khấu hao của tài sản và phương pháp trích khấu

hao, còn trong chế độ kế toán quy định khấu hao nhanh không vượt quá 2 lần khấu hao đường thẳng. Doanh nghiệp lợi dụng việc chưa đồng nhất này để tăng chi phí.

Hạch toán vượt mức các chi phí có liên quan hay trích trước các khoản trích

không hợp lý, đưa vào đây các khoản chi phí không phục vụ hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, chi phí của các bên liên quan.

Thông qua thu nhập chịu thuế khác

Thông thường gian lận thuế TNDN thông qua thu nhập chịu thuế khác chủ yếu

là việc không ghi nhận hoặc ghi nhận không đầy đủ các khoản như lãi do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản, lãi vay, kinh doanh chứng khoán.

Thông qua chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế

Bên cạnh đó lợi dụng chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế (đặc biệt thông qua chính sách động viên thu hút vốn ĐTNN) các doanh nghiệp thường gộp hoạt động không được ưu đãi về thuế vào hoạt động được hưởng ưu đãi.

- Thành lập các công ty con tại các vùng, miền thuộc khu vực khuyến khích, ưu đãi đầu tư thực hiện chuyển giá nội địa.

- Cố tình xác định sai chế độ, hình thức hoạt động để đưa hoạt động của doanh

nghiệp mình vào khung ưu đãi.

- Đây là các hình thức gian lận thuế chủ yếu trong các doanh nghiệp để trốn,

tránh thuế TNDN. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp FDI với đặc điểm là các công ty đa

quốc gia nên gian lận thuế TNDN được thực hiện một cách tinh vi hơn: gian lận thông qua định giá chuyển nhượng. Cụ thể đó là việc các doanh nghiệp này:

ÂU HOÀNG MẾN 5105973

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 50 SVTH: Lê Hửu Phước

+ Xác định giá hàng nhập khẩu thường là các bán thành phẩm, lãi tiền vay, giá trị công nghệ chuyển giao hoặc các khoản tiền chi trả cho các hợp đồng tư vấn, đào tạo… Thông qua công ty mẹ từ các cơ sở kinh doanh tại Việt Nam cao hơn giá thị trường rất nhiều làm chi phí của cơ sở kinh doanh được dùng để tính thu nhập chịu

thuế giảm đi nhiều lần.

+ Xác định giá hàng xuất khẩu, lãi tiền cho vay, giá bán công nghệ… thấp hơn

mức giá thị trường chung khiến doanh thu giảm đi.

+ Công ty mẹ ở nước ngoài thường phân bổ một phần chi phí cho các công ty

con phải chịu khiến các công ty con luôn rơi vào tình trạng thua lỗ.

+ Đặc biệt, các công ty mẹ thường thực hiện bao tiêu sản phẩm nhưng lại định

giá rất thấp khiến cho doanh thu giảm, chi phí kê khai luôn tăng khiến tình trạng thu lỗ ở các công ty con diễn ra thường xuyên.

- Hình thức gian lận thông qua định giá chuyển nhượng có thể được thực hiện cả

trong việc làm giảm doanh thu và tăng chi phí nhưng lại rất khó để xác minh và có những luận cứ cụ thể để xử phạt hành vi này.

- Thực tế ở Việt Nam, việc này không những làm thất thu một phần rất lớn thuế

TNDN của Việt Nam mà còn khiến phía đối tác của ta chịu thiệt thòi.

Trong trường hợp này, lợi dụng sự thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm trong kinh

doanh của các đối tác Việt Nam, lợi dụng sự yếu kém về khả năng thẩm định của các

cơ quan giám định Nhà nước, tài sản góp vốn của phía nước ngoài thường được định giá cao hơn so với giá trị thực của nó. Sau khi góp vốn, nhằm trốn thuế phía nước

ngoài lại tiếp tục định giá các máy móc thiết bị cũng như hàng hoá, vật liệu phục vụ

sản xuất cung cấp cho phía Việt Nam cao hơn rất nhiều giá thị trường.

Tình trạng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

Không chỉ thực hiện hành vi gian lận thuế, trốn thuế, một thực trạng cũng rất đáng báo động đang là một vấn đề nan giải trong quản lý thuế TNDN đối với doanh

nghiệp FDI tại Việt Nam là tình trạng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Các công ty đa

quốc gia với số chi nhánh rải khắp thế giới rất thuận lợi để thực hiện hành vi gian lận

thuế của mình dựa trên sự chênh lệch về thuế suất thuế TNDN, các quy định về miễn,

ÂU HOÀNG MẾN 5105973

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 51 SVTH: Lê Hửu Phước

2.3.2Hạn chế trong chính sách thuế đối với doanh nghiệp FDI

2.3.2.1 Chính sách thuế còn nhiều bất hợp lí, thực tiễn áp dụng chưa triệt để

Do thường xuyên phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nên việc áp dụng các quy

định của pháp luật thuế trong hoạt động quản lý thuế nói chung và hoạt động chống

gian lận thuế qua định giá chuyển nhượng nói riêng còn tồn tại rất nhiều kẽ hở. Tuy

nhiên, những bất cập chủ yếu trong chính sách thuế khiến doanh nghiệp có khả năng

lợi dụng để gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận nhằm gian lận thuế và khiến cho công tác

chống gian lận thuế gặp nhiều khó khăn là:

+ Các văn bản pháp luật thuế đã quy định bắt buộc phải xác định giá mua, giá

bán hàng hoá, dịch vụ sử dụng để xác định thuế phải tuân thủ nguyên tắc thị trường nhưng những quy định này chưa được thực hiện 1 cách triệt để, chưa có một cơ quan

chuyên môn riêng biệt được trang bị đủ năng lực trình độ, thẩm quyền để quản lý vấn đề này.

+ Các thủ tục quy định về quản lý và chuyển giao công nghệ, cũng như ưu đãi thuế đối với hoạt động chuyển giao công nghệ, áp dụng kĩ thuật mới còn phức tạp, và phần nào chưa rõ ràng đã và đang là vấn đề để cho các cơ sở kinh doanh lợi dụng điều

kiện định giá chuyển nhượng công nghệ.

2.3.2.2 Còn nhiều kẽ hở trong chính sách ĐTNN, chính sách xuất nhập khẩu.

Có thể khẳng định, Luật Đầu tư dù đã có những quy định nhằm hạn chế hành vi

định giá chuyển nhượng để gian lận thuế nhưng mới chỉ dừng lại ở việc bắt buộc các nhà đầu tư, các doanh nghiệp FDI phải thực hiện giám định độc lập máy móc thiết bị

nhập khẩu. Trong Luật đầu tư cũng như Nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ,

các vấn đề cơ bản của hoạt động xác định giá chuyển nhượng, của nguyên tắc thị trường và các biện pháp, các chế tài xử lý hành vi gian lận trong định giá chuyển nhượng đã được quy định rất cụ thể nhưng trong thực tế kết quả thực hiện không cao.

Mặt khác, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đầu tư còn rất nhiều kẽ hở khiến cho các công ty đa quốc gia vẫn có thể thực hiện định giá chuyển nhượng như:

+ Quy định doanh nghiệp được toàn quyền xác định giá bán của sản phẩm là

hoàn toàn đúng nhưng chúng ta cần có một đội ngũ cán bộ và chế tài đủ mạnh để kiểm

soát một cách triệt để hoạt động xuất nhập khẩu này.

+ Quy định giá trị công nghệ chuyển giao do các bên liên quan thoả thuận. Như

ÂU HOÀNG MẾN 5105973

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 52 SVTH: Lê Hửu Phước

công ty trong cùng tập đoàn các doanh nghiệp này sẽ dễ dàng thực hiện định giá sai

giá công nghệ chuyển giao so với giá thị trường.

Rõ ràng với những quy định “mở” như vậy sẽ làm cho các công ty đa quốc gia

dễ dàng thực hiện hành vi gian lận qua định giá chuyển nhượng để giảm thiểu nghĩa

vụ thuế, chuyển bớt lợi nhuận ra nước ngoài mà các cơ quan quản lý Nhà nước khó có

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)