Thành tựu về thanh tra kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 50)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.4Thành tựu về thanh tra kiểm tra thuế

Trong những năm gần đây, FDI vào Việt Nam đã tăng lên rất mạnh, đóng góp

vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực ngành công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực

kinh tế này không kém phần phức tạp. Số lượng các giao dịch thương mại xuyên biên giới diễn ra giữa các công ty liên kết ngày một tăng. Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt, vấn đề tối đa hoá lợi nhuận cho tổng thể tập đoàn luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của các nhà ĐTNN. Ngoài việc nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đầu tư, thì các doanh nghiệp còn lần lượt vi phạm pháp luật về

thuế mà trong đó chuyển giá (transfer pricing) được xem là một trong những phương pháp mà các nhà đầu tư thường áp dụng nhằm mục đích tránh thuế, từ đó tổng lợi ích

cuối cùng sẽ được gia tăng.

Tuy chuyển giá là một trong những vấn đề còn khá mới mẻ trong hoạt động thương mại Việt Nam, nhưng gần đây các giao dịch (đặc biệt là các giao dịch có yếu

tố nước ngoài) ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá. Hiện tượng chuyển giá không chỉ gây thiệt hại cho chính phủ nước chủ nhà do bị thất thu

thuế, giảm phần lợi nhuận của bên góp vốn của nước chủ nhà do giá trị góp vốn của

33

Chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp, chứng thư

số được xem như một chứng minh thư sử dụng trong môi trường máy tính và Internet. Nó được sử dụng để nhận diện một cá nhân, một máy chủ hoặc một vài đối tượng khác và gắn định danh của đối tượng đó với một khóa công khai;

ÂU HOÀNG MẾN 5105973

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 41 SVTH: Lê Hửu Phước

họ thấp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế. Do các quy luật của thị trường tự do, đặc biệt là quy luật cung cầu không hoạt động trong các tập đoàn đa

quốc gia, doanh nghiệp FDI, nên gây ra nhiễu loạn quá trình lưu thông quốc tế. Điều

này dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Từ thực tế đó toàn ngành thuế ra

sức đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra các doanh nghiệp được đưa vào tầm ngắm có

nghi vấn gian lận thuế và đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Trước khi thực hiện các cuộc thanh kiểm tra, Tổng cục Thuế cũng đã có cuộc

tổng rà soát kết quả kinh doanh những năm gần đây đối với 5.531 doanh nghiệp FDI, chiếm khoảng gần 60% số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước. Qua đó,

bức tranh lãi lỗ của các doanh nghiệp này cho thấy nhiều dấu hiệu đáng lo ngại, các

doanh nghiệp FDI kê khai thua lỗ trong nhiều năm liên tiếp kể cả những địa bàn nổi

tiếng là thu hút FDI nhất:

+ Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, hiện tượng báo lỗ phổ biến nhất là ở các doanh

nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Hiện địa bàn này có 3.281 doanh nghiệp FDI đang hoạt động thì trên 50% số doanh nghiệp kê khai thua lỗ.34

+ Ở Đà Nẵng, tính đến ngày 31/12/2012, trong 157 doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở thành phố này thì đã có 69 doanh nghiệp thường xuyên kê khai thua lỗ. Các

doanh nghiệp báo lỗ này hoạt động đa dạng các ngành nghề từ gia công may mặc, giày

dép, đồ điện tử, sản phẩm cơ khí, điện tử, gậy đánh bóng chày, cần câu cá đến kinh

doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống. Dù lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu nhưng

doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư ngày càng lớn.35

+ Tại Hải Phòng, tính đến hết năm 2012, trong số 247 doanh nghiệp FDI đang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt động thì có 109 doanh nghiệp thường xuyên kê khai thua lỗ, chiếm 44%. Năm

2011 số lỗ của 109 doanh nghiệp này là trên 1.200 tỷ đồng.36

+ Ở nhiều địa phương số doanh nghiệp báo lỗ còn tăng tỷ lệ thuận theo số doanh

nghiệp FDI đăng ký mới. Chẳng hạn, tại Long An, năm 2006 có 84 doanh nghiệp FDI hoạt động sản xuất kinh doanh thì 49 doanh nghiệp kê khai thua lỗ tổng cộng 167 tỷ đồng. Đến năm 2010, cả tỉnh có 240 doanh nghiệp FDI hoạt động sản thì cũng có tới

34

Cục thuế Thành Phố Hồ Chí Minh, http://tphcm.gdt.gov.vn/wps/portal, [truy cập ngày 27/9/2013]

35

Cục thuế Thành Phố Đà Nẵng, http://danang.gdt.gov.vn/wps/portal, [truy cập ngày 27/9/2013]

ÂU HOÀNG MẾN 5105973

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 42 SVTH: Lê Hửu Phước

hơn một nửa kê khai thua lỗ tổng số 577 tỷ đồng. Năm 2011, số doanh nghiệp FDI

tăng lên thì số doanh nghiệp lỗ cũng tăng, thua lỗ tổng cộng gần 1.440 tỷ đồng.37 Đồng thời các doanh nghiệp này còn thường xuyên đề nghị hoàn thuế và không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, cũng hoạt động trong cùng

điều kiện môi trường sản xuất kinh doanh như vậy, các doanh nghiệp độc lập khác trong nước vẫn kê khai có lãi và nộp thuế TNDN. Một ví dụ điển hình là Công ty nước

giải khát Coca-cola Việt Nam, sau gần 20 năm đi vào hoạt động doanh nghiệp này đã thống lĩnh thị phần đồ uống tại thị trường Việt Nam, doanh thu tăng liên tục qua các năm tuy nhiên doanh nghiệp này luôn báo lỗ, lũy kế đến nay công ty này đã lỗ tổng

cộng 3.768 tỉ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỉ đồng. Song, doanh

nghiệp nước giải khát rất nhỏ cùng ngành nghề của Coca-cola Việt Nam là Chương Dương. Năm 2011, dù chỉ còn thị phần ở hai sản phẩm là soda chai và nước xá xị,

doanh thu chỉ có 422 tỉ đồng nhưng lợi nhuận lên đến 30 tỉ đồng với số thuế nộp cho Ngân sách lên đến 7,5 tỉ đồng.

Trước thực trạng đó, Tổng cục Thuế xây dựng chương trình thanh tra kiểm soát

giá chuyển nhượng trong giai đoạn 2012-2015. Trong đó, tập trung thanh tra doanh

nghiệp FDI ở 5 lĩnh vực là bất động sản, xây dựng (Hà Nội), dệt may (Thành Phố Hồ

Chí Minh), sản xuất sợi vải (Đồng Nai), sản xuất lắp ráp ô tô (Vĩnh Phúc), sản xuất cơ

khí (Bình Dương). Hàng loạt doanh nghiệp liên tục báo lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng

sẽ bị đưa vào tầm ngắm thanh tra.

Theo chương trình này, tháng 9/2012, Cục Thuế Thành Phố Hà Nội đã tiến hành thanh tra chuyển giá tại công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina. Đây là doanh

nghiệp 100% vốn của Hàn Quốc (thành lập năm 2007) nhưng liên tục báo lỗ với tổng

số lỗ lũy kế đến hết năm 2011 là 277 tỷ đồng. Sau nhiều cuộc làm việc, Keangnam Vina đã chịu điều chỉnh giảm lãi suất vay vốn xuống mức thấp hơn, giảm lỗ. Hiện nay, cơ quan Thuế đang phân tích hồ sơ, làm rõ các chi phí không hợp lý trong các giao

dịch giữa Keangnam Vina và đối tác. Có nhiều nghi vấn chuyển giá trong các giao

dịch liên kết đang được cơ quan Thuế làm rõ, như Keangnam Vina trả lãi suất tiền vay

tới 12%/năm (lãi suất của ngân hàng Việt Nam từ 5-7%/năm) cho khoản vay 400 triệu

USD từ ngân hàng Kookmin bank (Hàn Quốc) - thành viên trong cùng tập đoàn; trả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37

Cục thuế tỉnh Long An, http://www.longan.gov.vn/chinhquyen/cthue/Pages/Default.aspx, [truy cập ngày 27/9/2013]

ÂU HOÀNG MẾN 5105973

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 43 SVTH: Lê Hửu Phước

phí dàn xếp vốn tới 30 triệu USD cho nhà thầu chính - Cty Keangnam Enterprises.Ltd. Và nhiều khoản chi phí khác lên tới vài triệu USD.38

Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh cũng đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các doanh

nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Năm 2010, 1.342 doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh đã khai có lãi, chiếm 55,14% số doanh nghiệp phải nộp báo

cáo quyết toán, 44,86% doanh nghiệp FDI còn lại có số thu nhập chịu thuế âm và chưa phát sinh doanh thu. Vào năm 2012 cơ quan này tiếp tục thanh tra 277 doanh nghiệp

kê khai lỗ và doanh nghiệp giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá. Kết quả đã giảm

lỗ hơn 2,688,5 tỷ đồng; giảm khấu trừ 86,8 tỷ đồng; truy thu, truy hoàn và phạt 2.611

tỷ đồng. Riêng thanh tra 16 doanh nghiệp dệt may có dấu hiệu chuyển giá, Cục Thuế đã giảm lỗ 367,8 tỷ đồng và truy thu 11,3 tỷ đồng. Chiêu thức chuyển giá của doanh

nghiệp dệt may là khai tăng chi phí nguyên liệu đầu vào, giá gia công sản phẩm thấp

dẫn tới thua lỗ triền miên.

Tại Đồng Nai, cơ quan thuế thanh tra giá chuyển nhượng tại một doanh nghiệp

FDI sản xuất sợi (vốn đầu tư 7 triệu USD) khai lỗ hơn 2.100 tỷ đồng. Kết quả đã buộc

doanh nghiệp giảm hết số lỗ khai báo và xác định thu nhập chịu thuế hơn 1.110 tỷ đồng. Kết quả thanh tra đã giúp Ngân sách không bị thất thu hơn 340 tỷ đồng và có cơ

sở để đấu tranh với các doanh nghiệp chuyển giá khác.

Cũng nhằm đẩy mạnh công tác chống nợ đọng, thất thu thuế trong năm 2012,

Tổng cục Thuế đã có công văn gửi cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

về việc giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Theo đó, toàn ngành Thuế tập

trung thanh tra, kiểm tra khoảng trên 7.700 doanh nghiệp; Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế (bao gồm cả kiểm tra sau hoàn thuế) khoảng 56.500 lượt. Tập trung

thanh, kiểm tra vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng, bất động

sản, điện lực, dầu khí, các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp có giao dịch liên kết,

doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, doanh nghiệp kinh doanh lỗ, doanh nghiệp có

số nợ thuế lớn và các doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra, doanh nghiệp hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế. Bên cạnh đó, ngành Thuế cũng đặt ra yêu cầu

với các Cục thuế địa phương phải đảm bảo tổng số tiền thuế nợ tại thời điểm ngày

31/12/2012 không vượt quá 5% so với số thực hiện thu trong năm 2012, giảm 100%

nợ chờ điều chỉnh và giảm 50% nợ chờ xử lý so với thời điểm ngày 31/12/2011.

38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tạp chí tài chính, http://www.tapchitaichinh.vn/Phap-luat-Kinh-doanh/Co-quan-thue-ra-tay-doanh-nghiep- FDI-giam-lo-ngan-ty/19481.tctc, [truy cập ngày 2/10/2013]

ÂU HOÀNG MẾN 5105973

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 44 SVTH: Lê Hửu Phước

Ngành Thuế cũng đặt chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế đạt 12,5% số

doanh nghiệp toàn ngành đang quản lý.

Thực hiện chủ trương trên, hiện nhiều địa phương trong cả nước đã quyết liệt

vào cuộc để chống thất thu và nợ đọng thuế, đặc biệt là Hà Nội – một trong những địa phương có tình trạng thất thu, nợ đọng thuế nhiều nhất. Trong quý I/2012, Cục Thuế

Thành Phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế, đặc biệt, tập trung kiểm tra, rà soát tình hình kê khai, nộp thuế của các doanh nghiệp trọng điểm. Cục

Thuế cũng chú trọng thực hiện kiểm tra rủi ro tại cơ quan thuế đối với các doanh

nghiệp kinh doanh bất động sản; 100% doanh nghiệp kinh doanh ô tô, xe máy; các

ngân hàng, các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, nhà hàng ăn uống, khách sạn,

dịch vụ đặc biệt... Đáng chú ý, cơ quan Thuế còn tập trung kiểm tra quyết toán thuế đối với các doanh nghiệp giải thể, xử lý nhanh các doanh nghiệp đã nghỉ bỏ kinh

doanh; tập trung lực lượng tăng cường thanh tra khu vực doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, doanh nghiệp lỗ lớn, lỗ liên tục.

Qua công tác thanh, kiểm tra chống thất thu thuế được Cục Thuế Thành Phố Hà Nội thực hiện tại 39 doanh nghiệp trên địa bàn vào đầu năm 2012, đã phát hiện hàng loạt vi phạm của nhiều doanh nghiệp FDI. Qua đó, tiến hành truy thu, phạt nộp Ngân sách Nhà nước trên 52 tỷ đồng, trong đó, có hơn 35,1 tỷ đồng là từ truy thu thuế; xấp

xỉ 16,6 tỷ đồng là từ các khoản tiền phạt, còn lại là các khoản tiền thuế truy hoàn và phạt trên truy hoàn. Ngoài ra, cũng từ việc thanh tra tại các doanh nghiệp này, cơ quan

Thuế Thành phố còn giảm thuế GTGT được khấu trừ với số tiền lên đến trên 5,3 tỷ đồng; giảm số lỗ doanh nghiệp đã kê khai lên tới gần 185 tỷ đồng; giảm số thuế doanh

nghiệp đã kê khai được miễn gần 7 tỷ đồng.39

Đến nay, về cơ bản các quy định về xác định giá thị trường trong giao dịch kinh

doanh giữa các bên có quan hệ liên kết nêu tại Thông tư số 66/2010/TT-BTC và được

dựa trên hướng dẫn của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), phù hợp với thông

lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Cùng với đó, công tác tổ chức thực

hiện cũng được quan tâm đẩy mạnh triển khai và bước đầu đã mang lại kết quả khả quan. Tính đến ngày 31/12/2011, toàn Ngành đã rà soát quản lý được 3.144 doanh

nghiệp phải kê khai thông tin giao dịch liên kết, trong đó 2.023 doanh nghiệp đã thực

39

Lan Nhi, Quản lý thuế đối mặt với nhiều thách thức, Báo Tầm nhìn,

http://tamnhin.net/Hoatdongdoanhnghiep/19881/Quan-ly-thue-Doi-mat-voi-nhieu-thach-thuc- .html#.UjSbetIVM8o, [truy cập ngày 2/10/2013]

ÂU HOÀNG MẾN 5105973

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 45 SVTH: Lê Hửu Phước

hiện kê khai, chiếm khoảng 64%. Công tác thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng bắt đầu chú trọng triển khai từ năm 2010, đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lệ, đặc biệt có cuộc thanh tra giá chuyển nhượng đã điều chỉnh tăng doanh thu so với

số báo cáo của doanh nghiệp lên 250%. Đồng thời, tổ chức “sơ kết công tác thanh tra

chống chuyển giá 9 tháng đầu năm 2011” nhằm tổng hợp nhận định các hành vi chuyển giá, đưa ra bài học kinh nghiệm trong công tác thanh tra thuế đối với hoạt động chuyển giá. Kế hoạch thanh tra năm 2012 của ngành Thuế được lập trên cơ sở rà soát, phân tích rủi ro và đã xác định ưu tiên tập trung nguồn lực cho thanh tra giá

chuyển nhượng, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 50)