5. Kết cấu của luận văn
2.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG
Với chính sách mở cửa thị trường để thu hút đầu tư, đặc biệt là nguồn ĐTNN, nước ta hiện đang là một trong những nước thu hút nguồn vốn ĐTNN hàng đầu khu
vực. Việc thu hút nguồn vốn này tăng nhanh chóng sau khi Việt Nam trở thành thành
viên thứ 150 của WTO vào năm 2006. Nguồn vốn này được coi là động lực thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế của nước ta trong nhiều năm qua.
Bằng những ưu đãi về thuế và hàng loạt chính sách khác, sự gia tăng của các
doanh nghiệp FDI trong khoảng 15 năm qua đã đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế
và giải quyết việc làm cho lao động nước ta. Tuy vậy, nhiều vấn đề tiêu cực khi quản
lý các doanh nghiệp này đang đặt ra bài toán khó cho các nhà quản lý. Đặc biệt, nhiều
doanh nghiệp FDI là những tập đoàn đa quốc gia, có nguồn vốn lớn, chiếm thị phần cao trong nước, có doanh thu tăng trưởng mạnh qua các năm nhưng lại liên tục báo lỗ.
Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp FDI là một lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi
phải đáp ứng nhiều điều kiện mới có thể thực hiện thành công nhưng lại được tiến
hành trong hoàn cảnh nước ta đang hội nhập kinh tế toàn cầu cũng như chưa có kinh
nghiệm thực tế. Vì vậy có thể khẳng định, những kết quả bước đầu của công tác chống
gian lận, trốn thuế TNDN đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam rất đáng ghi nhận.
Số thuế TNDN mà cơ quan thuế thu được đóng góp quan trọng cho tổng số thu vào
Ngân sách Nhà nước. Chúng ta cũng đã bước đầu tạo lập được một môi trường đầu tư
thông thoáng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, cũng như tạo cơ sở để các doanh
nghiệp tiến hành kinh doanh ở nước ta đóng góp vào phát triển kinh tế và tăng thu cho
ÂU HOÀNG MẾN 5105973
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 28 SVTH: Lê Hửu Phước
Vừa qua Việt Nam đã có những quy định cụ thể để thực hiện chống gian lận
thuế TNDN, đặc biệt là chống gian lận qua định giá chuyển nhượng. Những quy định
của pháp luật đã trao cho cơ quan thuế một số quyền hạn nhất định trong việc trong
việc yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin, chứng minh, xác định lại doanh
thu, chi phí cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời, các phương pháp xác định giá thị trường của phần tài sản góp vốn của phía nước ngoài cũng được đưa vào
những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNDN đã giúp cơ
quan thuế địa phương và các doanh nghiệp bước đầu làm quen với việc xác định giá
theo nguyên tắc thị trường.
Trong thời gian qua, ngành thuế Việt Nam đã tranh thủ được nhiều sự giúp đỡ,
hỗ trợ của các tổ chức và cơ quan thuế các nước trong việc phổ biến kinh nghiệm xây
dựng hệ thống quy phạm pháp luật, đào tạo đội ngũ cán bộ chống gian lận thuế.
Những kinh nghiệm và những khóa đào tạo này đã giúp Việt Nam tránh được các sai
lầm trong việc hoạch định chính sách ĐTNN, chính sách thuế cũng như có được một đội ngũ cán bộ có trình độ, kiến thức nhất định về chống gian lận thuế TNDN nhất là chống gian lận thuế TNDN đối với doanh nghiệp FDI. Mặt khác, việc hợp tác tốt với các cơ quan thuế nước ngoài trong việc trao đổi thông tin thuế đã giúp cơ quan thuế
Việt Nam có những tài liệu có giá trị, góp phần không nhỏ trong thành công của quá
trình đấu tranh chống gian lận với các công ty đa quốc gia.
Trong những năm qua chúng ta đã xây dựng một hệ thống tổ chức quản lý thuế
thống nhất trong cả nước. Hệ thống này ngày càng được củng cố và tăng cường về
mọi mặt, chịu sự lãnh đạo song trùng của ngành dọc và cấp ủy, chính quyền địa phương. Đội ngủ cán bộ quản lý thuế được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản
lý và phẩm chất, áp dụng công nghệ tin học vào quản lý thuế. Do có hiệu lực, hiệu quả
của bộ máy quản lý thuế ngày càng được nâng cao, góp phần quyết định vào việc hoàn
thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu Ngân sách Nhà nước hàng năm đã được
Quốc hội thông qua.
Hiện nay ngành Thuế áp dụng mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với tất
cả các loại hình doanh nghiệp cũng như đối với doanh nghiệp FDI theo mô hình chức năng. Theo mô hình này thì cơ sở kinh doanh tự tính thuế, tự kê khai và tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Cơ chế này đã đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp
thuế trước pháp luật; cơ quan thuế tăng cường được chức năng tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, đôn đốc thu nộp, kiểm tra thanh tra xử lý vi phạm về thuế.
ÂU HOÀNG MẾN 5105973
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 29 SVTH: Lê Hửu Phước
Trong bối cảnh kinh tế xã hội trong nước, quốc tế có nhiều yếu tố không thuận
lợi nhưng công cuộc cải cách hệ thống thuế đã góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Thu Ngân
sách ngày càng tăng lên; phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường và thực hiện đúng lộ trình hội nhập quốc tế.
Mặc dù đã thu được một số thành tựu đáng tự hào nhưng nếu đánh giá một cách
khách quan và toàn diện thì hoạt động chống gian lận thuế TNDN đối với doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập cũng như nhiều khó khăn trong
vấn đề triển khai đặc biệt là với vấn nạn chuyển giá vô cùng tinh vi của một số doanh
nghiệp hiện nay. “Hiện có hơn 11.000 doanh nghiệp FDI mà hơn một nửa là lỗ và nợ
thuế.”27 Theo các chuyên gia thì gian lận thuế chủ yếu là hành vi chuyển giá của các nhà ĐTNN giống như chuyện mà ai cũng biết, cũng thấy, cũng rõ như ban ngày, nhưng với quân số, kỹ năng, kinh nghiệm của cán bộ rồi khung pháp lý Việt Nam hiện
nay, xem ra lại là bài toán hóc búa, lực bất tòng tâm.
Trước sự việc này, Tổng cục Thuế đã tham mưu Bộ Tài chính đề xuất với Quốc
hội và Chính phủ bổ sung, sửa đổi Luật Quản lý thuế, Luật Doanh nghiệp để nâng cao
hiệu lực pháp lý phục vụ cho công tác thanh tra chống gian lận thuế mà nổi bật là vấn đề chuyển giá. Cụ thể, bổ sung quy phạm pháp luật về quyền xác định giá, thương
thảo giá trước, bổ sung quy phạm pháp luật về quyền ấn định thuế đối với các doanh
nghiệp hoạt động giao dịch liên kết chuyển giá; bổ sung quy phạm pháp luật về điều
chỉnh đối với các dự án đang hoạt động kinh doanh có số lỗ vượt vốn chủ sở hữu. Bộ
Tài chính cũng đã có kế hoạch chỉ đạo các sở chuyên ngành phối hợp với cơ quan thuế địa phương trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp. Phối hợp với các bộ, ngành
liên quan rà soát, xem xét tư cách pháp nhân đối với các dự án đang hoạt động kinh
doanh có số lỗ vượt vốn chủ sở hữu; xem xét không cấp quyền sử dụng đất hoặc cho
thuê đất đối với các dự án mở rộng hoặc đầu tư mới của chủ doanh nghiệp đang kinh
doanh tại Việt Nam có số lỗ vượt vốn chủ sở hữu.
Công tác chống chuyển giá được coi là trọng tâm của ngành thuế trong giai đoạn
hiện nay, khi mà bội chi Ngân sách đang gia tăng. Mục tiêu cuối cùng là ngành thuế
phải thực thi được quyền thu thuế của Nhà nước, đảm bảo thu Ngân sách và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp.
27
Đỗ Nhất Hoàng (Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài), Doanh nghiệp FDI – 1 bài toán khó, báo Người lao
ÂU HOÀNG MẾN 5105973
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 30 SVTH: Lê Hửu Phước