5. Kết cấu của luận văn
1.2.2 Quản lý thuế TNDN đối với doanhnghi ệp FDI
1.2.2.1 Quản lý thuế TNDN và nội dung của quản lý thuế TNDN
Khái niệm quản lý thuế
Quản lý thuế là hoạt động quản lý gắn liền với cơ quan thuế - một tổ chức nhà
nước có tư cách pháp nhân. Do đó, quản lý thuế là một hình thức quản lý công. Quản lý thuế chủ yếu thực hiện khâu hành pháp về thuế.
Quản lý thuế gồm những hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà nước, chủ
yếu thuộc lĩnh vực hành pháp về thuế của cơ quan thuế các cấp, với các chức năng
nhiệm vụ quyền hạn do luật định, nhằm thực hiện chính sách thuế đã được cơ quan có
thẩm quyền thông qua. Nói cách khác quản lý thuế là khâu tổ chức thực hiện chính sách thuế của cơ quan thuế các cấp, là việc định ra một hệ thống các tổ chức, phân công trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra, trong điều kiện môi trường quản lý luôn biến động.
Quản lý thuế quan tâm trước hết tới việc thực thi chính sách thuế. Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế cần có một chính sách thuế hợp lý. Sau khi chính sách thuế được hoạch định và được thông qua, chính sách đó được thực thi trong thực tế. Quản lý thuế có vai trò quyết định trong việc đưa chính sách thuế vào cuộc sống. Hoạt động quản lý thuế là sự tác động có tổ chức, tuân theo những quy tắc nhất định và mang tính
ÂU HOÀNG MẾN 5105973
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 17 SVTH: Lê Hửu Phước
quyền lực Nhà nước. Đây cũng có thể coi là hoạt động quản lý hành chính – kinh tế
trong lĩnh vực thuế.21
Nội dung quản lý thuế
Hoạt động quản lý thuế bao hàm nhiều nội dung được quy định cụ thể trong
Điều 3 Luật Quản lý thuế 2006 bao gồm:
Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
Quản lý thông tin về người nộp thuế.
Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
Quản lý thuế được thực hiện bằng các quy chế, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ nhất
định với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do luật quy định.
Do vậy, xét về khía cạnh hành chính thuế, nội dung chính của quản lý thuế sẽ là các trình tự và thủ tục thuế của các đối tượng có liên quan (đối tượng nộp thuế, cơ
quan thuế và các đối tượng khác). Các trình tự và thủ tục thuế - hay là các “quy tắc
ứng xử” này được xây dựng trong mỗi lĩnh vực của công tác quản lý thuế: kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế22… Với mục đích nhằm làm cho các đối tượng liên quan thực hiện đúng các nghĩa vụ luật định về thuế. Thông qua công tác quản lý thuế, các “quy tắc ứng xử” này sẽ được xây dựng, ban hành, hướng dẫn và kiểm tra của cơ quan
thuế.
21
Nguyễn Thị Bất, Vũ Duy Hào (Đồng chủ biên), Giáo trìnhquản lý thuế, Nhà Xuất Bản Thống kê, 2002
22
Quyết toán thuế là việc khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm hoặc khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp. Khi có cơ quan thuế đến kiểm tra, Doanh nghiệp phải chuẩn bị các giấy tờ để báo cáo lên cơ quan thuế
ÂU HOÀNG MẾN 5105973
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 18 SVTH: Lê Hửu Phước 1.2.2.2 Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp FDI
Quản lý về đối tượng chịu thuế và nộp thuế
Đối tượng chịu thuế
Tất cả các khoản thu nhập thu được từ bất kỳ hoạt động kinh tế nào của doanh nghiệp FDI đều là đối tượng chịu thuế TNDN.
Các doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế TNDN (nếu là hợp đồng hợp tác kinh doanh thì thuế TNDN được tính cho từng hợp đồng hợp tác kinh doanh).
Đối tượng nộp thuế
Tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia, người có nghĩa vụ nộp thuế TNDN (thuế
thu nhập công ty) khác nhau. Theo quy định của luật thuế Mỹ và Nhật thì chỉ có tổ
chức kinh tế kinh doanh thì mới phải nộp thuế thu nhập công ty, Thái Lan quy định trong bộ luật thuế thu nhập là chỉ có công ty và các tổ chức hùn vốn có tư cách pháp
nhân mới phải nộp thuế thu nhập công ty.23 Luật thuế TNDN của Việt Nam trước đây quy định đối tượng nộp thuế TNDN khá rộng. Bất kể tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế TNDN. Tuy nhiên sau khi ban hành luật thuế thu nhập cá nhân thì luật thuế TNDN đã được sửa đổi và đối tượng chịu thuế TNDN chủ yếu là các tổ chức có hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật Tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh;
Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp Nhà nước; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công
chứng tư; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.
- Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực.
- Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
23
ÂU HOÀNG MẾN 5105973
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 19 SVTH: Lê Hửu Phước
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây
gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Trong đó cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài được Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của luật thuế TNDN xác định là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông
qua cơ sở này doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
+ Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam.
+ Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp.
+ Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức cá nhân khác.
+ Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài.
+ Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kêt hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Quản lý về căn cứ tính thuế TNDN đối với doanh nghiệp FDI:
Thuế TNDN được xác định dựa trên 2 căn cứ: thu nhập chịu thuế và thuế suất.
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế trong kỳ x thuế suất (%)
Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tình thuế = Doanh thu tính thuế thu nhập trong kỳ - (Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế + Thu nhập khác) - phần chuyển lỗ
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế24 bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác.
24
Kỳ tính thuế là khoảng thời gian để xác định số tiền thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế
ÂU HOÀNG MẾN 5105973
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 20 SVTH: Lê Hửu Phước
Doanh thu tính thuế
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng.
Chi phí
Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật thuế TNDN thì trừ những khoản
chi không được trừ, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng các điều kiện
như sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá
đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: + Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.
+ Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính.
+ Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác.
+ Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ
sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định.
+ Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng.
+ Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
+ Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật. + Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật.
+ Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền
ÂU HOÀNG MẾN 5105973
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 21 SVTH: Lê Hửu Phước
lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng
thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. + Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu.
+ Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp
theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra.
+ Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng
chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước
dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
Thu nhập chịu thuế khác
Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu
tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể
cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển
nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
ÂU HOÀNG MẾN 5105973
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu Trang 22 SVTH: Lê Hửu Phước
Thuế suất
Luật thuế TNDN 2008 quy định mức thuế suất phổ thông là 25%. Để thực hiện Chiến lược cải cách thuế đến năm 2020 là giảm dần mức động viên, Luật sửa đổi bổ
sung một số điều Luật thuế TNDN quy định từ 01/01/2014 áp dụng mức thuế suất phổ
thông là 22%; doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất phổ thông 20% kể từ 01/7/2013. Từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất phổ thông là 20% và mức thuế suất ưu đãi 20% được điều chỉnh giảm xuống còn 17%. Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ
sở kinh doanh.
1.2.2.3 Quy trình công tác quản lý Thuế TNDN đối với doanh nghiệp FDI
Đăng kí và cấp mã số thuế
Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn ĐTNN do Cục thuế trực tiếp quản lý. Việc quản lý thu thuế phải thực hiện theo đúng trình tự quy định của quy trình quản lý thu thuế.
Sau khi nhận được giấy phép đầu tư do cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp đến liên hệ trực tiếp với Cục thuế để nhận tờ khai thuế25 theo mẫu quy định. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai, sau đó gửi tờ
khai cùng với bản sao giấy phép đầu tư (đã công chứng) cho cơ quan Thuế. Cục thuế
tiến hành kiểm tra đầy đủ chính xác các chỉ tiêu trên tờ khai, thực hiện việc cấp mã số
thuế26 cho doanh nghiệp (mã số thuế này được tồn tại trong suốt đời sống của doanh nghiệp); đây là bước khởi đầu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, các chứng từ mua bán,
trao đổi hàng hóa – dịch vụ của doanh nghiệp phải được ghi đầy đủ mã số thuế này.
Xử lý tờ khai chứng từ nộp thuế
Theo quy trình này doanh nghiệp có thể lấy được mẫu tờ khai thông qua phần mềm hỗ trợ tự khai tự nộp trên trang Web của Tổng cục thuế. Thông qua bộ phận một cửa, doanh nghiệp sẽ nộp tờ khai hàng tháng. Phòng Kê khai – Kế toán sẽ tiến hành
25
Tờ khai thuế là văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê khai các thông tin nhằm xác định số thuế phải nộp. Tờ khai hải quan được sử dụng làm tờ khai thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
26
Mã số thuế là một dãy các chữ số được mã hóa theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng người nộp