Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Cho vay tiêu dùng tại NH á châu – PGD nguyễn thái sơn (Trang 37)

 Thứ nhất: Về phía Chính phủ:

Chính phủ ban hành pháp luật về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng còn chậm trễ và không đồng bộ. Thực tế lâu nay những văn bản chi tiết và hướng dẫn thi hành đều rất chậm chễ, nhiều khi chúng còn chồng chéo nhau làm cho các Ngân hàng không biết phải thực hiện theo văn bản nào. Điều này gây khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng.

 Thứ hai: Về phía Ngân hàng, có rất nhiều lý do cho hạn chế này từ phía Ngân hàng như:

+ Truyền thống của Ngân hàng là xây dựng cho mình một hướng đi chủ đạo là chú ý tập trung quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp quốc doanh, các ngành mũi nhọn của nền kinh tế... Còn đối với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là người tiêu dùng Ngân hàng cũng đề ra kế hoạch mở rộng tín dụng đối với các thành phần này nhưng do nhiều khó khăn vướng mắc nên Ngân hàng chỉ thực hiện cho vay với một số đối tượng có thu nhập ổn định, có khả năng thanh toán tốt.

+ Ngân hàng chưa có một chiến lược Marketing Ngân hàng hiệu quả, biểu hiện:

•Chính sách giá cả chưa linh hoạt: Chính sách lãi suất của Ngân hàng chưa linh hoạt theo đối tượng khách hàng, theo mức vay vốn, theo thời hạn. Trong khi các doanh nghiệp Nhà nước được vay với mức lãi suất ưu đãi, doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì vay vốn với mức lãi suất trên thị trường, còn cá nhân người tiêu dùng thì vay vốn với mức lãi suất khá cao, khoảng 24 -27%/năm.

• Chính sách sản phẩm chưa hấp dẫn, chưa thực sự lôi kéo được khách hàng: - Chưa có dịch vụ đi kèm khi cấp tín dụng.

- Phương thức cho vay của Ngân hàng còn hạn chế, chỉ thực hiện vài phương thức chủ yếu: Cho vay từng lần, cho vay trả góp, còn các phương thức khác chưa được sử dụng hoặc có thì còn rất hạn chế. Điều này chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế cũng như người tiêu dùng. Chính vì vậy mà số lượng cá nhân người tiêu dùng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng còn hạn chế.

- Chính sách khách hàng của Ngân hàng không hấp dẫn, chỉ bó hẹp ở các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, chưa có chính sách khách hàng cụ thể đối với cho vay tiêu dùng.

 Thứ ba: Về phía khách hàng:

Rủi ro trong hoạt động tín dụng tiêu dùng là rất lớn. Nguồn bảo đảm chính của Ngân hàng là thu nhập trong tương lai của khách hàng nhưng các nguồn thu nhập này lại chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện khách quan và chủ quan từ phía khách hàng như ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, ý chí trả nợ... điều này làm cho rủi ro từ loại hình tín dụng tiêu dùng cao hơn các loại hình tín dụng khác của Ngân hàng rất nhiều. Đồng thời, mặt bằng thu nhập của dân cư nước ta còn thấp cũng làm hạn chế đi khả năng mua sắm và tiêu dùng của dân cư.

Như vậy, những vướng mắc trong quan hệ tín dụng tiêu dùng giữa Ngân hàng ACB Nguyễn Thái Sơn và cá nhân người tiêu dùng xuất phát từ nhiều nguyên nhân

khách quan và chủ quan, từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Vì vậy, nhiệm vụ lúc này là phải tìm ra các giải pháp đúng đắn và hữu hiệu nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đưa hoạt động cho vay tiêu dùng tại phòng giao dịch ngày càng được mở rộng, tạo được ích lợi hơn nữa cho bản thân Ngân hàng, cho người tiêu dùng, cho nền kinh tế và cho toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Cho vay tiêu dùng tại NH á châu – PGD nguyễn thái sơn (Trang 37)