Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Cho vay tiêu dùng tại NH á châu – PGD nguyễn thái sơn (Trang 27)

Dư nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá về chiều rộng và chiều sâu trong hoạt động tín dụng cuả Ngân hàng, đây là một chỉ tiêu hàng đầu mà bất kỳ một Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm.

Trong những năm gần đây, nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển nhu cầu tiều dùng cá nhân cũng như đa dạng hóa danh mục cho vay, với mục tiêu định hướng trở thành một trong những NHTM cung cấp dịch vụ tín dụng bán lẻ hàng đầu, ACB nói chung và PGD Nguyễn Thái Sơn nói riêng đã phát triển nhiều sản phẩm tín dụng cho

các đối tượng khách hàng cá nhân. Trong giai đoạn 2011 – 2013, dư nợ tín dụng cá nhân của PGD luôn tăng trưởng.

Bảng 2.6: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng ACB PGD Nguyễn Thái Sơn trong giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tỷ lệ tăng % 2012/2011 2013/2012 Tổng Dư nợ 293 319 372 9.7% 17.2% KHCN (tiêu dùng) 47 55 70 17.02% 27.27% KHDN 206 226 265 KHCN (SẢN XUẤT) 40 38 37

(Nguồn: Báo cáo tài chính ACB Nguyễn Thái Sơn)

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng ACB PGD Nguyễn Thái Sơn trong giai đoạn 2011 – 2013 theo phần trăm

Năm 2011 2012 2013

KHDN 71.23% 70.84% 70.3%

KHCN (TIÊU DÙNG) 16.26% 17.49% 18.82%

KHCN (SẢN XUẤT) 12.51% 11.67% 10.88%

Biểu đồ 2.4 .Dư nợ cho vay của chi nhánh phòng giao dịch Nguyễn Thái Sơn

Dư nợ CVTD luôn tăng trưởng qua từng năm.

• Năm 2011 dư nợ cho vay KHCN tiêu dùng đạt 47 tỷ đồng, chiếm 16.26%. • Đến năm 2012 dư nợ cho vay KHCN tiêu dùng đạt 55 tỷ đồng, chiếm 17.49%, tăng 8 tỷ đồng .

• Tổng dư nợ tín dụng năm 2013 tăng 17.2% so với năm 2012, đạt 372 tỷ đồng. Qua đây, ta có thấy, chi nhánh đang có một sự chuyển đổi trong cơ cấu tín dụng của mình, ngân hàng đang dần chuyển dịch từ tín dụng KHDN và KHCN sản xuất sang KHCN tiêu dùng, mặc dù tỷ lệ thay đổi này không lớn nhưng đây là một chính sách đúng đắn của phòng giao dịch. Với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân cũng tăng theo. Ngày nay, nhu cầu của con người không chỉ dừng lại là “cơm no, áo ấm” mà là một nhu cầu hưởng thụ cao hơn “ăn ngon, mặc đẹp”. Do đó, đây là một thị trường đầy tiềm năng nhưng lại ít rủi ro, vì để được chấp nhận vay vốn, các cá nhân phải đảm bảo bằng tài sản thế chấp và thu nhập hàng tháng của mình.

Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng tiêu dùng theo tài sản đảm bảo của ACB PGD Nguyễn Thái Sơn giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DS % DS % DS %

Tổng dư nợ CVTD 47 100% 55 100% 70 100%

- Có TSĐB 30.08 64% 40.15 73% 57.4 82%

- Không có TSĐB 16.92 36% 14.85 27% 12.62 18%

(Nguồn: ACB Nguyễn Thái Sơn)

Qua 3 năm 2011 – 2013, cùng với sự tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, dư nợ CVTD có TSĐB cũng tăng lên tuyệt đối cả về số tuyệt đối và số tương đối, bên cạnh đó, dư nợ CVTD không có TSĐB có sự tăng trưởng không ổn định về số lượng và có xu hướng giảm qua từng năm về số tương đối.

• Năm 2011, dư nợ có TSĐB là 30.08 tỷ đồng, chiếm 64% so với tổng dư nợ CVTD; dư nợ không có TSĐB là 16.92 tỷ đồng, chiếm 36% so với tổng dư nợ CVTD.

• Đến năm 2012, dư nợ có TSĐB đạt 40.15 tỷ đồng, chiếm 73% trong tổng dư nợ tiêu dùng; dư nợ không có TSĐB đạt 14.85 tỷ đồng, chiếm 27% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.

• Năm 2013, dư nợ có TSĐB tiếp tục tăng cả về số lượng và tỷ trọng, đạt 57.4 tỷ đồng, chiếm 82% tổng dư nợ CVTD; dư nợ CVTD không có TSĐB đạt 12.62 tỷ đồng, chiếm 18% tổng dư nợ CVTD.

Như vậy, thực tế là tốc độ tăng của cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo thì chững lại và đang dần giảm xuống còn tốc độ tăng của cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo thì ngày càng tăng lên. Ngân hàng đang có một chiến lược trong việc thay đối cơ cấu về tài sản đảm bảo trong tín dụng tiêu dùng, càng ngày càng giảm tỷ trọng CVTD không có TSĐB và tăng tỷ trọng CVTD có TSĐB. Đây là một chính sách để đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng, giảm nguy cơ mất vốn bằng TSĐB của các món vay.

Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng tiêu dùng theo mục đích vay của ACB PGD Nguyễn Thái Sơn giai đoạn 2011 – 2013

DS % DS % DS %

Tổng dư nợ CVTD 47 100% 55 100% 70 100%

- Dư nợ cho vay

CBCNV 2.35 5% 3.85 7% 5.6 8%

- Dư nợ cho vay

mua nhà 32.9 70% 38.5 70% 50.4 72%

- Dư nợ cho vay

mua ô tô 6.11 13% 6.6 12% 4.9 7%

- Dư nợ cho vay

khác 5.64 12% 6.05 11% 9.1 13%

(Nguồn: ACB Nguyễn Thái Sơn)

Qua bảng 2.9, ta có thể thấy:

• Dư nợ cho vay mua nhà luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ CVTD, và luôn tăng qua từng năm. Năm 2011, dư nợ này đạt 32.9 tỷ đồng, chiếm 70% tổng dư nợ CVTD. Thì đến năm 2012, dư nợ cho vay mua nhà đã đạt 38.5 tỷ đồng, chiếm 70%. Năm 2013, dư nợ này tiếp tục tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối, đạt 50.4 tỷ đồng, chiếm đến 72% tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay mua nhà luôn đạt mức cao, chiếm tỷ trọng lớn là một dấu hiệu tốt. Nhu cầu nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh là vô cùng to lớn và tiềm năng. Thị trường CVTD ngày nay cũng gặp rất nhiều rủi ro đến từ khách hàng. Do đó, khách hàng là một nhân tố hết sức quan trọng có tác động to lớn đến kết quả kinh doanh thị trường này. Thêm nữa, công tác đánh giá khách hàng cần phải hết sức tỉ mỉ, ngân hàng không chỉ cần quan tâm đến tài sản đảm bảo và nhu cầu vay vốn hợp lý, mà còn phải đánh giá các yếu tố khác của khách hàng như: trình độ học vấn, tâm lý, khả năng trả nợ, uy tín...

• Dư nợ cho vay mua ôtô và cho vay CBCNV đang có xu thế giảm tỷ trọng so với tổng dư nợ CVTD. Năm 2011, dư nợ cho vay mua ôtô đạt 6.11 tỷ đồng, chiếm 13% dư nợ CVTD. Năm 2012, dư nợ này đạt 6.6 tỷ đồng, chiếm 12% dư nợ CVTD, mặc dù có một sự tăng lên về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng của dư nợ này giảm so với năm 2012. Đến năm 2013, dư nợ này giảm cả về số

lượng và tỷ trọng so với năm 2012, chỉ đạt 4.9 tỷ đồng, chiếm 7% tổng dư nợ CVTD.

Năm 2012, dư nợ cho vay mua ô tô chỉ giảm về tỷ trọng nhưng vẫn tăng về số tuyệt đối so với năm 2011. Nhưng đến với năm 2013, cả số tuyệt đối và tỷ trọng so với năm 2012. Sự giảm sút của dư nợ cho vay mua sắm ô tô trong năm 2013 có nguyên nhân chính là chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ. Thuế nhập khẩu tăng, tỷ giá ngoại tệ tăng thì nhu cầu về ô tô cũng giảm, đó là một điều phù hợp.

• Dư nợ cho vay khác, vẫn chủ yếu là dư nợ cho vay du học, không chỉ tăng về doanh số mà còn đang chiếm tỷ trọng càng ngày càng cao. Năm 2011, dư nợ cho vay khác đạt 5.64 tỷ đồng, chiếm 12% tổng dư nợ CVTD. Năm 2012, dư nợ này đạt mức 6.05 tỷ đồng, chiếm 11% tổng dư nợ CVTD. Năm 2013, dư nợ cho vay khác đạt 9.1 tỷ đồng, chiếm 13% tổng dư nợ CVTD. Điều này đã chứng minh rằng: mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ sự khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng nhu cầu tiêu dùng cá nhân khác và nhu cầu du học nước ngoài ở địa bàn vẫn rất lớn và càng ngày càng tăng.

Tóm lại, mặc dù dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn chiếm một tỷ trọng khiêm tốn so với tổng dư nợ của phòng giao dịch nhưng cơ cấu cho vay tiêu dùng là khá hợp lý. Chỉ cần nỗ lực nâng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng thì phòng giao dịch sẽ đạt được doanh thu khả quan hơn nữa.

Một phần của tài liệu Cho vay tiêu dùng tại NH á châu – PGD nguyễn thái sơn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w