Hoàn thiện hệ thống marketing

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II TNHH MTV ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 83)

Trước hết, công ty cần phải có một phòng marketing độc lập để phát huy được thế mạnh, tập trung nghiên cứu phát triển thị trường. Việc thành lập phòng marketing phải được tổ chức riêng biệt, tách khỏi phòng kinh doanh, đội ngũ chuyên trách phải có năng lực, trình độ chuyên môn. Phòng marketing nên tổ chức theo mô hình chức năng của marketing, cùng phối hợp với phòng bán hàng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty.

Hình 3.1: Đề xuất sơđồ mô hình tổ chức phòng Marketing TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH TRƯỞNG PHÒNG MARKETING BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU BỘ PHẬN QUẢNG CÁO, KHUYẾN MẠI (Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Trưởng phòng marketing:

Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing, quản lý sản phẩm và truyền thông.

Chịu trách nhiệm mọi hoạt động của phòng marketing, phân công nhiệm vụ và kiểm soát.

Lập và thực hiện chương trình truyền thông như: Khuyến mại, quảng cáo, tài trợ.

Lên kế hoạch quản lý và phân bổ kinh phí cho các hoạt động marketing. Phối hợp thực hiện các chương trình PR, sự kiện với đối tác thuê ngoài. Thiết lập và thực hiện hệ thống thông tin doanh nghiệp, phân tích dữ liệu thiết lập báo cáo trình Ban giám đốc, tham gia và tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược dài hạn.

Bộ phận quảng cáo, khuyến mại:

Lập bản kế hoạch truyền thông chi tiết dựa trên kế hoạch marketing và kế hoạch truyền thông tổng quát của trưởng phòng.

Phối hợp với bộ phận thiết kế để thiết kế thông điệp và hình ảnh truyền thông. Viết thông điệp truyền thông.

Đề xuất phát triển các kênh bán và hoạt động bán, đánh giá và đề xuất cải tiến dịch vụ, sản phẩm.

Cập nhật, tổng hợp thông tin thị trường để hỗ trợ cho việc đánh giá, xây dựng các chiến lược marketing ngắn, trung và dài hạn.

Triển khai các chương trình quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại và hoạt động quảng bá của công ty.

Bộ phận nghiên cứu thị trường:

thái độ, nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó đề xuất các chính sách hoạt động cho công ty.

Lập bảng câu hỏi để khảo sát về chất lượng sản phẩm, giá cả, chất lượng dịch vụ, hệ thống phân phối (dễ dàng đến nơi mua hàng) và chiêu thị (khách hàng có dễ dàng nhận biết thương hiệu, loại sản phẩm, công dụng, tìm sản phẩm đó có dễ không…).

Đưa ra kết quả khảo sát và đánh giá lại chất lượng sản phẩm, giá cả, hệ phân phối và chiêu thị của công ty rồi đưa ra kết quả những ưu và nhược điểm hiện tại của công ty cũng như là dự báo được tốc độ nhu cầu của người tiêu dùng tăng hay giảm, mức giá sản phẩm đã phù hợp với thị trường chưa, sở thích của khách hàng như thế nào…

Bộ phận bán hàng:

Tiếp thị bán hàng và phân phối, chịu trách nhiệm phân phối hàng hoá đến tay người tiêu dùng.

Để thực hiện các công việc trên thì đòi hỏi các chuyên viên marketing phải có trình độ, kiến thức vững chắc. Điều này đang là điểm yếu của công ty. Số lượng nhân viên có bằng cử nhân kinh tế của công ty tương đối khá, tuy nhiên đa số trình độ còn hạn chế và không chuyên trong lĩnh vực marketing. Công ty cần phải có kế hoạch đào tạo nghiệp vụ marketing cho các chuyên viên có năng lực như: Tổ chức các chương trình học chuyên đề marketing, cử các chuyên viên có năng lực học các khoá marketing có chất lượng đào tạo cao trong nước và nước ngoài, tổ chức đưa các chuyên viên đi tham quan, học tập các hãng xăng dầu nước ngoài,…

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II TNHH MTV ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 83)