Bảo vệ các nhân viên tôn giáo

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong bốn công ước geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh (Trang 66)

2.3.2.1. Định nghĩa các nhân viên tôn giáo

Theo Điều 8 (d) Nghị định thư (I) nhân viên tôn giáo là tất cả những người mà thỏa mãn ba điều kiện sau [44, tr.370]:

Thứ nhất, đối tượng là bất kể người nào, dù là binh lính hay dân

thường, ví dụ: giáo sĩ tuyên úy

Thứ ba, những đối tượng này thuộc một trong các lực lượng sau: các

lực lượng vũ trang của một bên trong cuộc xung đột hoặc các đơn vị y tế hay các phương tiện vận tải y tế của một bên trong cuộc xung đột hoặc các đơn vị

y tế hay các phương tiện vận tải y tế thường trực (trừ các tàu bệnh viện) cũng như các nhân viên thuộc các nước và các tổ chức được cử sang với mục đích nhân đạo bao gồm: (a) một nước trung lập hay một nước khác không tham gia xung đột; (b) một tổ chức cứu trợ được một nước như vậy công nhận và cho phép hoạt động; (c) một tổ chức quốc tế vô tư có tính chất nhân đạo; (d) các tổ chức bảo hộ dân sự của một Bên trong cuộc xung đột.

2.3.2.2. Quy tắc bảo vệ các nhân viên tôn giáo [45, tr.327]

Quy tắc bảo hộ nhân viên tôn giáo xuất phát từ quyền con người của họ, bản thân họ là một trong những đối tượng nằm ngoài cuộc chiến, chiến tranh là sự hợp pháp tước đi mạng sống của lực lượng vũ trang của các bên tham chiến, nhưng thật bất công khi tước đi mạng sống của những người này. Họ là những người giúp đảm bảo nhu cầu tâm linh cho tù binh và dân thường, xuất phát từ nghĩa vụ của họ hoặc đôi khi xuất phát từ cái tâm, từ sự nhân đạo. Khi chiến tranh xảy ra, đặc biệt là các tù binh ở trong tù tình trạng chán trường, mệt mỏi của chiến tranh thì nhu cầu tâm linh là cần thiết hơn bao giờ hết, giúp họ tạo được niềm tin trong cuộc sống.

Về nguyên tắc, các nhân viên tôn giáo phải được tôn trọng và bảo vệ trong mọi trường hợp, bất kỳ sự tấn công nào mà nhằm trực tiếp vào các nhân viên tôn giáo hoặc bất kỳ hành động nào xâm phạm các quyền của họ đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật quốc tế, nghiêm cấm các hành vi trả thù nhằm vào họ. Họ không bị bắt buộc làm việc gì khác ngoài chức năng tôn giáo của họ, được tạo điều kiện để tổ chức các nghi lễ tôn giáo, giúp đỡ về mặt tâm linh, tổ chức an táng, nhận và chuyển những lời di chúc của các tù binh sắp chết hoặc cung cấp tài

liệu tôn giáo. Các bên xung đột cần phải tạo điều kiện cho nhân viên tôn giáo trợ giúp về mặt tâm linh đối với những người sắp chết. Họ được phóng thích, hồi hương không chậm trễ ngay sau khi chiến sự kết thúc.

2.3.3. Bảo vệ thường dân

2.3.3.1. Khái quát chung về thường dân

Thường dân là những người sinh sống trên những vùng đang xảy ra chiến sự, họ không tham gia chiến sự, tức không phải là chiến binh và không tham gia một phong trào nổi dậy chống lực lượng chiếm đóng, họ cần sự cứu giúp từ các lực lượng y tế, tôn giáo, các tổ chức nhân đạo quốc tế và trong nước để nhằm thoát khỏi tình trạng chiến tranh: chết chóc, đói khát…

Như vậy có thể liệt kê những trường hợp sau được coi là thường dân: + Thường dân của một bên sống trên lãnh thổ của bên đối phương + Thường dân của một bên đang nằm dưới sự quản lý của bên đối phương ở các vùng bị đối phương chiếm đóng

+ Cư dân sống trên lãnh thổ do tình thế cấp thiết chưa tổ chức thành lực lượng vũ trang chính quy, khi bị bắt thì không công khai mang vũ khí hoặc không tôn trọng luật pháp và tập quán chiến tranh

+ Nhà báo, nhân viên y tế, nhân viên tôn giáo hoạt động tự do, với tư cách cá nhân chứ không do lực lượng vũ trang cử đi.

Bên cạnh đó, để bảo vệ thường dân một cách có hiệu quả và thiết thực thì Công ước (III) và Nghị định thư (I) đã bảo vệ các mục tiêu dân sự như trường học, bệnh viện, các khu chợ dân sự… Đặc biệt, các bên còn tự thiết lập hoặc thông qua thỏa thuận để thành lập các khu vực đặc biệt để bảo vệ dân thường như khu trung lập hóa, các địa điểm không phòng thủ, các khu phi quân sự. Mặt khác, các bên còn thực hiện các hoạt động phòng vệ dân sự như: sơ tán, báo động, cứu vớt, hướng dẫn phòng tránh bằng cách chỉ cho người dân những khu vực nguy hiểm… để bảo vệ quyền cơ bản nhất của những

2.3.3.2. Bảo vệ thường dân trong các lãnh thổ đối phương hoặc bị đối phương chiếm đóng

* Bảo hộ chung cho cư dân trước một số hậu quả do chiến tranh

[44, tr.330-304]

Đối với phần II của Công ước (IV), đối tượng được bảo hộ là tất cả cư dân của các quốc gia trong cuộc xung đột như: kiều dân, doanh nhân nước ngoài, người lao động nước ngoài làm thuê, công dân của bên đối phương tham chiến… Cư dân được trú ẩn ở các khu vực và địa điểm an toàn và bệnh viện hay các khu trung lập hóa để tự bảo vệ quyền an toàn cho mình, hoặc trong trường hợp bị thương, bị bệnh hoặc thuộc các đối tượng bảo vệ đặc biệt như phụ nữ có thai, trẻ em thì được y tế chăm sóc. Và một điều quan trọng để bảo vệ sự sinh tồn của họ khi chiến sự xảy ra, họ được quyền nhận thuốc men, lương thực và quần áo. Đồng thời, pháp luật đảm bảo cho trẻ em dưới 15 tuổi hoặc ly tán gia đình do chiến tranh sẽ không bị bỏ rơi, tạo điều kiện cho các em được thu nhận ở các nước trung lập.

Ta thấy tính phổ quát về quyền con người được áp dụng trong các quy định này rất rõ vì về nguyên tắc ai cũng có quyền sống, quyền được đảm bảo an toàn, quyền có thức ăn. Quy định này bảo vệ cả đối tượng kiều dân của một bên xung đột mà xuất phát từ các lý do liên quan đến xung đột bị quốc gia họ tước quyền tự do hay truy tố về mặt hình sự, mặc dù đối tượng này bị bỏ ngỏ ở các mục khác của Công ước (IV).

* Quy chế và việc đối xử với người được bảo hộ (tức là công dân của các quốc gia tham chiến)

Thứ nhất, trong mọi hoàn cảnh, những người được bảo vệ phải được

tôn trọng về thân thể, danh dự, quyền lợi gia đình, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Họ phải luôn được đối xử nhân đạo và được bảo vệ, đặc biệt là trước các hành động bạo lực hoặc đe dọa bạo lực, sự xỉ vả và xoi mói

Sự đối xử nhân đạo này phải dựa trên cơ sở không có bất kỳ sự phân biệt bất lợi nào về chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, tôn giáo, chính kiến hoặc mọi tiêu chuẩn tương tự khác trừ các quy định liên quan tới sức khỏe, tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, vì lí do chiến tranh, các bên xung đột có thể thi hành những biện pháp kiểm soát và an ninh cần thiết đối với người được bảo vệ trong tay họ.

Thứ hai, để cụ thể hóa nghĩa vụ bảo vệ thường dân, Công ước (IV) và

Nghị định thư (I) đã đưa ra một số hành động cấm cụ thể [44, tr.311-312]:

+ Cấm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe thân thể hay tinh thần của con người như giết hại, tra tấn dưới mọi hình thức (tinh thần hay thân thể), sử dụng cực hình, cắt bỏ các bộ phận trên cơ thể, thí nghiệm y học và khoa học hoặc xâm hại đến nhân phẩm con người như làm nhục, cưỡng bức làm mại dâm, cưỡng hiếp.

+ Cấm cưỡng bức về mặt thể chất hoặc tinh thần người được bảo hộ để buộc họ hoặc bên thứ ba cung cấp tin tức.

+ Cấm các hình phạt tập thể, cướp bóc, trả thù.

Thứ ba, khi các bên xung đột tấn công, để bảo vệ dân thường, Nghị định thư (I) (các Điều 51,52,53,54,55,56) quy định một số dạng tấn công bị cấm [44, tr.392-395]:

+ Cấm tấn công hoặc đe dọa tấn công với mục đích gây khủng khiếp cho thường dân hoặc với mục đích trả thù vào thường dân, các cá nhân dân sự, mục tiêu dân sự hoặc tấn công không phân biệt tức là tấn công không nhằm vào một mục tiêu quân sự nhất định nào hoặc sử dụng các phương pháp hay phương tiện chiến đấu mà tác hại của nó không thể giới hạn vào mục tiêu quân sự.

+ Cấm hoặc hạn chế tiến hành một số phương pháp chiến tranh tác động trực tiếp đến đời sống của thường dân:

(i) gây nạn đói [45, tr.108]

Theo Nghị định thư(I) Điều 54(2) và Nghị định thư (II) Điều 14 đều quy định cấm sử dụng nạn đói như là một phương chiến tranh để chống lại dân thường, dù bất cứ lí do gì, đồng thời yêu cầu các bên tham chiến phải bảo vệ những tài sản thiết yếu cho sự sống còn của thường dân (cụ thể là đất đai canh tác, công trình thủy lợi, nguồn nước, giống vật nuôi, cây trồng…) không được tấn công, phá hủy, lấy đi hoặc làm mất giá trị sử dụng hoặc biến các tài sản đó thành đối tượng của các cuộc trả thù trừ trường hợp ngoại lệ thì các bên tham chiến có thể sử dụng tài sản ấy tuy nhiên có những điều kiện cụ thể và các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đó.

(ii) Cưỡng bức lao động hoặc cưỡng bức tuyển dụng vào quân đội [45, tr.111]: Những hành động này diễn ra khá phổ biến trong các cuộc xung đột vũ trang trước đó và vẫn xảy ra trong chiến tranh hiện đại,

Những thường dân bị bắt với những cáo buộc vi phạm nhỏ nhặt, và các bên tham chiến viện lý do đó để buộc thường dân phải phục dịch, cưỡng bức lao động hoặc ép phải làm việc tại các chốt kiểm soát nơi bên đối phương đang giao chiến nếu không làm thì sẽ tra tấn trong thời gian giam giữ hoặc dọa giết nếu không chịu hợp tác [47].

Tình trạng này theo báo cáo của tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch vẫn còn tồn tại ở miền Đông Ukraine. Hơn nữa, việc ép dân thường vào nhập ngũ là tình trạng cũng rất phổ biến trong lịch sử, đẩy họ vào tình trạng làm bia đỡ đạn cho bên tham chiến như trong một số giai đoạn của cuộc chiến tranh Việt Nam, thực dân Pháp và Mỹ đã từng đưa những người dân Việt Nam làm bia đỡ đạn trong chiến tranh thuộc địa. Chính vì thế các quy định về tuyển quân, lao động có ý nghĩa rất quan trong trong việc bảo vệ quyền lợi của thường dân.

Theo Điều 51 Công ước (IV), thường dân sẽ không bị ép buộc phải phục vụ trong các lực lượng vũ trang đối phương; nghiêm cấm những hành động gây sức ép hay tuyên truyền để lôi kép, ép buộc thường dân phải nhập ngũ đặc biệt là trẻ em dưới 15 tuổi. Các quốc gia chiếm đóng chỉ có thể bắt buộc thường dân phải lao động nếu họ trên 18 tuổi, họ không phải thực hiện những công việc liên quan đến quân sự mà chỉ làm các công việc như dịch vụ công ích, phục vụ ăn, ở, mặc… tức là các công việc thuộc lĩnh vực dân sự. Họ được đảm bảo những điều kiện khi làm việc như thù lao, trang thiết bị, số giờ làm việc, hưởng tai nạn, bệnh nghề nghiệp.

Thứ tư, thường dân ở trong các lãnh thổ đối phương hoặc bị chiếm

đóng hoặc thuộc sự kiểm soát của một bên xung đột được quyền hưởng các hoạt động cứu trợ:

Thường dân sẽ được hưởng sự trợ giúp cả về vật chất lẫn sức người. Sự trợ giúp về mặt vật chất như thuốc men, quần áo, thực phẩm thiết yếu… để đảm bảo sự tồn tại của họ. Trợ giúp về sức người tức là các nhân viên cứu trợ, đặc biệt là phục vụ việc vận tải và phân phát hàng cứu trợ. Các quốc gia phải có trách nhiệm tạo điều kiện, tiếp nhận, bảo vệ các lô hàng cũng như tôn trọng những nhân viên cứu trợ để hoạt động nhân đạo này có thể phát huy một cách hiệu quả trong việc bảo vệ quyền con người của người dân trừ những trường hợp ngoại lệ đặc biệt.

2.3.4. Bảo vệ những đối tượng đặc biệt trong xung đột vũ trang (phụ nữ, trẻ em, phụ nữ có thai)

Phụ nữ và trẻ em luôn là đối tượng cần được chăm sóc và bảo vệ không chỉ trong thời bình mà còn trong thời chiến. Bởi họ rất dễ bị lạm dụng, lợi dụng tình dục hoặc cưỡng bức sức lao động khiến họ phải chịu nỗi đau về thể xác và tinh thần hoặc đối với trẻ em thực sự rất đáng thương nếu bị đẩy vào chiến trường làm bia đỡ đạn. Điều này dễ khiến họ bị đẩy vào tình trạng

hoảng loạn, tâm thần. Chính vì thế, việc bảo vệ những đối tượng này là cần thiết vô cùng. Đối với phụ nữ, họ phải được bảo vệ chống lại sự cưỡng hiếp, buộc làm gái mại dâm hay mọi hình thức ô nhục khác. Đối với phụ nữ có thai hoặc có con còn nhỏ thì được đối xử đặc biệt, trong trường hợp chịu hình phạt tử hình thì các bên xung đột cố gắng tránh tuyên hình phạt này. Đối với trẻ em, trẻ em phải được tôn trọng, chăm sóc, giúp đỡ đặc biệt và chống mọi hình thức làm nhục, chống lại sự lôi kéo, ép buộc vào lực lượng vũ trang. Đồng thời, các bên phải thi hành mọi biện pháp để đảm bảo trẻ em dưới 15 tuổi không tham gia chiến sự.

2.4. Các biện pháp bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong việc thực thi các quy định của bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung

2.4.1. Các biện pháp quốc gia

* Trách nhiệm chuyển nội dung các văn kiện sang ngôn ngữ quốc gia và

chuyển hóa nội dung văn kiện vào hệ thống pháp luật quốc gia [45, tr.460]:

Việc quy định trách nhiệm này được thể hiện ở trong bốn Công ước và Nghị định thư (I) với nội dung là các quốc gia thành viên phải chuyển tất cả các Điều ước nhân đạo từ ngôn ngữ quốc tế sang ngôn ngữ quốc gia mình, chuyển các nội dung cơ bản của bốn Công ước và hai Nghị định thư bổ sung vào trong hệ thống pháp luật quốc gia, đặc biệt là chế tài hình sự để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm nghiêm trọng. Yêu cầu này là điều kiện tất yếu để các nước có thể thực hiện Luật Geneva vào trong từng quốc gia và là bước đầu tiên để giúp cho người dân, binh lính, người lãnh đạo tiếp cận với các nội dung của luật.

* Phổ biến, giáo dục nội dung của Công ước và hai Nghị định thư đối với người đứng đầu nhà nước, binh lính thuộc lực lượng vũ trang, cán bộ y tế, toàn thể nhân dân

nội dung là các quốc gia thành viên phải cam kết sẽ phổ biến càng rộng càng tốt, trong thời bình cũng như trong thời chiến nội dung Công ước ở nước mình, trước hết là chương trình huấn luyện quân sự, sau đó nếu có điều kiện thì xây dựng chương trình giáo dục dân sự, các khóa đào tạo. Như vậy, đối tượng để phổ biến và giáo dục là toàn thể nhân dân trong đó bao gồm binh lính, thường dân, cán bộ y tế, người lãnh đạo… Đặc biệt theo Điều 6, khoản 1, Nghị định thư (I) các quốc gia cần nỗ lực để đào tạo những cán bộ tư vấn pháp lý có mặt trong trường hợp cần thiết để tư vấn và hướng dẫn phù hợp với nội dung Công ước. Từ đó, hình thành trong toàn thể nhân dân thói quen pháp lý hành động và xử lý vi phạm theo nội dung Công ước.

* Xử lý vi phạm bằng hệ thống pháp luật của quốc gia thành viên:

Với việc thể chế những nội dung của Luật Geneva vào pháp luật quốc gia, quốc gia là chủ thể duy nhất sử dụng những quy định của luật áp dụng trên thực tế để xét xử và trừng trị những nghi can vi phạm theo đúng pháp luật.

* Ngoài ra, các quốc gia còn là chủ thể trực tiếp xây dựng các khu vực

an toàn và bệnh viện, thiết lập các khu trung lập hóa, phân biệt rõ ràng mục

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong bốn công ước geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)