Lính đánh thuê

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong bốn công ước geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh (Trang 58)

Vấn đề lính đánh thuê xuất hiện từ thế kỷ XVIII cho đến ngày nay vẫn là một vấn đề loài người đang phải đối mặt. Chúng ta có thể kể đến Hoa Kỳ là một quốc gia sử dụng lính đánh thuê nhiều nhất trên thế giới và Châu Phi được xem là vùng đất phát triển nghề đánh mướn mạnh nhất. Những người lính đánh thuê có mặt tại đây không ngoài mục đích kiếm tiền, để được trả từ vài chục đến vài ngàn USD mỗi tháng, bất chấp việc họ đã bị biến thành "bia

đỡ đạn" cho quân đội thuê họ. Điển hình vào tháng 7/2004, tại Iraq: “4 lính

đánh thuê của công ty an ninh Blackwter thiệt mạng khi bị rơi vào ổ phục kích của quân phiến loạn, 4 nhân viên khác của Blackwater đã bị thiêu sống tại Fallujah” [8]. Vậy câu hỏi đặt ra là lính đánh thuê đã thực sự được bảo vệ

chưa và tại sao vẫn còn tình trạng lính đánh thuê bị giết, thiêu sống, thiệt mạng, vẫn bị xử như tội phạm khi bị một bên xung đột bắt giữ chứ không được phép hồi hương sau khi chiến tranh kết thúc như các tù binh. Chúng ta

sẽ phân tích khái niệm “lính đánh thuê” để trả lời rõ hơn về vấn đề này. Định nghĩa về “lính đánh thuê” được chấp nhận rộng rãi nhất, mặc dù không được

xác nhận bởi một số quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ - được quy định trong Điều 47 Nghị định thư (I) mà trước đó các Công ước Geneva năm 1949 không có quy định cụ thể nào về vấn đề này, theo đó, lính đánh thuê là bất cứ người nào mà đáp ứng các yếu tố sau [44, tr.390]:

a) Được tuyển lựa một cách đặc biệt ở trong hay ngoài nước để chiến đấu trong cuộc xung đột vũ trang

b) Thực tế có tham gia trực tiếp vào các cuộc xung đột

c) Tham gia các cuộc xung đột chủ yếu để đạt được lợi ích cá nhân và được một bên trong cuộc xung đột hay người đại diện cho bên tham gia xung đột đó hứa thưởng lương cao hơn rõ rệt so với lương được trả cho những chiến binh có cấp bậc tương đương trong các lực lượng vũ trang của bên đó

d) Không phải là công dân của một bên trong cuộc xung đột và không

phải là người cư trú trên lãnh thổ do một bên trong cuộc xung đột kiểm soát

e) Không phải là thành viên của các lực lượng vũ trang của một bên trong cuộc xung đột

f) Không do một nước không tham gia cuộc xung đột chính thức phái đến với danh nghĩa là thành viên của các lực lượng vũ trang của bên đó.

Việc đưa ra định nghĩa “lính đánh thuê” không thể bảo vệ quyền lợi

của lính đánh thuê vì những lí do sau:

Thứ nhất, để các lính đánh thuê trên thực tế trở thành lính đánh thuê

theo quy định của Nghị định thư (I) thì phải thỏa mãn cả sáu điều kiện trên thì rất khó khăn, ví dụ như nó sẽ là rất khó khăn để chứng minh rằng một lính đánh thuê được trả tiền cắt cổ, khi tham chiến bị bắt thì đương nhiên sẽ chịu sự kiểm soát của một trong các bên tham chiến tức phải cư trú trên lãnh thổ do một bên xung đột kiểm soát, có thể xảy ra tình trạng lách luật như các bên tham chiến yêu cầu lính đánh thuê phải thay đổi quốc tịch cùng bên tham chiến..

Thứ hai, định nghĩa lính đánh thuê không bao gồm những đối tượng

được sử dụng trong các tình huống khác như trong các cuộc bạo loạn, đảo chính, lật đổ, phá hoại trật tự hiến định của một quốc gia hay phá hoại sự toàn vẹn của một lãnh thổ…

Khi tìm hiểu lính đánh thuê người ta thường bắt gặp những thuật ngữ “

tại sao lính đánh thuê mà không được gọi là lính đánh thuê” và tại sao các

quốc gia thành viên lại đồng ý quy định quá ngặt nghèo các điều kiện của lính đánh thuê như thế. Điều này xuất phát từ lí do chính trị đó là các quốc gia thành viên không muốn mang tiếng họ vô trách nhiệm nên họ mới quy định trong luật. Nhưng đồng thời họ quy định tiêu chuẩn lính đánh thuê cao bởi vì phần lớn họ muốn trốn trách trách nhiệm, bồi thường cho những đối tượng đó. Khi các quốc gia thành viên bắt được lính đánh thuê thì quốc gia có quyền tuyên bố họ được hưởng quy chế tù binh hay từ chối nó thì điều này phụ thuộc vào lương tri, sự nhân đạo của từng quốc gia.

Tuy nhiên, quyền lợi của lính đánh thuê sẽ được hưởng sự bảo hộ tại Điều 75 Nghị định thư (I). Cụ thể quyền lợi của lính đánh thuê được bảo vệ bởi:

* Cấm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe thân thể hay tinh thần của con

người như giết hại, tra tấn, dùng cực hình, cắt bỏ các bộ phận trên cơ thể…

* Quyền được xét xử công bằng: lính đánh thuê không bị một ai trừng

trị về một hành vi phạm pháp nếu không dựa trên cơ sở trách nhiệm hình sự cá nhân, không bị kết án hay thi hành hình phạt khi chưa có phán quyết của tòa án, không bị buộc tội hoặc bị kết án nếu đã có những hành động hoặc những thiếu sót mà không cấu thành một hành vi phạm tội thể theo luật trong nước hay luật quốc tế vào lúc họ thực hiện hành động đó, sẽ được coi là vô tội cho đến lúc có bản án của một tòa án.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong bốn công ước geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)