Bảo vệ tù binh

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong bốn công ước geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh (Trang 49)

2.2.2.1. Định nghĩa tù binh

Trong bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư không có một định nghĩa cụ thể về tù binh mà chỉ đề cập trong Điều 4(a) Công ước (III) và các Điều 43, 44 Nghị định thư (I) những đối tượng nào được coi là tù binh. Nguyên tắc chung để được công nhận là tù binh theo Công ước thì phải đáp ứng hai điều kiện: điều kiện được công nhận là lực lượng vũ trang và điều kiện thỏa mãn quy chế chiến binh. Về điều kiện được công nhận là lực lượng

vũ trang thì lực lượng, các nhóm và các đơn vị vũ trang phải có tính tổ chức,

tức là đặt dưới quyền chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới và có tính kỉ luật nội bộ để đảm bảo tôn trọng luật lệ của luật pháp quốc tế. Về điều kiện quy chế chiến binh thì họ phải tuân thủ các dấu hiệu sau [45, tr.336]:

+ Tự phân biệt giữa họ và dân thường bằng cách mang dấu hiệu riêng cố định và ở xa có thể phân biệt được

+ Công khai mang vũ khí

+ Theo đúng luật pháp và tập quán chiến tranh

Nếu không thỏa mãn hai điều kiện trên thì sẽ không được coi là tù binh.

Như vậy, ta có thể định nghĩa về tù binh như sau: “bất kỳ thành viên lực

binh nào bị bắt giữ cũng có thể được coi là tù binh” [45, tr.334]. Tuy nhiên,

một số trường hợp ngoại lệ sau dù không thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu vẫn

được coi là tù binh, cụ thể:

+ Do tính chất chiến sự nên các chiến binh không thể tự phân biệt mình với thường dân bằng quân phục hoặc các dấu hiệu phân biệt từ xa thì họ vẫn được coi là tù binh trong trường hợp họ bị bắt nếu họ đã tự phân biệt mình bằng cách công khai mang vũ khí trong chiến đấu và trong quá trình dàn quân chuẩn bị tấn công mà đối phương có thể nhìn thấy.

+ Những người đi theo các lực lượng vũ trang nhưng không trực tiếp tham gia các lực lượng vũ trang như nhân viên dân sự thuộc phi hành đoàn trên máy bay quân sự, phóng viên chiến tranh, nhà cung ứng, những người trong các đội lao công hay các cơ quan phụ trách vấn đề sinh hoạt của các lực lượng vũ trang, với điều kiện họ đã được các lực lượng vũ trang cho phép đi theo, các lực lượng này phải cấp cho họ một thẻ căn cước tương tự mẫu thẻ in ở phần phục lục của Công ước (III).

+ Dân chúng của một lãnh thổ không bị chiếm đóng đã tự động đứng lên cầm vũ khí chống quân xâm lược mà chưa đủ thời gian để tự tổ chức thành những lực lượng vũ trang chính quy với điều kiện là họ công khai mang vũ khí và tôn trọng luật pháp và tập quán chiến tranh.

+ Thủy thủ đoàn của các đội thương thuyền, thuyền trưởng, hoa tiêu, phụ hoa tiêu, nhân viên ngành hàng không dân dụng

Một số đối tượng thì được đối xử như tù binh bao gồm những chiến binh của nước bị chiếm đóng bị bên chiếm đóng bắt trên lãnh thổ bị chiếm đóng; những chiến binh trong lực lượng vũ trang của các bên xung đột bị các nước trung lập hay các nước không tham chiến quản thúc theo pháp luật quốc tế, trừ khi có thỏa thuận khác giữa các nước liên quan; nhân viên y tế và tôn giáo. Một số đối tượng khi bị bắt không được hưởng quy chế tù binh: chiến

binh có hành động xảo trá vi phạm quy tắc tự phân biệt và công khai mang vũ khí, lính đánh thuê, lính biệt kích, gián điệp.

2.2.2.2. Những quy tắc về bảo vệ và đối xử đối với tù binh * Quyền của tù binh

Thứ nhất, quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm trong mọi trường hợp: Điều 14 Công ước (III) khẳng định: “tù binh có quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm trong mọi trường hợp” [44, tr.235]. Quyền được tôn

trọng danh dự, nhân phẩm được thể hiện ở chỗ trước khi họ bị bắt họ có các quyền dân sự nào thì được giữ nguyên sau khi trở thành tù binh, trừ trường hợp đặc biệt thì nước giam giữ có thể hạn chế quyền của tù binh nhưng chỉ trong tình trạng giam giữ đòi hỏi.

Khi tù binh nằm trong tay của đối phương bản thân họ lúc đó là đối tượng dễ bị tổn thương bởi rất nhiều lí do: không biết ngôn ngữ, trình tự, thủ tục pháp lí như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình; sự đối xử nhân đạo ở mức nào phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia, cá nhân quản thúc họ. Vì thế, quy định tại Điều 17 Công ước (III) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền dân sự, thân thể và danh dự của tù binh:

Không được tra tấn tù binh về thể chất hoặc tinh thần, hay cưỡng ép họ dưới bất kì hình thức nào nhằm bắt họ cung cấp thông tin với bất kỳ loại nội dung nào. Tù binh từ chối không trả lời thì không bị đe dọa, nhục mạ, hoặc chịu bất kỳ sự bất lợi và thua thiệt dưới bất kì hình thức nào [44, tr.236].

Trong trường hợp cần phải trả tự do một phần hoặc hoàn toàn là điều kiện để có thể giúp cải thiện tình hình sức khỏe của tù binh thì các bên giam

giữ cần tiến hành việc làm này.

Thứ hai, quyền được đối xử nhân đạo [44, tr.235]: Đối với tù binh thì

toàn vào ý chí chủ quan của bên xung đột vũ trang. Chúng ta có thể thấy những bị can, bị cáo phạm tội trong quốc gia của chính họ đôi khi còn bị xử oan sai, vẫn còn tình trạng mớm cung, đánh đập khi tra hỏi bị báo chí phanh phui như vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) thì chúng ta mới thấy được tình trạng của tù binh sẽ thế nào nếu không quy định những nguyên tắc này trong luật. Pháp luật quy định tù binh phải được đối xử nhân đạo. Cụ thể, nước giam giữ không được có những hành động hay thiếu sót không hợp pháp gây tử vong hoặc đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của tù binh dưới sự quản thúc của mình, những hành vi này đều bị nghiêm cấm và là những hành động vi phạm nghiêm trọng. Quy định nghiêm cấm những hành động gây thương tật thể chất, các thí nghiệm y học, khoa học đối với tù binh.

Sự nhân đạo còn được thể hiện trong việc quy định trách nhiệm của các nước giam giữ, nước thành viên được chuyển giao quyền quản lý tù binh. Dù là quốc gia nào thì phải có trách nhiệm bảo vệ tù binh kể cả khi gặp khó khăn, trục trặc cũng phải thi hành mọi biện pháp hiệu quả để khắc phục tình hình, trong trường hợp nước được chuyển giao quyền quản lý tù binh không thể hoàn thành trách nhiệm thì phải gửi trả lại tù binh cho nước chuyển giao quyền quản lý tù binh.

Tính nhân đạo thể hiện xuyên suốt trong các quy định của Công ước nhưng nổi bật nhất thể hiện ở chế độ kỷ luật áp dụng với tù binh: chế tài hình sự và chế tài kỉ luật. Việc áp dụng hình phạt lúc nào cũng tuân thủ nguyên tắc

“sĩ quan, hạ sĩ quan và quân nhân tù binh không phải chịu một chế độ đối xử khắc nghiệt hơn chế độ áp dụng đối với các quân nhân đồng cấp của nước giam giữ cùng phạm một hành vi, tức dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử” [44, tr.263]. Trong chừng mực có thể, pháp luật khuyến khích sử

dụng các biện pháp kỉ luật hơn là các biện pháp truy tố. Trong khi áp dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giữ, nên không có nghĩa vụ phải trung thành với nước cầm giữ, và việc họ thuộc thẩm quyền quản lý của nước cầm giữ là do những hoàn cảnh ngoài ý muốn của họ” [44, tr.262] là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt, cấm

các hình phạt có tính chất nhục hình như xâm phạm đến thân thể, phạt giam ở những nơi không có ánh sáng… Đối với hình phạt tử hình, tòa án hoặc nhà chức trách khi quyết định thì vẫn phải cân nhắc vị thế đặc biệt của tù binh đó là do không phải là công dân của nước cầm giữ. Có một số ưu tiên nhân đạo đối với một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai và có con nhỏ thì trong chừng mực có thể không tuyên án tử hình, nếu có thì cũng phải hoãn việc tử hình. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải tuân thủ triệt để nguyên tắc giả định vô tội và không được ép cung, nguyên tắc xét xử công khai, không được trừng phạt bị cáo hai lần vì cùng một hành vi phạm tội, trong bất cứ trường hợp nào, chế tài kỉ luật cũng không được mang tính chất vô nhân đạo, tàn bạo làm nguy hại đến sức khỏe của tù binh.Tù binh được tự mình hoặc nhờ người khác thực hiện quyền bào chữa của mình.Trong quá trình tù binh chịu những hình thức kỉ luật thì được hưởng những quyền dân sự cơ bản như tập thể dục, ở ngoài trời ít nhất hai giờ một ngày, được nhận và gửi thư. Trong trường hợp tù binh đào thoát không thành công và bị bắt lại, kể cả trước đó để đạt mục đích đào thoát họ dùng mọi biện pháp nhưng không dùng bạo lực đối với người khác như xâm phạm đến tài sản công cộng, ăn cắp không phải để làm giàu, làm và sử dụng giấy tờ giả mạo, mặc áo thường dân… thì chỉ áp dụng chế tài kỉ luật, việc sử dụng vũ khí đối với tù binh được coi là biện pháp cuối cùng trước đó đã cảnh cáo họ.

Thứ ba, quyền được đối xử bình đẳng với mọi tù binh [45, tr.347]: Tất

cả các tù binh của nước giam giữ đều được đối xử như nhau, không chịu bất kỳ sự phân biệt bất lợi nào, dựa trên chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, chính kiến… trừ trường hợp liên quan đến cấp bậc, giới tính, lí do sức khỏe, tuổi

tác, khả năng chuyên môn. Việc đối xử công bằng không chỉ áp dụng tù binh với nhau, tính công bằng còn thể hiện ở hai đối tượng giữa sỹ quan, hạ sỹ quan và quân nhân tù binh với quân nhân đồng cấp của nước giam giữ cùng phạm một hành vi.

* Những quy tắc về bảo đảm điều kiện giam giữ về vật chất của tù binh

+ Về điều kiện ở: Nước giam giữ phải tuân thủ nguyên tắc không phân

biệt đối xử giữa tù binh với quân đội của nước giam giữ đóng trong cùng một

vùng, họ phải được ở “với những điều kiện thuận lợi tương đương với quân

đội của Nước giam giữ đóng trong cùng một vùng” [44, tr.240], có tính đến

phong tục, tập quán của tù binh. Tù binh phải được ở trong không gian đủ ánh sáng, đủ lượng khí, đủ sưởi ấm, không bị ẩm thấp.

+ Về điều kiện ăn: Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người, để

con người có thể tồn tại chính vì thế các nước cầm giữ tuyệt đối không được

thi hành những biện pháp kỉ luật “bỏ đói tập thể” đối với tù binh, đó là sự đối

xử vô nhân tính và vi phạm nghiêm trọng quyền thiết thân của họ. Để chứng minh quy tắc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, chúng ta có thể kể đến trong

chiến tranh Việt Nam, Nhật đã dùng chính sách “nhổ cỏ trồng đay” gây nạn

đói khủng khiếp cho nhân dân ta, hàng triệu người bị chết. Một chính sách vô nhân đạo trong về ăn uống được thể hiện rất rõ trong quy tắc ở nhà tù Phú

Quốc là "ăn cơm nhạt tức là tù nhân không được ăn muối, sau hai tháng mắt

sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn” [16]. Vì thế, nước giam giữ

phải bảo đảm khẩu phần ăn hàng ngày đủ cả về chất, lượng, chủng loại. Việc thực hiện nghĩa vụ này ở mỗi nước là không giống nhau đặc biệt khó có thể thực hiện tốt ở những nước nghèo, kém phát triển như Châu phi vì nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng quốc gia cũng như ý thức con người, tính nhân đạo của quốc gia.

thiểu, trong trại tù binh phải có căng tin để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ với giá cả thị trường ở địa phương đó.

+ Về điều kiện vệ sinh: Theo Điều 29 quy định trong công ước (III): “Nước giam giữ có trách nhiệm thi hành tất cả những biện pháp vệ sinh cần

thiết để đảm bảo cho các trại được sạch sẽ, hợp vệ sinh và để phòng ngừa dịch bệnh” [44, tr.241]. Việc giữ vệ sinh đóng vai trò rất quan trọng trong

việc bảo vệ các quyền lợi về sức khỏe, tránh các dịch bệnh đặc biệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các bên giam giữ phải cung cấp trang thiết bị buồng tắm, vòi hoa sen, cung cấp đủ nước, xà phòng… đủ đáp ứng cho nhu cầu vệ sinh và giặt quần áo.

+ Về đảm bảo y tế: Mỗi một trại phải có đủ bệnh xá để chăm sóc y tế,

có các phòng cách ly dành cho những người mắc bệnh truyền nhiễm hay bệnh tâm thần, trường hợp tù binh bị bệnh nặng thì phải được tiếp nhận ở bất kỳ cơ sở y tế nào, tù binh được quyền đến các cơ quan y tế để khám bệnh, tù binh được khám sức khỏe định kì một tháng một lần, nước giam giữ phải tạo điều kiện cho tù binh được chính nhân viên y tế nước mình hoặc quốc tịch với mình chăm sóc.

Nhìn chung những quy định trên dựa trên những quy tắc về nhân quyền để đưa ra những nguyên tắc để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho họ. Tuy nhiên, các nước khác nhau với thể chế chính trị, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế… sẽ khiến việc đảm bảo này trên thực tế sẽ rất khác nhau.

* Những quy tắc về đảm bảo điều kiện giam giữ về tinh thần của tù binh Thứ nhất, về sinh hoạt tôn giáo [44, tr.244]: Các tù binh được tự do

thực hiện các hoạt động tôn giáo, lễ nghi tôn giáo nhưng phải tuân theo các biện pháp kỷ luật thông thường do bên giam giữ đặt ra, những giáo sỹ tuyên úy hoặc tù binh có chức sắc tôn giáo được tạo điều kiện thực hiện các nghi lê tôn giáo đối với người đồng đạo.

Thứ hai, về các sinh hoạt tinh thần, thể thao, giải trí [44, tr.245]: Khi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trở thành tù binh họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như: sống trên đất nước không phải quê hương của mình, xa gia đình người thân, ngôn ngữ bất đồng… họ dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, chán nản, trầm cảm, stress. Vì thế, các sinh hoạt tinh thần, thể thao, giải trí có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp họ sống khỏe, lạc quan hơn. Nên, trong Điều 38 Công ước (III) yêu cầu nước giam giữ tôn trọng sở thích cá nhân của tù binh, tạo điều kiện cho các hoạt động trí tuệ, giáo dục, giải trí và thể thao, đồng thời có các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động đó như cung cấp phòng ốc, trang thiết bị cần thiết. Bên cạnh đó, các nước giam giữ phải đảm bảo liên lạc thư tín của họ đối với gia đình và người thân.

* Những quy tắc về cứu trợ tù binh [44, tr.256]:

Tù binh được nhận các đồ cứu trợ từ cá nhân, cơ quan, tổ chức, Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế những đồ dùng, vật phẩm phục vụ cho thể chất cũng như tinh thần bao gồm: thực phẩm, quần áo, thuốc men, những đồ vật để đáp ứng nhu cầu về tôn giáo, học tập hay giải trí, sách vở, đồ thờ, dụng cụ khoa học, đồ tập thể thao…

* Những quy tắc về sử dụng sức lao động của tù binh [44, tr.248-250]:

Khi trở thành tù binh thì tất yếu họ sẽ bị hạn chế một số quyền nhất

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong bốn công ước geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh (Trang 49)