5. Những đóng góp mới của đề tài
3.1.2. Đặc điểm phân bố của Oribatida theo tầng và theo mùa
vùng nghiên cứu
Các kết quả phân tích đặc điểm phân bố của Oribatida được thể hiện ở bảng 3.1 và bảng 3.3.
Số loài Oribatida cả khu vực nghiên cứu là 52 loài, trong đó 37 loài có mặt vào mùa mưa, 27 loài có mặt vào mùa khô (bảng 3.1).
Về sự phân bố Oribatida theo mùa, kết quả phân tích bảng 3.1 cho thấy: - 25 loài chỉ có mặt vào mùa mưa (chiếm 48,1% tổng số loài ở khu vực nghiên cứu).
- 15 loài chỉ có mặt vào mùa khô (chiếm 28,8% tổng số loài ở khu vực nghiên cứu).
- 12 loài có mặt ở cả hai mùa (chiếm 23,1 % tổng số loài ở khu vực nghiên cứu).
Sự phân bố theo tầng sâu thẳng đứng trong HST đất ở KVNC: - Tầng rêu (I+1)
+ Số loài: xuất hiện ở mùa mưa là 8 loài và ở mùa khô là 8 loài.
+ Số loài chung xuất hiện ở cả hai mùa là 2 loài: Eremulus flagellifer Berlese, 1908, Scheloribates laevigatus (C. L. Koch, 1836).
- Tầng lá (I0)
+ Số loài xuất hiện ở mùa mưa là 13 loài và ở mùa khô là 17 loài.
+ Số loài xuất hiện ở cả hai mùa là 2 loài: Scheloribates laevigatus (C. L. Koch, 1836), Pergalumna longisetosa (Balogh, 1960).
- Tầng đất 0-10 cm (I-1)
+ Số loài xuất hiện ở mùa mưa là 18 loài, ở mùa khô là 15 loài.
+ Số loài xuất hiện ở cả hai mùa là 7 loài: Lohmannia javana Balogh,
1961, Eremulus flagellifer Berlese, 1908, Brasilobates rhomboideas
laevigatus (C. L. Koch, 1836), Galumnella subareolata (Mahunka, 1969), Pergalumna longisetosa (Balogh, 1960).
- Tầng đất 11-20 cm (I-2)
+ Số loài xuất hiện ở mùa mưa là 14 loài, ở mùa khô là 7 loài.
+ Số loài xuất hiện ở cả hai mùa là 2 loài: Haplacarus foliatus
Wallwork, 1962, Galumnella subareolata (Mahunka, 1969).