Xƣng hô thể hiện mức độ tình cảm không thân mật, thiếu lịch sự

Một phần của tài liệu Giao tiếp vợ chồng trong gia đình quan lại địa chủ phong kiến giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 56)

6. Bố cục khóa luận

2.4.2.Xƣng hô thể hiện mức độ tình cảm không thân mật, thiếu lịch sự

Cách xƣng hô này không chiếm tỷ lệ nhiều trong giao tiếp của vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến. Đó là cách xƣng hô và cách gọi vợ hoặc chồng:

50

cũng chẳng gọi tên chồng hoặc vợ; cách nói trống không - ông (bà); tự xƣng - tên gọi khác; ông (bà) – mày; cách nói trống không - nó…. Các cách xƣng hô này đã thể hiện mức độ tình cảm không thân tình và thiếu tôn trọng ở ngƣời bạn đời, qua đó cho ta thấy đƣợc tình cảm của vợ chồng là mờ nhạt, xung khắc. Nguyên nhân có sự xuất hiện các cách xƣng hô này là bởi:

2.4.2.1. Xƣng hô phụ thuộc mức độ tình cảm của các cặp vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến.

Các cặp vợ chồng này ít có sự “chung lƣng đấu cật”, hay xảy ra xô xát và bất đồng tiếng nói trong gia đình. Vì thế gây nên sự xa cách, coi khinh nhau ở vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến và bởi họ đến với nhau không phải vì tình yêu nên thƣờng có thái độ thờ ơ, phản kháng với ngƣời bạn đời của mình: VD:

C: - Về dưới kiếm tiền được hay không?

Túy Nga nghe hỏi việc ấy thì miệng chúm chím cười, song mắt không dám ngó chồng, mà sắc mặt coi cũng không vui chút nào hết. Cô đáp nhỏ rằng:

V: - Được

C: - Đủ năm trăm đồng bạc hay không? V: - Không đủ

C: - Không đủ sao được. Ta biểu xin cho đủ năm trăm đồng bạc chẵn trả cho dứt nợ chớ.

V: - Dưới nhà thầy với má túng tiền quá.

C: - Hứ! Dữ hôn! Tưởng đâu dăm bảy ngàn hay sao! Thứ có năm trăm đồng bạc, nhiều nhõi gì đó mà than túng.

(Đóa hoa tàn – Hồ Biểu Chánh) Túy Nga và Đăng Cao kết hôn là do sự sắp đặt của gia đình, một cuộc nhân duyên theo quan niệm môn đăng hộ đối. Đăng Cao lại là kẻ sa đọa, sống

51

ích kỷ chỉ nghĩ cho việc ăn chơi nhảy múa của mình. Mục đích anh ta lấy Túy Nga bởi trƣớc đó gia đình Túy Nga giàu có, đó sẽ là điểm tựa thêm vững chắc để anh ta tiêu sài. Vì thế với vợ, anh ta luôn thờ ơ, thể hiện qua các cách hỏi trống không : “Ăn cơm rồi chưa? Lên đây đặng hỏi thăm một chút coi”, điều anh ta quan tâm là vợ “Về dưới kiếm tiền được hay không?”. Khi nhận đƣợc sự hồi đáp không đủ số tiền mong muốn, Đăng Cao liền tỏ thái độ mỉa mai, vợ và gia đình vợ “Hứ! Dữ hôn! Tưởng đâu dăm bảy ngàn hay sao! Thứ có năm trăm đồng bạc, nhiều nhõi gì đó mà than túng”. Trong khi bên cạnh đó, Túy Nga vẫn giữ cách cƣ xử của một ngƣời vợ đúng mực. Từ đây đã cho thấy một gia đình, tuy vợ chồng còn trẻ nhƣng không hề hạnh phúc.

2.4.2.2. Xƣng hô phụ thuộc vào đặc điểm của vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến.

Không phải giai cấp địa chủ nào cũng có trình độ kiến thức cao, có bằng cấp, nhất là vào những năm 1930-1945 thì việc phổ cập bậc học lại càng hiếm. Có những gia đình địa chủ phong kiến còn dốt nát nhƣng do tích trữ đƣợc lƣợng tài sản lớn vì thế đƣợc đặt chân vào thế giới thƣợng lƣu cho nên cách cƣ xử còn thô kệch. Cũng có những cặp đôi đƣợc ăn học tử tế song cách cƣ xử với ngƣời bạn đời của mình còn kém văn minh.

VD:

Lúc này, cặp gian phu dâm phụ đã hấp tấp mặc được quần áo vào rồi. Nghị Hách nghiến vợ:

C: - Thằng nào đấy hở? Con voi giầy kia?

Bà Nghị Hách thản nhiên đáp một cách đáng lạ:

V: - Thằng cung văn của tao đấy.

(Giông tố - Vũ Trọng Phụng ) Đây đƣợc cuộc hội thoại điển hình nhất thể hiện cách xƣng hô thiếu tôn trọng nhau nhất trong 150 cuộc hội thoại của giao tiếp vợ chồng quan lại địa

52

chủ phong kiến. Ngƣời chồng đã dùng nhiều cách gọi tên vợ để thể hiện sự tức giận trƣớc hành vi ngoại tình của vợ:“bà Nghị Hách”- châm biếm một bà Nghị đã không làm tròn địa vị của mình. Cách nói trống không với câu hỏi“Thằng nào đấy hở?”, cách gọi vợ bằng một tên khác “Con voi giầy”-

cách gọi lăng mạ. Cũng chẳng kém phần, bà Nghị đã đối đáp lại với thái độ thách thức chồng bất chấp tội trạng của mình qua cách tự xƣng “tao”. Tất cả cuộc hội thoại, vợ chồng Nghị Hách thay phiên lăng mạ, khinh bỉ nhau đã cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống vợ chồng đầy bất hạnh, đáng chê cƣời của một nhà tƣ bản nhƣ Nghị Hách.

2.4.2.3. Xƣng hô chịu sự tác động từ bên ngoài.

Đó là do các hiện tƣợng rạn nứt tình cảm ở gia đình quan lại địa chủ phong kiến nhƣ ngoại tình, sự chi phối bởi cảm xúc của con ngƣời nhƣ lúc bực tức, do đặc điểm ở mỗi giới….

VD 1:

Bà vợ ông hoảng hốt:

V: - Ông đi đâu đấy? Ông đi đâu đấy? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ông không đáp, vẫn cắm đầu đi như chạy. Bà vội vàng chạy theo ông. Bà níu lấy ông, chắp hai tay lạy:

V: - Tôi lạy ông! Tôi cắn rơm cắn cỏ lạy ông! Ông mặc người ta!...Ông đừng lôi thôi nữa….

Ông hắt tay bà ra, quắt mắt nhìn bà một cách tức tối và khinh bỉ. Ông đưa nắm tay vào ngực bà giúi mạnh một cái gần ngã ngửa:

C: - Về ngay! Còn đi theo ông, ông đâm chết ngay lập tức!

(Rửa hờn – Nam Cao)

Đây là cuộc hội thoại phản ánh xƣng hô bị chi phối bởi cảm xúc và thói gia trƣởng ngự trị lâu đời ở nông thôn Việt Nam, đặc biệt vào giai đoạn lịch sử 1930-1945. Trƣớc sự nóng giận của chồng, ngƣời vợ đã van xin, “lạy”

53

chồng đừng nóng giận với cách xƣng hô “tôi – ông”. Nhƣng đáp lại cách xƣng hô đó của vợ thì ngƣời chồng trong lúc nóng giận và dùng quyền làm chồng của mình nói trống không rồi đe dọa vợ “Về ngay! Còn đi theo ông, ông đâm chết ngay lập tức!”. Từ đó cho thấy, xƣng hô trong giao tiếp vợ chồng quan lại địa chủ đã ảnh hƣởng rất lớn từ cảm xúc và tƣ tƣởng thủ cựu. VD 2:

Em cúi mặt im lặng trong ba phút rồi mới nghĩ ra được một có một câu:

V: - Ai bảo cậu thế?

C: - Ai bảo tao, điều ấy mày không cần biết! Điều mày nên biết là mày có nên hổ thẹn với cái lương tâm của mày không! Thế nào, đồ khốn nạn! con dâm phụ! Mở mồm đi!.

(Làm đĩ – Vũ Trọng Phụng)

Cách xƣng hô còn bị chi phối bởi những biến cố xảy ra trong gia đình. Trong cuộc hội thoại này, xƣng hô của vợ chồng bị ảnh hƣởng bởi tội ngoại tình của vợ. Biết chồng đã phát hiện tội lỗi của mình nên ngƣời vợ vẫn giữ cách xƣng hô tôn trọng chồng “cậu”. Còn ngƣời chồng đã nắm chắc bằng chứng ngoại tình của vợ nên cách xƣng hô đã suy thái và sỉ nhục ngƣời vợ

“tao - mày”, “đồ khốn nạn! con dâm phụ” nhằm mục đích để ngƣời vợ nhận

tội. Từ đây cuộc hội thoại này đã cho ngƣời đọc nhìn nhận đƣợc một phần cuộc sống bất hạnh trong gia đình địa chủ phong kiến gia đoạn 1930-1945. Về đặc điểm giới tính trong cách xƣng hô thì nam giới thƣờng có cách xƣng hô thiếu lịch sự nhiều hơn ở nữ giới (theo thống kê nam giới là 26 lƣợt xƣng hô). Nguyên nhân là do bản tính nam giới nóng nảy khi đứng trƣớc một sự việc không hài lòng đối với vợ mình, đàn ông hay sử dụng các ngôn ngữ thô tục. Đây cũng là do tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ ngự trị lâu đời ở xã hội Việt Nam mà lúc này vẫn còn ảnh hƣởng sâu đậm. Còn nữ giới thì cách xƣng hô mất lịch sự ít hơn (nữ giới là 12 lƣợt) bởi họ có tính nhẫn nhịn trƣớc chồng

54

con và cách cƣ xử khéo léo, cũng có những phụ nữ xƣng hô không lịch sự nhƣng thƣờng chỉ xuất hiện ở những phụ nữ vốn văn hóa ứng xử kém.

Một phần của tài liệu Giao tiếp vợ chồng trong gia đình quan lại địa chủ phong kiến giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 56)