Xƣng hô thể hiện mức độ tình cảm thân mật, lịch sự

Một phần của tài liệu Giao tiếp vợ chồng trong gia đình quan lại địa chủ phong kiến giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 52)

6. Bố cục khóa luận

2.4.1.Xƣng hô thể hiện mức độ tình cảm thân mật, lịch sự

Đó là những cách tự xƣng và gọi vợ hoặc chồng theo các kiểu cặp: tôi - ông (bà); tôi – cậu (mợ); tôi – tên riêng; anh - em; em – cậu; tôi – mình; qua – em… thể hiện trong giao tiếp hàng ngày của vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến. Các cách xƣng hô này thể hiện sự thắm thiết, chân tình, tôn trọng nhau trong cuộc sống của vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến. Nhìn vào bảng thống kê, nghi thức xƣng hô thể hiện mƣc độ tình cảm thân mật, lịch sự chiếm số lƣợng cao, nguyên nhân là bởi:

46

2.4.1.1. Gia đình quan lại địa chủ phong kiến thƣờng có cung cách sống lịch sự, gia phong và nề nếp

Gia đình quan lại địa chủ phong kiến là tầng lớp thƣợng lƣu trong xã hội bấy giờ, họ thể hiện tầng lớp thống trị nhân dân nên phong cách sống, cử chỉ sinh hoạt lúc nào cũng thể hiện mình ở tầng lớp cai trị. Hơn nữa, gia đình quan lại địa chủ phong kiến thƣờng dƣ giả kinh tế, điều đó đã giúp cho họ có nhiều cơ hội để tiếp thu những gì là văn minh, là cao sang của cuộc sống hiện đại. Khác xa với giao tiếp vợ chồng nông dân với “u mày”,“ thầy nó”… mà thay bằng đó là cách xƣng hô trang trọng thể hiện địa vị của giai cấp này: VD:

Một lúc sau, biết cô đỡ đã tắm xong đứa bé, Loan bảo Thân:

V: -Lúc nãy tôi đùa đấy. Đẻ con trai, cậu ạ.

C: -Thế à! Mợ làm tôi.... Loan đáp:

V: -Tôi làm cậu hết hồn có phải thế không?

(Đoạn tuyệt – Nhất Linh) Một điều đáng khen ngợi rằng cặp đôi vợ chồng Thân và Loan tuy không bắt nguồn từ tình yêu, họ đến với nhau vì môn đăng hộ đối nhƣng cô Loan vẫn giữ cách cƣ xử với chồng đúng mực và ngƣời chồng cũng làm tròn bổn phận của một ngƣời chồng tôn trọng vợ, đƣợc bểu hiện qua cách xƣng hô

“tôi – cậu”“ tôi – mợ”. Cách cƣ xử chuẩn mực có đƣợc là bởi Loan vốn sinh ra ở mảnh đất Hà thành, mang những đặc điểm văn hóa thanh lịch, lại đƣợc giáo dục trong một gia đình có nền tảng tốt nên cô có cách ứng xử văn minh khiến chồng phải tôn trọng mình, từ đó làm giao tiếp vợ chồng thêm lịch sự.

47

2.4.1.2. Cách xƣng hô thân mật, lịch sự phụ thuộc mức độ tình cảm và tuổi tác của vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến.

Xƣng hô thể hiện sự thân mật thƣờng xuất hiện ở những cặp vợ chồng quan lại địa chủ còn trẻ tuổi. Kết hôn bằng tình yêu, họ đối đáp và hành xử với nhau bằng những suy nghĩ của những con ngƣời có học thức, tiếp thu những tiến bộ từ bên ngoài vào. Với các cách gọi: tôi – cậu (mợ); anh - em; em – cậu; qua – em; tôi – mình; tôi – tên riêng. Còn các cách gọi: tôi - ông (bà); tôi - cậu (mợ); tôi - tên gọi khác… thể hiện tình cảm chân thành và tôn trọng bạn đời của những cặp đôi đã nhiều tuổi bởi họ đã gắn bó cùng nhau gần hết cuộc đời và cùng đi qua những khó khăn đã giúp họ thêm tin yêu nhau VD 1:

V: - Thuở nay em cũng không biết cha ở đâu, chừng cha nài cho gặp anh rồi mới chịu cho phép em lấy chồng, má túng thế phải nói thiệt với em, em mới gặp được cha đó.

C: - Té ra từ ngày cha mẹ ly dị tới giờ em gặp mặt đó hay sao?

V: - Chớ sao. Em nhớ trước khi anh đi nói em, thì em đã có tỏ việc cho anh biết mà.

(Ông Cử - Hồ Biểu Chánh) Trong đoạn hội thoại này vợ chồng Tấn Sĩ và Minh Nguyệt đã là điển hình về tình cảm vợ chồng quý mến và trân trọng nhau, giành cho nhau sự tình cảm thƣơng yêu nhiều nhất và là biểu hiện cho vợ chồng văn minh với cách xƣng hô mới “anh – em”. Đây là cặp đôi đến với nhau từ tình yêu, lại là thế hệ trẻ học cao hiểu rộng nên cách cƣ xử rất văn minh và lịch sự.

VD 2:

Ông Kế Hiền kêu vợ mà nói rằng:

C: - Thằng Hai nó xin năm ngàn đặng nó tranh chức Ban Biện. Má nó tính sao?

48

V: - Bà Kế Hiền cười mà đáp rằng: Ông có bạc dư thì ông cho nó chớ tôi có tiền bạc gì đâu mà ông hỏi tôi. Mà tôi nghĩ ở dưới nầy ham tranh đua với người ta mà làm gì. Làm Ban Biện chém giết ai được hay sao mà phải vác bạc ngàn ra lo.

(Con nhà giàu – Hồ Biểu Chánh ) Ở cuộc hội thoại này đã xuất hiện một cách gọi khác đi so với cách xƣng hô thông thƣờng của các đôi vợ chồng đã nhiều tuổi. Đó là cách gọi của ngƣời chồng với vợ: “má nó”. Đây cũng không phải là cách gọi mới lạ, nhƣng thƣờng ít đƣợc sử dụng trong gia đình quan lại địa chủ phong kiến, thƣờng nó đƣợc sử dụng nhiều ở gia đình nông dân. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp này cách gọi đó đã cho thấy mức độ tình cảm gần gũi của ngƣời chồng dành cho vợ, tôn trọng vợ mình nên đến chuyện của con riêng ông cũng hỏi ý kiến vợ và phản ánh đƣợc phong tục xƣng hô quen thuộc ở Việt Nam.

2.4.1.3. Các tác động của xã hội

Điều đáng chú ý là lúc này xã hội Việt Nam đang có sự giao thời nữa cái mới và cái cũ, văn hóa phƣơng Tây đã du nhập và tác động nhiều tới văn hóa dân tộc mà tầng lớp quan lại địa chủ phong kiến lại có đầy đủ điều kiện thuận lợi để tiếp thu những ảnh hƣởng đó. Trong các ảnh hƣởng đó, phải kể đến ảnh hƣởng về cách xƣng hô. Đó là sự xuất hiện của những cách xƣng hô mới và cách học đòi trong xƣng hô của tầng lớp địa chủ ở nông thôn theo với địa chủ quan lại ở thành thị.

VD1:

C: - Huyền ơi, Huyền! Vào những phút như thế này thì em nghĩ ra sao? Em đối với anh thế nào? Liệu anh có được là một người chồng xứng đáng với em không? Hở em?

49

Cách gọi mới mẻ mà văn minh phƣơng Tây đã du nhập vào Việt Nam, gọi vợ theo tên riêng: “Huyền”cùng cách xƣng hô “anh – em” vào những năm 1930-1945 là rất ít và chỉ xuất hiện ở giai cấp địa quan lại địa chủ phong kiến. Chồng Huyền vốn là một ông Tham, ảnh hƣởng rất lớn của văn hóa phƣơng Tây và bản thân Huyền cũng là một cô gái tân thời nên cách gọi này thể hiện sự tiến bộ và tình cảm vợ chồng mặn nồng, nhất là vào lúc mới cƣới. VD 2:

Bà trợn mắt như một cái gì quái gở:

V: -Chết thật! Đầu đuôi làm sao thế cậu? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng “cậu” là tiếng ở thành phố, người ta mới thải về cho những cặp vợ chồng học làm sang ở thôn quê. Ông Cửu kể lại tội trạng của Nhi lần nữa. Bà Cửu vừa nghe vừa kêu:

V: - Chết nỗi! Chết nỗi! Sao nó hư thế! Sao nó hư thế!

(Nửa đêm – Nam Cao)

Sự ồ ạt của văn hóa phƣơng Tây tràn vào nƣớc ta ở giai đoạn 1930-1945 là rất phức tạp, song nó cũng đem lại những nét mới trong đời sống gia đình, đặc biệt là gia đình quan lại địa chủ phong kiến ở nông thôn. Điển hình là trong cuộc hội thoại trên, cách gọi chồng là “cậu” thƣờng dùng ở vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến ở thành thị, nhƣng bà Cửu – một địa chủ nông đã học cách gọi này nhằm tăng thêm sự lịch thiệp cho gia đình mình.

Trong xƣng hô thể hiện mức độ tình cảm thân mật, lịch sự này thì cả hai giới đều có cách xƣng hô lịch sự, tôn trọng bạn đời là tƣơng đƣơng bằng nhau thể hiện văn hóa giao tiếp vợ chồng đáng coi trọng.

Một phần của tài liệu Giao tiếp vợ chồng trong gia đình quan lại địa chủ phong kiến giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 52)