Khảo sát chủ đề giao tiếp trong giao tiếp vợ chồng quan lại địa chủ phong

Một phần của tài liệu Giao tiếp vợ chồng trong gia đình quan lại địa chủ phong kiến giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 27)

6. Bố cục khóa luận

2.2. Khảo sát chủ đề giao tiếp trong giao tiếp vợ chồng quan lại địa chủ phong

2.1. Giao tiếp vợ chồng.

2.1.1. Khái niệm giao tiếp vợ chồng

Dựa vào khái niệm giao tiếp, chúng ta có thể định nghĩa giao tiếp vợ chồng là hoạt động giao tiếp trong đó các nhân vật tham gia trao nhận các phát ngôn là vợ và chồng. Họ sử dụng các ngôn ngữ để trao đổi thông tin, tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ và thiết lập các mối quan hệ xã hội, ngoài ra đi kèm với đó là các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt….

2.1.2. Đặc điểm của giao tiếp vợ chồng.

Giao tiếp vợ chồng là giao tiếp diễn ra giữa hai ngƣời khác giới và ở độ tuổi trƣởng thành, cùng chung một môi trƣờng giao tiếp.

Giao tiếp vợ chồng theo cơ chế 1-1. Đây là loại hình giao tiếp đặc biệt, là một trong những phƣơng diện giao tiếp gia đình, diễn ra ở nhiều phạm vi đời sống xã hội.

Giao tiếp vợ chồng là một loại hình giao tiếp đặc biệt diễn ra với tần suất lớn và phổ biến đồng thời mang những nét đặc trƣng riêng. Từ đó cho thấy giao tiếp vợ chồng rất phong phú, đa dạng về vốn sống, văn hóa, lứa tuổi, về giới... thấy đƣợc sự đa sắc thái trong việc sử dụng ngôn từ.

2.2. Khảo sát chủ đề giao tiếp trong giao tiếp vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến. phong kiến.

Chủ đề là nội dung, vấn đề các nhân vật giao tiếp trong quá trình giao tiếp đã đề cập tới. Con ngƣời sống trong môi trƣờng rộng lớn và nhiều mối quan hệ khác nhau đã ảnh hƣởng rất lớn tới giao tiếp của họ, vì vậy con ngƣời có nhiều chủ đề giao tiếp. Đặc biệt đối với vợ chồng, giao tiếp xuất hiện các chủ

21

đề diễn ra phổ biến. Trong giao tiếp vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến đều có một chủ đề nhất định, thậm chí có nhiều chủ đề đan xen vào nhau trong một cuộc giao tiếp.

Nghiên cứu 150 cuộc hội thoại trong giao tiếp vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến ở các tác phẩm văn học giai đoạn 1930-1945, chúng tôi đã thu thập đƣợc kết quả nhƣ sau:

TT Chủ đề giao tiếp trong giao tiếp của vợ chồng quan lại địa chủ phong kiến

Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Tình cảm vợ chồng 30 20,0% 2 Những sự kiện trong gia đình 25 16,7% 3 Những vấn đề của con cái trong gia đình 22 14,7% 4 Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày 20 13,3% 5 Các mối quan hệ xung quanh 17 11,3% 6 Những vấn đề về tiền bạc 15 10,0% 7 Những vấn đề về xã hội 12 8,0% 8 Mua quan bán chức 9 6,0%

Từ kết quả thống kê, chúng ta thấy chủ đề tình cảm vợ chồng chiếm số lƣợng cao nhất bởi chủ đề này có phạm vi rộng lớn và đƣợc nhắc tới thƣờng xuyên. Chiếm số lƣợng ít nhất là chủ đề mua quan bán chức bởi đây là vấn đề nhạy cảm mà giai cấp này luôn muốn che giấu, bảo vệ mình.

Một phần của tài liệu Giao tiếp vợ chồng trong gia đình quan lại địa chủ phong kiến giai đoạn 1930 1945 ( qua tư liệu một số tác phẩm văn học) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)