Thời gian sinh trưởng do đặc tính giống qui định, phần nào chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh: thời tiết, mùa vụ, chế độ nước, liều lượng phân bón và độ phì của đất (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), các giống có thời gian sinh trưởng dinh dưỡng bị hạn chế, còn những giống có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không cho năng suất cao vì sự dinh dưỡng dư có thể gây đỗ ngã.
STT Tên giống/dòng Tính Thơm STT Tên giống/dòng Tính Thơm
1 THL20-2-8 Thơm nhẹ 12 THL20-10-12 (12‰)* Thơm nhẹ 2 THL20-2-9 Thơm nhẹ 13 THL20-15-5 Thơm nhẹ 3 THL20-3-1 Thơm 14 THL20-15-7 Thơm nhẹ 4 THL20-3-2 Thơm 15 THL20-15-8 (14‰)* Thơm nhẹ 5 THL20-3-8 Thơm nhẹ 16 THL20-16-7 Thơm nhẹ 6 THL20-3-9 (12‰)* Thơm nhẹ 17 THL20-16-9 Thơm nhẹ 7 THL20-3-10 (12‰)* Thơm nhẹ 18 THL20-17-1 Thơm nhẹ 8 THL20-5-4 Thơm nhẹ 19 THL20-17-5 Thơm nhẹ 9 THL20-10-1 Thơm nhẹ 20 THL20-17-8 Thơm nhẹ 10 THL20-10-6 Thơm 21 CTUS1 (mẹ) Thơm 11 THL20-10-9 Thơm nhẹ 22 CTUS8 (cha) Không thơm
Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu nông học thế hệ F3
(*) Những dòng được thử mặn ở thế hệ F2
(TGST: thời gian sinh trưởng; CC: chiều cao cây; B/B: số bông trên bụi; DB: chiều dài bông; TL1000 hạt: trọng lượng 1000 hạt; C/B: số hạt chắc trên bông; TLHC: tỷ lệ hạt chắc trên bông)
Theo Bảng 3.12 thời gian sinh trưởng của các dòng thơm F3 có sự biến thiên từ 105-117 ngày tương đương với thời gian sinh trưởng của dòng cha CTUS8 (117
STT Tên giống/dòng TGST (ngày) CC (cm) B/B (bông) DB (cm) C/B (hạt) TLHC (%) TL 1000 hạt (g) 1 THL20-2-8 109 130 8 27 92 65,84 22,38 2 THL20-2-9 109 147 13 32 150 80,33 29,07 3 THL20-3-1 107 117 15 30 107 75,40 30,11 4 THL20-3-2 110 125 14 30,5 129 74,91 27,62 5 THL20-3-8 115 128 11 27 80 78,17 26,01 6 THL20-3-9 (12‰)* 116 111 6 26 108 60,10 24,08 7 THL20-3-10 (12‰)* 117 90 15 25 114 56,13 21,32 8 THL20-5-4 107 151 14 32,5 108 62,79 29,74 9 THL20-10-1 107 152 19 31 140 69,01 26,08 10 THL20-10-6 111 155 13 28,5 115 79,85 25,75 11 THL20-10-9 115 142 10 25,5 80 80,25 24,50 12 THL20-10-12 (12‰)* 116 161 9 28 168 67,58 22,00 13 THL20-15-5 106 101 8 28 83 62,79 27,52 14 THL20-15-7 117 114 8 29 80 52.08 29,10 15 THL20-15-8 (14‰)* 117 125 15 29,5 152 73,28 27,69 16 THL20-16-7 116 114 17 26,5 85 79,85 24,07 17 THL20-16-9 116 113 20 28,5 97 63,06 26,17 18 THL20-17-1 101 145 26 30 87 70,42 29,81 19 THL20-17-5 101 154,5 11 29 106 72,39 29,69 20 THL20-17-8 105 154 5 30,5 125 76,31 33,15 21 CTUS1 (mẹ) 107 128 13 28,5 139 74,05 28,45 22 CTUS8 (cha) 117 155 23 28,5 149 71,84 25,66
ngày) và dòng mẹ CTUS1 (107 ngày). Nhìn chung, ở thế hệ F3 thì tính trạng thời gian sinh trưởng đã dần ổn định.
Chiều cao cây là yếu tố quan trọng đối với giống lúa, quyết định phần lớn số lượng đỗ ngã và góp phần tăng năng suất (Shouichi Yoshida, 1981). Qua bảng 3.11 ta thấy chiều cao của các dòng vẫn chưa có được sự đồng nhất, biến thiên từ 90-161 cm. Chiều cao cây thấp nhất ở THL20-3-10 (12‰) là 90 cm, còn chiều cao cây cao nhất là 161 cm của THL20-10-12 (12‰). Cần tiếp tục theo dõi chiều cao cây ở các thế hệ tiếp theo.
Kết quả Bảng 3.12 cho thấy các dòng thế hệ F3 biến thiên từ 5-26 bông/bụi, dòng có số bông/bụi nhiều nhất là THL20-17-1 với 26 bông/bụi nhiều hơn số bông trên bụi của dòng cha (23 bông/bụi) và dòng mẹ (13 bông/bụi). Hai dòng có số bông/bụi ít nhất là THL20-3-9 (12‰) (6 bông/bụi) và THL20-17-8 (5 bông/bụi).
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) thì trong bốn yếu tố tạo năng suất thì số bông/buội là yếu tố quyết định nhất và sớm nhất.
Kết quả chiều dài bông của các dòng lai thế hệ F3 được trình bày qua Bảng 3.12 cho thấy chiều dài bông biến thiên từ 25-31 cm, dòng có chiều dài bông dài nhất là dòng THL20-10-1 (31 cm), dòng có chiều dài bông ngắn nhất là dòng THL20-3-10 (12‰) (25 cm). So với 2 dòng cha, mẹ thì chiều dài bông của các dòng lai phần lớn dài hơn dòng mẹ CTUS1 (28,5 cm) và dòng cha CTUS8 (28,5 cm).
Kết quả số hạt chắc/bông của các dòng lai thế hệ F3 được trình bày qua Bảng 3.12 cho thấy số hạt chắc/bông biến thiên từ 80-168 hạt chắc/bông, dòng có số hạt chắc/bông cao nhất là dòng THL20-10-12 (12‰) (168 hạt chắc/bông). Dòng có số hạt chắc/bông thấp nhất với 80 hạt chắc/bông là 2 dòng THL20-3-8 và THL20-10- 9. So với cha mẹ thì phần lớn các dòng lai đều coa số hạt chắc/bông tương đương với số hạt chắc/bông của dòng cha CTUS8 (149 hạt chắc/bông) và dòng mẹ CTUS1 (139 hạt chắc/bông).
Tỷ lệ hạt chắc của các dòng lai thế hệ F3 được trình bày qua Bảng 3.12 ta thấy, tỷ lệ hạt chắc biến thiên từ 52,08-80,33%. Dòng có tỷ lệ hạt chắc cao nhất là dòng THL20-2-9 (80,33%) và dòng có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất là dòng THL20-15-7 (52,08%). So với các dòng cha CTUS8 (71,84%) và dòng mẹ CTUS1 (74,05%) thì các dòng lai có tỷ lệ hạt chắc tương đối bằng nhau.
Trọng lượng 1000 hạt của các dòng lúa lai thế hệ F3, qua Bảng 3.12 ta thấy, trọng lượng 1000 hạt của các dòng biến thiên từ 21,32-33,15 g. Dòng có trọng lượng 1000 hạt cao nhất là THL20-17-8 (33,15 g) và dòng có trọng lượng 1000 hạt thấp nhất là THL20-3-10 (12‰) (21,32 g). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), phần lớn
các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng 20-30 g.