Nhiệt trở hồ cũng là một yếu tố ảnh hưởng không kém phần quan trọng bên cạnh hàm lượng amylose lên phẩm chất của gạo.
Nhiệt trở hồ của tinh bột hạt gạo là nhiệt độ nấu mà khi lên đến nhiệt độ đó nước sẽ bị hấp thụ và tinh bột phồng lên không hoàn nguyên, đồng thời dạng tinh thể biến
mất. Nhiệt trở hồ thường từ 55-790C và được chia làm ba nhóm chính (P.R.Jenning, W.R. Coffman and H.E. Kauffman, 1979):
- Thấp: < 700C
- Trung bình: 70-740C - Cao: > 740C
Theo P.R. Coffman and H.E.Kauffman. (1979) cho rằng nhiệt trở hồ có thể liên hệ một phần với hàm lượng amylose của tinh bột, nhiệt đông hồ thấp không liên hệ chặt với hàm lượng amylose thấp hay trung bình. Tuy nhiên, nó là yếu tố quyết định phẩm chất hạt gạo khi đã nấu. Sự liên hệ hạn chế này rất quan trọng vì trong một số trường hợp nó cho phép các nhà chọn giống dùng cách thử nghiệm nhiệt trở hồ đơn giản để ước lượng hàm lượng amylose của tinh bột mà nếu đo trực tiếp thì rất khó.
Gạo có nhiệt trở hồ cao cần nhiều nước và thời gian để nấu hơn là gạo có nhiệt trở hồ thấp hay trung bình. Nhiệt trở hồ phụ thuộc vào nhiệt độ không khí. Nhiệt độ không khí cao sau khi trổ làm tăng nhiệt trở hồ (phẩm chất hạt giảm) và nhiệt độ không khí thấp làm giảm nhiệt trở hồ (Jennings et al., 1979). Tính di truyền của nhiệt trở hồ chưa được phân tích rõ. Theo Jennings et al., (1979) thì nhiệt trở hồ được điều khiển bởi một hoặc hai gen.
Nhiệt trở hồ đo bằng phản ứng kiềm hóa hạt gạo, ngâm hạt gạo đã cạo sạch vỏ cám và bỏ phôi trong dung dịch KOH (1,7%) trong 23 giờ ở nhiệt độ phòng (Little et al., 1958). Nhiệt trở hồ trung bình là tiêu chuẩn cần thiết trong chương trình lai tạo giống cải tiến (P.R.Coffman and H.E.Kauffman, 1979).