Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề

Một phần của tài liệu Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 60)

bảo việc khai thác bình thường bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình. Đồng thời lối đi chỉ nhằm đáp ứng cho hoạt động sinh hoạt thông thường mà không phải dành cho các hoạt động khác như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại.

Tóm lại, quyền về lối đi là một dạng quyền đối với bất động sản của của người khác được áp dụng cho các bất động sản liền kề với bản chất không di, dời được. Quyền yêu cầu về lối đi là một dạng trái quyền, đó là quyền của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc đối với chủ sở hữu đối với bất động sản liền kề và đây là một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ do pháp luật quy định. Trong quan hệ này, người có quyền là chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc, người có nghĩa vụ là chủ sở hữu bất động sản liền kề với đối tượng là lối đi trên bất động sản liền kề. Khi đã có lối đi thì quyền về lối đi này đã biến thành một dạng vật quyền và chủ thể quyền có thể thực hiện quyền đó theo ý chí của mình trong khuôn khổ của quyền năng đó.

2.2.2. Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề liền kề

Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin và viễn thông ngày càng phát triển, tuy nhiên, để tiếp cận và sử dụng những thành tựu đó thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng đó là đường dây tải điện, thông tin liên lạc. Nhu cầu về điện và thông tin liên lạc là nhu cầu cấp thiết và là yếu tố quyết định để đảm bảo đời sống sinh hoạt đồng thời phát triển sản xuất, kinh doanh. Người dân có thể dễ dàng sử dụng điện và công nghệ thông tin thông qua việc mắc đường dây tải điện và thông tin liên lạc tới bất động sản mà họ là chủ sử

dụng. Để thuận tiện cho người dân có thể sử dụng những dịch vụ này, nhà nước dành cho họ những quyền năng nhất định: quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề trong đó chủ sở hữu bất động sản liền kề khác nơi có đường dây tải điện, thông tin liên lạc đi qua có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu của người có nhu cầu mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc. Cụ thể nội dung quyền này được quy định tại điều 276 BLDS 2005:

Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện , thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp l ý, nhưng phải đảm bảo an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường [21, Điều 276].

Điện là một loại hàng hóa đặc biệt và việc chuyển tải hàng hóa đó đến người sử dụng phải thông qua hệ thống đường dây tải điện. Trên thực tế, việc mua bán điện được ký kết giữa hai bên, một bên là công ty cung ứng điện và bên kia là người sử dụng thông qua hợp đồng cung ứng điện. Việc mắc đường dây tải điện đến bên mua thuộc trách nhiệm của bên cung ứng điện và việc sử dụng bất động sản liền kề đáp ứng yêu cầu mắc đường dây tải điện thường được thực hiện dễ dàng mà ít khi sảy ra tranh chấp do quy định của Nhà nước hiện nay điện năng vẫn là một loại hàng hóa đặc biệt và chỉ có một số công ty nhà nước độc quyền cung cấp, việc xác định mức giá và các chính sách kinh doanh cũng được Nhà nước quy định và kiểm soát chặt chẽ.

Tương tự như việc cung ứng điện năng, việc cung cấp các thiết bị thông tin liên lạc để người dân có thể sử dụng và tiếp cận công nghệ thông tin là sự thỏa thuận giữa bên cung cấp dịch vụ là các công ty bưu chính viễn thông và các khách hàng là cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ thông tin đó. Tuy nhiên, khác với việc mua bán điện, việc mua bán dịch vụ thông tin liên lạc trong đó bên bán không chỉ là các công ty Nhà nước mà việc kinh doanh dịch vụ viễn thông do nhiều công ty thực hiện. Việc lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc để cho người dân sử dụng công nghệ thông tin thuộc nghĩa vụ của bên bán là các công ty viễn thông. Trong trường hợp phải sử dụng hạn chế bất động sản liền kề của người khác để kéo đường dây thông tin liên lạc hoặc

các thiết bị thông tin thì việc thực hiện cũng tương đối dễ dàng. Người có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu và cho phép đường dây thông tin liên lạc đi qua phần đất thuộc quyền sử dụng của mình cũng dễ dàng chấp nhận mà hiếm khi phát sinh tranh chấp vì bản thân thiết bị thông tin liên lạc hầu như không gây thiệt hại gì cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và an toàn cho người sử dụng và những người xung quanh trong quá trình nó vận hành. Trong trường hợp có tranh chấp sảy ra mà bên có nghĩa vụ là các chủ sở hữu bất động sản liền kề không cho phép lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc qua phần đất thuộc quyền sử dụng của mình thì chủ sở hữu có nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin vẫn có rất nhiều cách thức lựa chọn để đáp ứng nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin của mình bằng cách sử dụng các thiết bị thu công nghệ thông tin không dây. Điều này hoàn toàn không phải sử dụng hạn chế bất động sản liền kề của người khác mà vẫn đảm bảo nhu cầu thông tin của chính mình.

Theo quy định tại điều 276 BLDS 2005 thì khi mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc đi qua một bất động sản thì phải đảm bảo an toàn và thuận tiện cho chủ sở hữu bất độngng sản đó. Quan niệm thuận tiện và an toàn được hiểu là các hệ thống dây dẫn này không được gây cản trở cho việc khai thác bình thường bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh, không làm gián đoạn việc khai thác bất động sản khi mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc cũng như cản trở chủ sở hữu bất động sản khai thác bất động sản đó. Không gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các chủ sở hữu có bất động sản này đi qua. Trong trường hợp hệ thống đường dây tải điện, thông tin liên lạc gây thiệt hại cho các chủ sở hữu bất động sản thì phải bồi thường.

Việc xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do đường dây tải điện, thiết bị điện hoặc thiết bị thông tin liên lạc căn cứ vào các quy định chung của pháp luật về bồi thường và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trong quá trình vận hành và sử dụng các thiết bị điện, hệ thống điện, bản thân hoạt động của nó luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Mặc dù con người luôn tìm mọi cách kiểm soát, vận hành nó một cách an toàn nhưng vẫn có những thiệt hại khách quan bất ngờ có thể xảy ra nằm ngoài

sự kiểm soát đó. Do vậy, Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 quy định các thiết bị điện, hệ thống điện và thiết bị điện thuật ngữ pháp lý gọi là nguồn nguy hiểm cao độ. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại thì chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu thiết bị điện, hệ thống điện có thể không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể được áp dụng với các chủ thể sau:

- Chủ sở hữu;

- Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ; - Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ.

Việc xác định ai trong số các chủ thể trên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp hệ thống tải điện, thiết bị điện gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản mà chủ sở hữu hệ thống tải điện, thiết bị điện thuộc sở hữu của bên cung ứng điện (bên bán) thì bên bán phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trường hợp thiệt hại gây ra cho chủ sở hữu bất động sản liền kề do thiết bị điện của chủ sở hữu bất động sản có nhu cầu mắc đường dây tải điện thi chủ sở hữu bất động sản có đường dây tải điện phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, pháp luật có quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi tự lắp đặt hệ thống đường dây, trạm điện, các thiết bị điện ngoài phạm vi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Để đảm bảo an toàn cho chính chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện và thông tin liên lạc và chủ sở hữu bất động sản liền kề, pháp luật quy định khi mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề thì chủ sở hữu bất động sản được hưởng quyền này phải tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho chủ sở hữu có đường dây tải điện và thông tin liên lạc đi

qua. Nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)