5. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.3. Quan hệ thầy – trò
Tình nghĩa thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp mà hầu hết mọi ngƣời đều trân quý và bồi đắp. Ngƣời xƣa đã từng dạy rằng:“Nhất tự vi sư,
bán tự vi sư”. Nghĩa là, ngƣời dạy cho ta một chữ cũng là thầy và thậm chí nữa chữ
cũng là thầy ta. Lời dạy ấy thật chí lí và thâm sâu, giúp cho kẻ hậu học nhận thức rõ hơn về tình nghĩa thầy trò để thể hiện thái độ tri ân, cung kính và khiêm hạ đối với những ngƣời quan tâm chỉ dạy.
Ngày xƣa, ngƣời thầy bao giờ cũng là ngƣời cao quý, đƣợc mọi ngƣời kính trọng, ngƣời thầy luôn quan tâm, lo lắng cho học trò của mình.“Tôn sư trọng đạo”, là quan niệm tồn tại từ xƣa đến nay, nó thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của ngƣời học trò đối với ngƣời thầy, cũng chính vì mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con ngƣời. Tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống, bời nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thành và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì? Nó là cảm xúc chân thật, là tình thƣơng, là lòng biết ơn và lòng yêu quý giữa hai con ngƣời với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ cho học trò cũng nhƣ rèn luyện nhân cách và phẩm chất của ngƣời học trò. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng nhƣ thái độ kính trọng dành cho ngƣời thầy. Thầy là ngƣời
yêu thƣơng, dạy dỗ và hƣớng ta đến với cuộc sống tốt đẹp. Thầy luôn tận tâm, thầy vừa là ngƣời cha, vừa là ngƣời mẹ, vừa là ngƣời bạn tốt đối với chúng ta. Thầy là ngƣời không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con ngƣời tốt cho xã hội. Ngƣời học trò là ngƣời nhận đƣợc biết bao tình yêu thƣơng của thầy, cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận đƣợc tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này.
Trong tiểu thuyết của Kim Dung, tình nghĩa thầy trò vẫn đƣợc ông xây dựng theo quan niệm Nho cũ, ông tiếp tục đề cao tình thầy trò. Tuy có đổi mới nhƣng ông giữ đƣợc cốt cách cao đẹp của tình ân sƣ đối với đồ đệ của mình. Tình nghĩa thầy trò giữa Tạ Tốn với Thành Côn, Trƣơng Tam Phong với Trƣơng Thúy Sơn, tình nghĩa phụ của Tạ Tốn với Trƣơng Vô Kỵ, Diệt Tuyệt sƣ thái với Chu Chỉ Nhƣợc. Tình nghĩa sƣ đồ của Trƣơng Tam Phong với Trƣơng Thúy Sơn, thật là cao quý, ông rất yêu thƣơng chàng. Chàng kết tình phu thê với yêu đồ của Ma giáo nhƣng ông không một lời trách móc, ông thông cảm cho chàng và hiểu đƣợc tình cảnh của chàng. Cũng giống nhƣ thời cổ xƣa, quan niệm “phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu”, mà tình thầy trò của Diệt Tuyệt với Chu Chỉ Nhƣợc vô cùng sâu đậm, nàng vì bà mà làm biết bao chuyện, gây ra biết bao tội ác cũng vì không dám cãi lời của sƣ phụ. Vì nghe lời bà mà nàng bỏ đi tình yêu của mình, không chỉ vậy bà bắt Chỉ Nhƣợc dùng sắc đẹp để dụ Vô Kỵ, nhƣng bà bắt Chỉ Nhƣợc phải thề độc không đƣợc kết phu thê với Vô Kỵ “Ngươi hãy thề như vầy: “Con là Chu Chỉ Nhược, xin thề có trời đất chứng giám, nếu sau này con đem lòng ái mộ tên dâm đồ Trương Vô Kỵ, giáo chủ của Ma giáo, kết thành vợ chồng với hắn, thì cha mẹ con chết nằm dưới mồ xương cốt không yên; sư phụ con là Diệt Tuyệt sư thái sẽ thành ma quỷ ngày đêm quấy nhiễu con suốt đời; nếu con sinh con đẻ cái với
hắn, thì con trai đời đời làm nô bộc, con gái kiếp kiếp làm kỹ nữ”. [13, tập 3, tr. 489].
Không những vậy, nàng làm tất cả những duy huấn của bà, tiếp nhận chức chƣởng môn nhân mặc dù nàng bị các sƣ tỷ đồng môn không chấp nhận, lấy cấp đồ long đao và ỷ thiên kiếm, học võ công để đƣa phái Nga Mi ngày càng lớn mạnh. Vì sƣ phụ mà nàng
thà hi sinh tất cả, lòng danh dự , tình yêu và cả bản tính của một con ngƣời đề hoàn thành những duy nguyện của bà.
Sự hiện đại về quan niệm thầy - trò thể hiện rõ trong tác phẩm của ông là, tình thầy – trò của Tiểu Long Nữ với Dƣơng Quá. Tuy là sƣ đồ nhƣng họ lại đem lòng yêu nhau tha thiết. Theo quan niệm cổ xƣa tình tình thầy – trò thì không thể yêu thƣơng lẫn nhau, ngƣời thầy phải mẫu mực làm gƣơng, nếu thầy – trò lấy nhau là điều trái với luân thƣờng đạo lý. Nhƣng Kim Dung đã tạo nên tình huống cho họ yêu nhau và sống với nhau, Kim Dung hiện đại lên, không gì tình thầy – trò mà không đƣợc lấy nhau. Tình yêu của hai ngƣời là một tình yêu đẹp, nó xuất phát từ hai phía và trên tình thần tự nguyện, ông để cho nhân vật của mình thoát khỏi rào cản của phong kiến cổ hủ, lạc hậu. Vì nàng mà chàng chấp nhận chờ đợi mƣời sáu năm, vì yêu nàng mà chàng không hề coi trọng chuyện tiết trinh, mặc dù chuyện tiết trinh là chuyện rất hệ trọng của ngƣời con gái vào thời phong kiến theo quan niệm truyền thống, nhƣng vì yêu nàng mà chàng không quản và không coi trọng “Danh phận sư đồ, danh tiết thanh bạch chẳng là cái quái gì hết! Chúng mình hãy vứt quách cả đi! Sống chết gì, cái số của hai ta cũng chẳng sao, cũng không ai bị lênh đênh cô khổ một mình. Từ rày trở đi, nàng không còn
là sư phụ của ta, không còn là cô cô của ta, mà là vợ của ta” [14, tập 3, tr. 472]. Họ
bất chấp cả dƣ luận, mặc cho mọi ngƣời không đồng tình, ủng hộ, họ xem nhƣ không có gì, mà chỉ thấy có hai ngƣời tồn tại. Tình yêu của họ là tình yêu trong sáng và cao đẹp, họ chung thủy chờ đợi nhau, dù sông cạn núi mòn thì tình yêu của họ không bao giờ vơi cạn.