5. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.1. Nhân Nghĩa
Thời nào cũng vậy, chữ nhân luôn đặt lên hàng đầu, là quan trọng hơn cả, nó là đạo làm ngƣời. Dù ở thời nào thì chữ nhân cũng thể hiện trong cách sống của mỗi con ngƣời. Cách đối nhân xử thế, tấm lòng của con ngƣời giữa đời thƣờng, cũng nhƣ vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội. Chữ nhân trong mỗi ngƣời không chỉ là một tấm lòng yêu thƣơng con ngƣời, quê hƣơng đất nƣớc mà còn biết gắn bó cái riêng của mình vào cái chung cũa xã hội, với sự ràng buộc giữa ngƣời với ngƣời, bằng những mối quan hệ gắn kết. Còn về nghĩa “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhơn”. Những việc gì ta chẳng muốn ai làm cho ta chịu đau khổ thảm sầu thì ta không nên đem các điều ấy mà làm cho ngƣời khác, mới là trọn nghĩa. Chữ nghĩa bao hàm rất lớn nhƣ nghĩa cha con, nghĩa thầy trò, nghĩa chồng vợ, nghĩa anh em, nghĩa bằng hữu chi giao. Mọi sự đều phải có nghĩa, thì mới đủ tƣ cách làm ngƣời cao trọng. Chữ nhân và chữ nghĩa thƣờng đi đôi với nhau, dung hợp cho nhau.
Tính hiện đại tiểu thuyết của Kim Dung mà ông dựa vào đó để xây dựng thế giới nhân vật của mình chính là cảm hứng đạo lý chịu ảnh hƣởng của Nho học. Đó là các nhân vật ít đặt nặng vấn đề quyền lợi cá nhân, bỏ qua những nhu cầu tƣ riêng, với mục tiêu to lớn nhất cho cả đời sống nhân vật là trung - hiếu – tiết – nghĩa, là các nhân vật nhận thức về bổn phận, danh dự, trách nhiệm thôi thúc nhân vật chọn những quyết định có tính chất lý trí cao hơn trong hành động, ứng xử với con ngƣời và ngoại cảnh.
Với cảm hứng này, các nhân vật thể hiện con ngƣời lƣơng tri, con ngƣời nghĩa lý trong các vai trò là các nhân vật chính diện theo lý tƣởng truyền thống. Kiểu nhân vật này đóng vai trò trong tác phẩm là nhân vật trung tâm, nhân vật phụ, nhân vật cứu tinh…
Kiểu nhân vật chính diện theo lý tƣởng truyền thống nhân nghĩa đóng vai trò trung tâm trong tác phẩm nhƣ Hoàng Dung Xạ điêu anh hùng truyện, Nhậm Doanh
Doanh trong Tiếu ngạo giang hồ. A Châu trong Thiên Long bát bộ… là những nhân vật gần nhƣ phản ánh lý tƣởng Nho giáo thuần túy trong cách suy nghĩ, ứng xử… Những điều đó làm nên tính cách và quyết định số phận của họ. Hoàng Dung chấp nhận yêu một tên ngốc nghếc, ngu xuẩn nhƣng nàng cảm thấy hạnh phúc. Nhậm Doanh Doanh rất thẹn thùng trong chuyện tình cảm nhƣng hết lòng hi sinh vì ngƣời mình yêu, nàng có một tâm hồn kiên định, công bằng nhƣng cũng rất mực nhạy cảm, lãng mạn và giàu tình thƣơng. A Châu là một đứa con có hiếu vì cứu cha mình mà sẵn sàng hi sinh tính mạng.
Do chịu ảnh hƣởng sâu xa của đạo lý truyền thống, Kim Dung còn tiếp nhận tƣ tƣởng “mệnh trời”, và thuyết “nhân quả” tồn tại trong cuộc sống và số phận con ngƣời. Vì thế lối kết có hậu và thuận theo nhân quả cho các số phận nhân vật luôn là lựa chọn hàng đầu trong các tác phẩm của ông. Hoàng Dung Xạ điêu anh hùng truyện, Nhậm Doanh Doanh Tiếu ngạo giang hồ, Triệu Mẫn Ỷ thiên đồ long ký, Hạ Thanh Thanh Bích huyết kiếm, sau những biến cố của cuộc đời họ đã có đƣợc cuộc sống hạnh phúc bên ngƣời mình yêu. Hoặc có khi nhà văn chọn lối kết thúc đầy sự hi sinh cho ngƣời khác để giữ đạo nghĩa của một con ngƣời chân chính nhƣ Tiểu Chiêu, nàng phải chôn chặt mối tình của mình với Trƣơng Vô Kỵ vào tận đáy lòng, nàng hi sinh tình yêu của mình để cứu ngƣời mẹ mà nàng thƣơng yêu nhất. Qua những hành động và lời nói của nàng cho thấy nàng là ngƣời hiền lành lại rất hiểu chuyện “Hồi nhỏ, tiểu nữ thấy mẹ ngày đêm bất an, cũng nào cũng nơm nớp lo sợ tìm cách che giấu dung nhan của mình, hoa trang thành một bà não xấu xí. Mẹ lại không cho tiểu nữ được ở với bà, đem gửi nhà người khác nuôi, hai ba năm mới gặp một lần. Bây giờ tiểu nữ mới hiểu, mẹ đã hết sức mạo hiểm để được thành hôn với cha. Công tử nếu hôm nay không sa vào tình thế này, thì đừng nói chức giáo chủ, hay có làm nữ hoàng cai trị toàn thế giới, tiểu nữ
cũng chẳng màng” [13, tập 3, tr. 754]. Một bộ phận nhân vật mà Kim Dung thể hiện
trong các tác phẩm đã hành động theo mục đích duy nhất, chịu ảnh hƣởng tƣ tƣởng truyền thống trong những nhận thức tối thiểu về nhân, nghĩa trong mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Chính nhận thức này làm nên cái đẹp gắn bó chặt chẽ với cái “thiện
chân” hiển lộ ra bên ngoài dung mạo hoặc ẩn khuất ở bên trong tâm hồn mà ông luôn tích cực đề cao.