Quan niệm tình yêu

Một phần của tài liệu tính hiện đại của hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai bộ tiểu thuyết thần điêu hiệp lữ và ỷ thiên đồ long ký (Trang 53)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.3.Quan niệm tình yêu

Ngòi bút của Kim Dung tả tình rất đặc sắc, đa số các nhân vật nữ khi bƣớc vào

“vườn hồng”, tình yêu trong tiểu thuyết của ông luôn là những cô gái rất chân thành và

trong sáng. Tình yêu cao đẹp không phải là sự chiếm hữu mà là sự hi sinh, tình yêu đơn phƣơng của họ nhận đƣợc sự đồng cảm của đông đảo độc giả. Trong đó Tiểu Chiêu là ngƣời “tội nghiệp” nhất, ngƣời thứ hai đó là Trình Linh Tố vì cứu Hồ Phỉ mà đã hi sinh tính mạng vì ngƣời mình yêu, ngoài ra còn có Quách Tƣơng, nàng thầm yêu Dƣơng

Quá nhiều năm nhƣng không đƣợc đáp lại, cuối cùng nàng quyết định quy y cửa Phật thành lập phái Nga Mi. Tình yêu trong tiểu thuyết của Kim Dung luôn là những tình yêu đẹp, nó không rò bó hay ngƣợng ép mà nó xuất phát từ sự chân thành thủy chung và trong sáng.

Tuy là tiểu thuyết võ hiệp nhƣng đề tài tình yêu trong tác phẩm của Kim Dung không phải là một vấn đề nhỏ, nó mang tầm vóc rộng lớn và hầu hết trong các tác phẩm của ông đều nói về tình yêu. Tiếng nói của tình yêu trong các tác phẩm của Kim Dung là tiếng nói mạnh mẽ và có năng tính cao nhất. Nó biến hóa thiên hình vạn trạng, băng qua máu lửa, đắm chìm trong nƣớc mắt, lôi cuốn con ngƣời vào tận cùng của đam mê say đắm, của hy sinh, của đau khổ, của hạnh phúc và thậm chí của cả tội lỗi.

Trong các tác giả phƣơng Đông, hiếm thấy có ai miêu tả tình yêu nhiều sắc thái đến kỳ lạ nhƣ Kim Dung. Có tình yêu lãng đãng thần tiên của Dƣơng Quá với Tiểu Long Nữ; có tình yêu quay quắt đến đớn đau của Lệnh Hồ Xung với Nhạc Linh Sang; có tình yêu si dại điên cuồng của Du Thản Chi với A Tử; có tình yêu tuyệt vọng của Mục Niệm Từ với Dƣơng Khang; có tình yêu cục mịch chân chất của Hoàng Dung với Quách Tĩnh; có tình yêu say đắm thiết tha, sẵn sàng khƣớc từ tất cả của Đoàn Dự với Vƣơng Nữ Yên; có tình yêu lãng mạn kiểu “hồn bướm mơ tiên” của tiểu ni Nghi Lâm với Lệnh Hồ Xung; có tình yêu ngang trái, đau thƣơng của Trƣơng Thúy Sơn Với Hân Tố Tố; có tình yêu tha thiết ngậm ngùi và thủy chung của Tiêu Phong với A Châu; có tình yêu oan nghiệt của phƣơng trƣợng Huyền Từ với nữ ma đầu Diệp Nhị Nƣơng, Có tình yêu thơ dại hồn nhiên của Hân Ly với Trƣơng Vô Kỵ.v.v… Nhƣng tất cả những mối tình đó đều mang dáng vẻ của sự thông thái, không sáo mòn theo chuẩn mực nhất định nào cả, nó ung dung tự tại diễn ra và đều có một kết cục khác nhau, tƣơng tác với nhau.

2.2.3.1. Tình yêu sâu sắc, chân thật và thủy chung

Tình yêu của nhân vật nữ trong tiểu thuyết của ông mang một dáng vẻ và một tầm vóc mới, nó không theo khuôn khổ của truyền thống quy định, nó phá vỡ đi rào cản của xã hội, để vƣơng mình trong nắng mới. Kim Dung đã tƣởng tƣợng và tạo nên những

mối tình vô cùng phong phú, đa dạng, đủ màu sắc, đủ thể loại và rất gần với đời thƣờng. Những cô gái trong tiểu thuyết của ông có tính cách táo bạo hơn, chủ động hơn. Nếu nhƣ ngƣời phụ nữ trong thơ văn thời Trung đại yếu đuối, chỉ biết cam chịu, chấp nhận với số phận thì phụ nữ trong tiểu thuyết của ông rất kiên cƣờng và mạnh mẽ, họ vƣợt lên số phận để thay đổi cuộc đời của mình.

Tình yêu đƣợc mô tả trong tác phẩm võ hiệp Kim Dung mang tính phấn đấu rất cao. Các nhân vật vƣợt lên hoàn cảnh, vƣợt qua những sự chống đối để bảo vệ tình yêu của mình.Trƣơng Thúy Sơn cƣới Hân Tố Tố, Trƣơng Vô Kỵ bỏ hết sự nghiệp đi theo Triệu Mẫn, Nhậm Doanh Doanh lang thang qua ngàn trùng để bảo vệ Lệnh Hồ Xung, A Châu vƣợt ngàn dặm ra Nhạn Môn Quan để chờ đợi Kiều Phong... là những chuyện tình đẹp.

Ngƣời ta còn tìm thấy trong tác phẩm tiểu thuyết của ông những tình yêu ngang trái, rất ngƣời, thoát ra khỏi khuôn mẫu cho phép của lễ giáo phong kiến Trung Quốc. Đó là Tiểu Long Nữ, một cô gái trong sáng bị kẻ tà dâm cƣỡng bức, yêu say mê đồ đệ Dƣơng Quá. Đó là Kỷ Hiểu Phù, vợ chƣa cƣới của Hân Lợi Hanh phái Võ Đang, đã thất thân và đã yêu một ma đầu của Minh giáo là Dƣơng Tiêu. Sinh ra một đứa con gái, Kỷ Hiểu Phù đã can đảm đặt tên cho con là Dƣơng Bất Hối (không hối hận). Đó là Hồng phu nhân, vợ của giáo chủ Thần long giáo và A Kha, một thiếu nữ mất hết trinh tiết, đã trở thành vợ của Vi Tiểu Bảo.

Tình yêu đƣợc mô tả trong tác phẩm Kim Dung luôn luôn kinh qua một quá trình hy sinh vô tận. Trƣơng Thúy Sơn vì vợ mà tự tử khiến cho Tố Tố cũng tự vẫn để giữ gìn danh tiết, xứng đáng với chồng. Triệu Mẫn từ bỏ cha và anh ruột để ra đi cùng Trƣơng Vô Kỵ. Tiểu Chiêu về Ba Tƣ, lên ngôi Thánh nữ Minh giáo mà lòng đau nhƣ cắt, cảm thấy cuộc đời hoàn toàn vô vị vì cô chỉ muốn suốt đời hầu hạ cho Trƣơng Vô Kỵ thay áo, chảy đầu. Nhậm Doanh Doanh cõng tình lang Lệnh Hồ Xung lên núi Thiếu Thất, chịu để phái Thiếu Lâm cầm tù mình đổi lấy lời hứa của Phƣơng Chứng đại sƣ nhận chữa thƣơng cho Lệnh Hồ Xung. Kim Dung đã thực sự biến tác phẩm võ hiệp của mình trở thành những bản tình ca tƣơi đẹp. Những bản tình ca ấy hoá giải đƣợc biên

giới của chánh – tà, hắc - bạch, hận – thù. Chúng bành trƣớng cảm xúc cho ngƣời đọc khi đọc tác phẩm.

Tình yêu của họ không chỉ vƣợt qua lễ giáo mà còn vƣợt qua tuổi tác, vì yêu là hai tâm hồn hòa nhập vào nhau, thấu hiểu và cảm thông cho nhau, tuổi tác chỉ là một vấn đề nhỏ chớ nó không là một rào cản, nó không thể phá vỡ đƣợc một tình yêu đẹp. Mặc dù Tiểu Long Nữ lớn tuổi hơn Dƣơng Quá nhƣng họ vẫn bất chấp đến với nhau. Vì tình yêu của họ là tình yêu thủy chung, không vụ lợi, sẵn sàng vì nhau mà hi sinh tất cả, khi Tiểu Long Nữ bị đã thƣơng, mất máu quá nhiều có thể bị mất mạng, Dƣơng Quá tự dùng máu của mình để cứu Tiểu Long Nữ “Dương Quá nghe ba chữ “không đủ máu”, không đợi nàng nói xong, liền đưa tay trái lên, nhắm chỗ đường gân máu, cắn mạnh một cái, tức thì máu tươi chảy ra. Chàng kề vết thương vừa cắn vào bên miệng

Tiểu Long Nữ, để máu tươi chảy ròng ròng vào trong miệng nàng”. [14, tập 1, tr.

413].“Cô cô hỏi ta làm gì? Cô cô biết là ta hết sức vui lòng mà. Hai ta sẽ chung sống

đến già, đến lúc tóc bạc trắng, răng rụng hết, cũng vẫn vui sướng không rời nhau”, họ

một lòng với nhau, không có gì thay đổi và không có gì năng cách đƣợc họ, họ chung thủy với nhau và nguyện yêu thƣơng nhau đến suốt đời.

Tình yêu của họ cũng rất trong sáng, ngây thơ, không vƣợt qua những dục vọng ái tình, tình yêu của họ diễn ra một cách tự nhiên, không rò bó, hay gƣợng ép. Những lúc Tiểu Long Nữ và Dƣơng Quá ở bên nhau thật là tƣơi đẹp và trong sáng “Tiểu Long Nữ thở dài thật lâu, trong lòng thập phần bình an, cái lạnh của cơ thể không ghê gớm như trước nữa. Nàng đưa mắt nhìn Dương Quá, thấy chàng cũng đang chăm chú nhìn nàng, thân hình hai người áp sát vào nhau, đầu nàng nóng bừng, chỉ mong chàng choàng tay ôm chặt lấy mình, song Dương Quá lại đặt hai cánh tay thẳng dọc hai bên

đùi, tựa hồ sợ hồ chạm vào người nàng không bằng”. [14, tập 1, tr. 447]…

Còn đối với mới tình của Triệu Mẫn với Trƣơng Vô Kỵ cũng thật trong sáng và tuyệt đẹp, họ cũng không vƣợt qua rào cản của ái tình, trong những lúc họ ở bên nhau:

“Triệu Mẫn mỉm cười, tựa lưng vào vách hang, nhắm mắt lại. Trương Vô kỵ ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng từ người nàng tỏa ra, nhìn hai má hây hây, chỉ muốn ghé môi hôn, nhưng phải cố dằn lòng, nhắm mắt lại”, “Triệu Mẫn cầm tay Trương Vô Kỵ vuốt

ve vết sẹo ở mu bàn tay chàng, nhẹ nhàng nói: Chỗ muội cắn chàng đây, dẫu chàng võ công cao mấy, y đạo giỏi chừng nào cũng không làm mất được vết sẹo. Cái sẹo trên tay chàng còn không trừ được, thử hỏi làm sao chữa nổi vết thương trong lòng muội? Nói rồi hai tay vòng ra sau gáy chàng, đặt một nụ hôn nồng nàn lên môi chàng. Trương Vô Kỵ cảm thấy làn môi mềm của nàng và hương thơm đưa lên mũi, trong lòng đê mê. Bỗng nhiên Triệu Mẫn cắn mạnh môi chàng một cái bật máu tươi, đẩy vai chàng ra,

xoay người nhảy qua cửa sổ.” [13, tập 4, tr.122-256].

Điều hiện đại nữa trong tiểu thuyết của Kim Dung là nhân vật nữ của ông chủ động đi tìm tình yêu và sẵn sàng bỏ tất cả để đi theo tiếng gọi của tình yêu. Từ một quận chúa cao quý, quyền lực nắm trong tay , nhƣng nàng Triệu Mẫn cam tâm từ bỏ hết tất cả kể cả gia đình của mình để đi theo tên ma đầu Trƣơng Vô Kỵ, và vì Trƣơng Vô Kỵ mà từ một ngƣời con gái độc ác nàng trở thành một ngƣời hiền lành. Nàng không hối hận và cảm thấy hạnh phúc vì đƣợc ở bên ngƣời mình thƣơng “Nếu thế thì muội đành phải…trốn theo gã tiểu ma đầu, làm tiểu ma bà, chứ biết làm sao. Trương Vô Kỵ giả bộ nghiêm mặt quát: Yêu nữ thật to gan, dám theo tên dâm tặc Trương Vô Kỵ tạo phản làm loạn, đáng phạt tội gì? Triệu Mẫn cũng giả bộ nghiêm trang, nói: Phạt hai đứa bay khi ở trên thế gian thì làm một cặp vợ chồng sung sướng đến đầu bạc răng long, nhưng chết đi sẽ phải xuống mười tám tầng địa ngục, vạn kiếp không được

siêu sanh. Hai người nói đến đây cùng phá lên cười ha hả”. [13, tập 4 tr. 303]. Dù mất

đi tất cả nhƣng nhận đƣợc tình yêu chân thật, và sống hạnh phúc thì dù nàng có mất tất cả nàng cũng cảm thấy xứng đáng.

Ân Tố Tố cũng là ngƣời rất mực chung thủy trong tình yêu. Mối tình của nàng với Trƣơng Thúy Sơn cũng tuyệt đẹp, hai ngƣời lƣu lạc trên hoang đảo và kết thành phu thê, tuy khó khăn gian khổ nhƣng họ sống với nhau rất hạnh phúc. Sau khi trở lại Trung thổ, vì nàng là con gái của ma giáo và làm nhiều điều bất lợi cho phái Võ Đang nên nàng không đƣợc mọi ngƣời chấp nhận. Vì để cho chồng không bị huynh đệ đồng môn chỉ chích và bị đuổi ra khỏi võ môn, nàng chấp nhận cái chết để cho chồng dễ bề ứng xử. Nàng chấp nhận cái chết mà không hề than ván “Ngũ ca, chàng với thiếp mười năm vợ chồng, thiếp được chàng thương yêu, tình sâu nghĩa nặng, hôn nay dẫu chết

cũng không oán hận gì. Chàng hãy giết thiếp đi cho vẹn toàn tình nghĩa Võ Đang thất

hiệp” [13, tập 1, tr. 701]. Sau khi Trƣơng Thúy Sơn bị bức tử, nàng cũng không thiết

sống, nàng đã tự sát cùng chết với chồng mình đề vẹn tình phu thê. Thà chết bên ngƣời mình yêu còn hơn sống cô độc một mình, thiếu vắng bạn đời, thì sống cũng không còn ý nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3.2. Tình yêu cao thượng

Tình yêu đẹp là một tình yêu không mang theo cám vỗ, không vì lợi ích mà bất chấp thủ đoạn để đạt đƣợc nó, mà nó phải xuất phát từ tinh thần tự nguyện, biết thông cảm chia sẽ với nhau và thấu hiểu cho nhau trong mọi hoàn cảnh. Nhân vật Tiểu Chiêu trong Ỷ thiên đồ long ký là một điển hình cho một tình yêu đẹp và cao thƣợng. Nàng yêu Trƣơng Vô Kỵ, nhƣng tình yêu của nàng không đƣợc nhƣ ý muốn, nàng chấp nhận hi sinh tình yêu của mình để cứu sống mẹ mình và mọi ngƣời. Nàng yêu nhƣng nàng không hề tính toán thiệt hơn, miễn sau những hành động của nàng đem lại hạnh phúc cho mọi ngƣời thì nàng cảm thấy rất hài lòng và vui vẽ. Nàng ý thức đƣợc thân phận của mình, là một con a hoàn nhƣng nàng là ngƣời rất chung thành với chủ, hết mực chăm sóc lo lắng cho chủ. Nàng là ngƣời nối gót, theo sau Trƣơng Vô Kỵ, đƣợc chăm sóc cho ngƣời mình thƣơng đối với nàng điều đó là rất hạnh phúc. Nàng đã chôn chặt tình yêu của mình sâu vào tận đáy lòng, nàng lựa chọn rời xa ngƣời mình yêu để cứu ngƣời mẹ mà nàng yêu quý. Thà hi sinh để ngƣời thân của mình đƣợc sống thì đối với nàng điều đó thật xứng đáng. Nàng trở thành Thánh nữ nƣớc Ba Tƣ nhƣng nàng không quên bổn phận một con a hoàn của mình, lần cuối nàng gặp Trƣơng Vô Kỵ nàng vẫn xin chàng để cho nàng đƣợc hầu hạ chàng lần cuối “Công tử, đây là lần cuối cùng. Từ nay hai đứa mình đông tây xa cách vạn dặm, không còn ngày gặp lại; tiểu nữ có muốn

hầu hạ công tử một làn nữa, cũng không được nữa rồi” [13, tập 3, tr. 753]. Yêu mà

không đƣợc yêu thì còn có gì đau khổ bằng, nhƣng đối với nàng, nàng đã mạnh mẽ vƣợt qua, nàng chúc phúc cho ngƣời mình yêu đƣợc hạnh phúc. Vì yêu không phải để chiếm hữu, dù ngƣời yêu ở nơi nào thì ta cũng cảm thấy gần bên và ngƣời yêu đƣợc hạnh phúc thì ta cũng đƣợc hạnh phúc, có nhƣ vậy tình yêu đó là tình yêu đẹp mãi mãi.

Không chỉ với Tiểu Chiêu mà đối với Quách Tƣơng cũng vậy, nàng cũng là ngƣời có tấm lòng cao thƣợng. Nàng yêu Dƣơng Quá nhƣng không vì tình yêu mà nàng đánh mất lý trí của mình. Mặc dù nàng yêu Dƣơng Quá nhƣng vẫn cầu chúc cho Dƣơng Quá tƣơng phù với Tiểu Long Nữ, nàng không tranh đoạt tình yêu của ai, vì tình yêu là phải xuất phát từ hai phía nàng hiểu và luôn cầu chúc cho ngƣời mình yêu đƣợc hạnh phúc “Mỗi năm đến ngày sinh nhật của muội, mẫu thân và muội đều thắp nhang khấn trời, mẫu thân bảo muội khấn thầm ba điều tâm nguyện, muội lắm khi nghĩ chán chẳng ra. Ngày sinh nhật năm nay, muội đã nghĩ ra rồi, sẽ mong đại ca ca sớm được đoàn tụ với phu nhân”, “Sau khi đại ca ca gặp phu nhân, hãy sai người mang tin

đến thành Tương Dương cho muội, để muội cũng được mừng cho đại ca ca”. [14, tập

4, tr. 320 – 332].

Trình Linh Tố trong Tuyết Sơn Phi Hồ là ngƣời con gái đầy bản lĩnh, vì yêu Hồ Phỉ mà nàng sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình để cứu sống chàng. Nàng đã nhiều lần cứu Hồ Phỉ thoát chết và điều cuối cùng mà nàng làm cho chàng là nàng đã hút chất độc trong ngƣời Hồ Phỉ để cứu chàng. “Trình Linh Tố lấy ra một mũi kim vàng, châm vào huyết quản trên mu bàn tay rồi thò miệng vào hút thật mạnh”, “Trình Linh Tố cứ hút một búng máu độc lại nhổ xuống đất. Nếu là chất độc tầm thường thì cô chỉ cầm

dung kim châm rỗng ruột để dẫn máu ra ngoài, giống như khi chữa bệnh cho Miêu

Nhân PhượngCô hút hơn bốn chụt lần cho đến lúc thấy loan máu tươi mới yên tâm”

[11, tập 2, tr. 678 – 679]. Những việc làm của nàng thật là cao cả, nàng thà hi sinh mạng mình để cho ngƣời mình yêu đƣợc sống, đƣợc tiếp tục vƣơn mình trong chốn giang hồ để tìm kẻ thù đã giết hại cha mẹ chàng, nàng muốn ngƣời mình yêu đƣợc sống hạnh phúc, với nàng nhƣ vậy đã mãn nguyện và rất hạnh phúc

2.2.3.4. Tình yêu mù quáng, ích kỉ.

Kim Dung đã tạo nên một loạt nhân vật nữ sẵn sàng hi sinh tất cả để đến với tình yêu, tình yêu đó mang cốt cách tốt đẹp và cao thƣợng. Nhƣng bên cạnh đó, ông cũng đã tạo nên một loạt nhân vật nữ vì tình yêu mà bấp chấp thủ đoạn, vì lợi ích và lòng thù hận của mình mà làm hại đến ngƣời khác. Nếu nhƣ Hoàng Dung mang vẻ đẹp cao

Một phần của tài liệu tính hiện đại của hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai bộ tiểu thuyết thần điêu hiệp lữ và ỷ thiên đồ long ký (Trang 53)