Phá vỡ đối xứng tự phát và khối lượng các hạt trong

Một phần của tài liệu Khối lượng higgs trung hòa trong mô hình siêu đối xứng tối thiểu rút gọn 331 (Trang 56)

trong SUSYRM331

Mô hình này phá vỡ đối xứng tự phát theo cơ chế sau (sử dụng kí hiệu trong [20]). SUSY RM 3-3-1 −L−−sof t→ SU(3)C ⊗SU(3)L ⊗U(1)X <χ><χ0> −−−−−→ SU(3)C ⊗SU(2)L ⊗U(1)Y <ρ><ρ0> −−−−−→ SU(3)C ⊗U(1)Q. (2.29) Bước một phá vỡ đối xứng chính là phần Lsof t. Số hạng này làm cho khối lượng các hạt và siêu đối tác tương ứng có khối lượng khác nhau. Điều này giả thiết tại sao các hạt siêu đối xứng thường có khối lượng lớn hơn các hạt thông thường, là lý do giải thích tại sao các máy gia tốc vẫn chưa phát hiện được. Các cơ chế phá vỡ đối xứng nhóm chuẩn còn lại tương ứng với trung bình chân không của trường Higgs nhận giá trị sau: < ρ > = (0, u,0), < χ >= (0,0, ω), < ρ0 > = (0, u0,0), < χ0 >= (0,0, ω0), (2.30) với u = vρ/√ 2, ω = vχ/√ 2, u0 = vρ0/√ 2 và ω0 = vχ0/√ 2. Để đơn giản các VEVs được giả thiết nhận giá trị thực dương. Các mô hình không siêu đối xứng đã được nghiên cứu trong [21, 22]. Để có sự phá vỡ đối xứng tự phát theo đúng sơ đồ (2.29), cần phải có điều kiện sau:

Khảo sát khối lượng số hạng của W-boson hay chi tiết trong [13] cho ta điều kiện tương ứng:

Vρ2 ≡ vρ2 +vρ02 = (246GeV)2. (2.32) Cơ chế phá vỡ đối xứng tự phát trên đây cùng với Lagrangian thiết lập ở mục trên đủ để sinh khối lượng cho tất cả các hạt trong mô hình phù hợp với các kết quả đã có đối với SM và với thực nghiệm hiện tại. Chi tiết đã được nghiên cứu và chỉ ra trong [13]. Trong mục này chúng tôi không thiết lập chi tiết mà chỉ liệt kê và tóm tắt một số đặc điểm nổi bật liên quan đến phổ khối lượng vật lý (tương ứng với trạng thái riêng khối lượng) của mô hình trong mục tiếp theo.

Một phần của tài liệu Khối lượng higgs trung hòa trong mô hình siêu đối xứng tối thiểu rút gọn 331 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)