Cả hai mô hình đều được xây dựng trên nhóm đối xứng chuẩnSU(3)C⊗
SU(3)L ⊗ U(1)N. Ngoài những đặc điểm chung, hai mô hình 3-3-1 có những khác biệt nhất định liên quan đến việc chọn cấu trúc và nội dung các thế hệ fermion cũng như việc xác định các boson chuẩn. Điều đó dẫn đến sự khác biệt về miền năng lượng mà mỗi mô hình dự đoán sẽ xuất hiện vật lí mới.
1. Mô hình 3-3-1 tối thiểu chỉ sử dụng các lepton của SM, còn mô hình 3-3-1 với neutrino phân cực phải đưa thêm neutrino phân cực phải vào các đa tuyến lepton.
2. Mỗi mô hình đều dự đoán 5 boson nặng xuất hiện ở thang năng lượng cao. Đó là Z2, Y+, Y−, X++, X−− đối với mô hình 3-3-1 tối thiểu và Z2, Y+, Y−, X0, X0∗ đối với mô hình 3-3-1 với neutrino phân cực phải. 3.Các quark mới xuất hiện trong mô hình 3-3-1 tối thiểu mang điện tích
phân cực phải mang điện tích tương tự như các quark thông thường và do đó có thể tạo thành các tổ hợp trộn với các quark thông thường trong các dòng trung hòa thay đổi vị.
4.Khi phá vỡ đối xứng và sinh khối lượng cho các hạt, mô hình 3-3-1 với neutrino phân cực phải cần một số lượng đa tuyến Higgs ít hơn so với mô hình 3-3-1 tối thiểu. Cụ thể là mô hình 3-3-1 với neutrino phân cực phải không cần đến lục tuyến Higgs để sinh khối lượng cho các lepton mang điện.
Điều đáng lưu ý là các boson chuẩn mới xuất hiện trong hai mô hình 3-3-1 có khối lượng dự đoán không quá lớn so với miền năng lượng hoạt động của máy gia tốc hiện có cũng như sẽ được xây dựng trong tương lai gần. Bởi vậy, trong tương lai không xa ta có thể kiểm nghiệm được vật lí mới do hai mô hình này dự đoán. Có thể các boson chuẩn mới đã hiện diện ngay trong các quá trình đo được trên các máy gia tốc hiện có nhưng tín hiệu của chúng bị bỏ qua do chìm lẫn trong các sai số thực nghiệm.