Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh sau phân tích EFA ĐIỀU CHỈNH GIẢ THUYẾT CHO MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên việc đánh giá các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại ngân hàng. Trong mô hình nghiên cứu này, có 5 yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại ngân hàng, bao gồm: bản chất công việc, thu nhập, đồng nghiệp và lãnh đạo, cơ hội đào tạo – thăng tiến và điều kiện làm việc.
Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu được điều chỉnh lại như sau:
H1: Bản chất công việc có tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.
H2: Thu nhập có tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.
H3: Quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo có tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.
Bản chất công việc
Điều kiện làm việc Cơ hội đào tạo – thăng tiến
Thu nhập
Đồng nghiệp và lãnh đạo Mức độ thỏa mãn
H4: Cơ hội đào tạo – thăng tiến có tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.
H5: Điều kiện làm việc có tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.
4.5 PHÂN TÍCH HỒI QUY
Sau khi phân tích nhân tố, có 5 nhân tố được đưa vào phân tích hồi quy. Giá trị của từng nhân tố là giá trị trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó.
Phân tích tương quan (Pearson) được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy.
Kết quả phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H5 như đã trình bày ở trên.