Tác dụng không mong muốn của hoá trị biểu hiện trên toàn cơ thể bao gồm sốt, dị ứng và shock. Bảng 3.27 tổng kết tác dụng không mong muốn của hóa trị trên toàn cơ thể. Bảng 3.27: TDKMM trên toàn cơ thể Phác đồ Sốđợt điều trị Sốt Dịứng Shock Tổng sốđợt điều trị FOLFOX4 84 Sốđợt 1 0 0 1 % 1,2 0,0 0,0 1,2 FOLFIRI 43 Sốđợt 1 1 0 2 % 2,3 2,3 0,0 4,6 CapeOx 9 Sốđợt 1 1 0 2 % 11,1 11,1 0,0 22,2 Capecitabin 41 Sốđợt 1 0 0 1 % 2,4 0,0 0,0 2,4 Tổng số 177 n 4 2 0 6 % 2,3 1,1 0,0 3,4
Nhận xét:
-‐ Các phác đồ FOLFOX4, FOLFIRI và Capecitabin gây ADR biểu hiện lâm sàng trên toàn cơ thể với tỉ lệ thấp tương ứng là 1,2%, 4,6% và 2,4%. Trong đó sốt là biểu hiện hay gặp nhất với tỷ lệ 2,3% tổng sốđợt điều trị hoá chất của 25 bệnh nhân.
-‐ Phác đồ CapeOx gây ADR biểu hiện lâm sàng trên toàn cơ thể với tỉ lệ cao 22,2%.
-‐ Không có trường hợp nào shock phản vệ trong các đợt sử dụng hoá chất.
3.3.5 Xử trí TDKMM
3.3.5.1 Xử trí TDKMM bằng hiệu chỉnh liều
Trước mỗi đợt điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi các chỉ số huyết học, khi gặp TDKMM độ 1 trên hệ tạo máu có thể tiếp tục điều trị, khi gặp TDKMM từ độ 2 trở lên, bệnh nhân cần được dừng điều trị để cải thiện các chỉ số huyết học trước. Bảng 3.28 tổng kết việc điều chỉnh huyết học trước mỗi đợt điều trị cho bệnh nhân.
Bảng 3.28: Theo dõi chỉ số huyết học của bệnh nhân trước mỗi đợt điều trị
Chỉ số Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Chỉ số huyết học Sốđợt 18 17 3 0 % 10,2 9,6 1,7 0,0 Sốđợt về lý thuyết cần dừng điều trị Sốđợt 20 % 11,3 Sốđợt trên thực tếđã dừng điều trị Sốđợt 11 % 6,2 Sốđợt về lý thuyết cần hiệu chỉnh liều Sốđợt 7 % 4,0 Sốđợt trên thực tếđã được hiệu chỉnh liều Sốđợt 5 % 2,8 Nhận xét:
-‐ Các bệnh nhân gặp TDKMM trên hệ tạo máu từ độ 2 trở lên cần được dừng điều trị để điều chỉnh các chỉ số huyết học trở vềđộ 1 hoặc bình thường rồi mới điều trị tiếp. Trên thực tế có 20 đợt điều trị (11,3%) cần dừng để điều chỉnh chỉ số huyết học nhưng chỉ có 11 đợt điều trị (6,2%) được dừng.
-‐ Trong các đợt điều trị gặp TDKMM trên hệ tạo máu, có 7 đợt cần được hiệu chỉnh liều (trong đó bao gồm phác đồ FOLFIRI và phác đồ Capecitabin), nhưng chỉ có 5 đợt điều trị được hiệu chỉnh liên quan đến hiệu chỉnh liều của Irinotecan và Capecitabin.
3.3.5.2 Xử trí TDKMM bằng thuốc dùng phối hợp
Ung thư là một bệnh hệ thống và việc dùng hoá trị độc với tế bào cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người bệnh. Vì vậy, việc sử dụng các thuốc hỗ trợ là không thể thiếu để cải thiện thể trạng và hạn chế tác dụng không mong muốn của hoá trị. Bảng 3.29 tổng kết các thuốc dùng kèm trong điều trị hoá chất của 25 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.29: Các thuốc dùng phối hợp với hoá chất
STT Nhóm thuốc Hoạt chất Số lượt
BN (N=177) Tỉ lệ %
1 Corticoid, chống
dị ứng Dexamethason, Methylprednisolon, Diphenylhydramin 11 6,2 2 Trị nôn và buồn
nôn
Odansetron, Osetron, Trimebutin 6 3,4 3 Trị tiêu chảy Loperamide, Atropin, Biolac,
Smecta 11 6,2 4 Tác nhân làm tăng hồng cầu Epokine, Hồng cầu khối 8 4,5 5 Tác nhân làm tăng bạch cầu Leucokine, Neupogen 5 2,8
6 Bổ gan Aspachin, Hepaur, Aphamincap 68 38,4 7 Thuốc nâng cao
thể trạng Amigold, Lipovenous, Aminoparen, Aminoplasma, Lipigold 25 14,1 8 Điều trị triệu
chứng đau thượng vị
Nexium 62 35,0
9 Thuốc an thần Diazepam 97 54,8
10 Các thuốc khác Calci Sandoz, Magne B6, Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin C, Vitamin A, Vitamin D
Nhận xét:
-‐ Tất cả các bệnh nhân đều được dùng các loại vitamin và khoáng chất như calci, vitamin B1, B6, A, D đường uống trước, trong và sau truyền hoá chất, và 1 số đợt được tiêm thêm vitamin C.
-‐ 54,8% số đợt điều trị bệnh nhân được sử dụng Diazepam với tác dụng an thần do đa phần các bệnh nhân khi nhập viện điều trị ung thưđều mệt mỏi, mất ngủ và tinh thần không tốt.
-‐ 35,0% số đợt điều trị được chỉ định dùng Esomeprazole (Nexium). Đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng chất ức chế bơm proton trong điều trị UTĐTT, theo đó việc dùng chất ức chế bơm proton là có lợi trong điều trị UTĐTT, dựa trên cơ chế tạo ra các phân tủ tín hiệu chống tăng sinh và ức chế các protein chống chết theo chu trình. (TLTK: Anti-carcinogenic trong endnote).
-‐ 14,0% sốđợt điều trị bệnh nhân được truyền thuốc giúp nâng cao thể trạng bởi nhiều bệnh nhân không ăn được và thể trạng gầy yếu.
-‐ Một số bệnh nhân được truyền các tác nhân làm tăng hồng cầu, bạch cầu với tỷ lệ tương ứng là 4,5% và 2,3% số đợt điều trị do xuất hiện độc tính trên hệ tạo máu trong quá trình điều trị.
-‐ 6,2% số đợt điều trị được chỉ định sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy do xuát hiện tiêu chảy sau khi truyền hoá chất.
-‐ Có một tỉ lệ nhỏ sốđợt điều trị bệnh nhân được sử dụng corticoid và thuốc trị nôn, buồn nôn để giải quyết TDKMM (tương ứng là 6,2% và 3,4%) do đa phần trước các đợt truyền hoá chất bệnh nhân đã được truyền corticoid với tác dụng chống sốc và truyền thuốc chống nôn.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN