Định tính các nhóm chất bằng phản ứng hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học vị thuốc khổ sâm cho lá phục vụ công tác kiểm nghiệm dược liệu trên thị trường (Trang 28)

3.1.1. Định tính alkaloid

Cho 10 g bột dược liệu đã xay nhỏ vào bình nón dung tích 100 ml, thêm 25 ml dd H2SO4 1N, đun đến sôi, để nguội, lọc lấy dịch lọc vào một bình gạn, kiềm hóa dịch lọc bằng amoniac, sau đó lắc với chloroform (3x10 ml), gạn lấy lớp chloroform rồi cho bốc hơi cách thủy tới cắn. Hòa tan cắn bằng 10 ml H2SO4 1N, lấy dịch chiết này làm phản ứng, chia vào 3 ống nghiệm.

- Ống 1: Thêm 2 giọt TT Mayer. Quan sát thấy có xuất hiện tủa trắng.

- Ống 2: Thêm 2 giọt TT Dragendorff. Quan sát thấy cóxuất hiện tủa đỏ cam. - Ống 3: Thêm 2 giọt TT Bouchardat. Quan sát thấy cóxuất hiện tủa nâu.

Nhận xét: Cả 3 phản ứng dương tính.

3.1.2. Định tính flavonoid

Lấy 10 g dược liệu vào bình nón dung tích 100 ml có nút mài, thêm 50 ml ethanol 90%. Đun cách thủy 10 phút. Lọc nóng qua giấy lọc gấp nếp. Cô dịch lọc đến cắn, hòa cắn với một lượng tối thiếu nước cất. Cho dịch vào bình gạn, lắc với n- hexan (3x10 ml), lắc tiếp với ethyl acetat (3x10 ml), gạn lấy lớp ethyl acetat cô đến cắn. Hòa cắn trong ethanol, dùng dung dịch để làm các phản ứng sau:

- Phản ứng với hơi amoniac: Nhỏ 2 giọt dịch chiết lên 2 vị trí của tờ giấy lọc, để khô rồi hơ lên miệng lọ amoniac đặc. Quan sát thấymàu vàng chuyển sang đậm hơn.

- Phản ứng cyanidin: Cho 2 ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm một ít bột Mg kim loại, sau đó cho 5 giọt HCl đặc, đun sôi cách thủy trong vài phút. Quan sát thấy dung dịch xuất hiện màu hồng hay đỏ.

- Phản ứng với FeCl3 5%: Cho vào ống nghiệm 2 ml dịch chiết, thêm 1-2 giọt FeCl3 5%. Quan sát thấy dung dịch xuất hiện màu xanh đen.

- Phản ứng với kiềm loãng: Cho vào ống nghiệm 2 ml dịch chiết, nhỏ vài giọt NaOH 10%. Quan sát thấy dung dịch xuất hiện màu vàng và có kết tủa vàng.

- Phản ứng diazo hóa: Lấy 1 ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 2 ml NaOH 10%, đun cách thủy, để nguội, thêm vài giọt TT diazo mới pha. Quan sát thấy có xuất hiện màu đỏ gạch.

Nhận xét: Cả 5 phản ứng đều dương tính.

3.1.3. Định tính coumarin

Lấy 10 g dược liệu vào bình nón dung tích 100 ml có nút mài, thêm 50 ml ethanol 90%. Đun cách thủy 10 phút. Lọc nóng qua giấy lọc gấp nếp. Dùng dịch lọc để làm các phản ứng sau:

- Phản ứng mở, đóng vòng lacton: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1 ml dịch chiết. Ống 1 thêm 1ml NaOH 10%, ống 2 để nguyên. Đun cách thủy cả 2 ống đến sôi, để nguội. Không thấy hiện tượng ống 1 có tủa màu vàng, ống 2 không thay đổi. Thêm vào mỗi ống 2 ml nước cất, hai ống vẫn trong.

Nhận xét: Phản ứng âm tính.

- Phản ứng diazo hóa: Lấy 1 ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm NaOH 10%, đun cách thủy, để nguội, thêm vài giọt TT diazo mới pha. Quan sát thấy có xuất hiện màu đỏ gạch.

Nhận xét:Phản ứng dương tính.

- Phản ứng huỳnh quang: Nhỏ vài giọt dịch chiết lên giấy lọc, nhỏ chồng vài giọt NaOH 10%, hơ nhẹ cho khô. Che một phần diện tích bằng đồng tiền kim loại rồi đặt dưới ánh sáng tử ngoại 366 nm trong vài phút, bỏ vật chắn ra thấy 2 phần đều phát quang như nhau.

Nhận xét: Phản ứng âm tính.

3.1.4. Định tính tanin

Cho vào cốc có mỏ 5 g bột dược liệu, thêm 30 ml nước cất, đun sôi trực tiếp 5 phút. Lọc qua giấy lọc gấp nếp. Lấy dịch lọc chia vào 3 ống nghiệm để làm các phản ứng sau:

- Phản ứng với FeCl3: Thêm vào ống nghiệm 1-2 giọt FeCl3 5%. Quan sát thấy dung dịch có màu xanh đen.

- Phản ứng với chì acetat: Thêm vào ống nghiệm 2 giọt chì acetat 10%. Quan sát thấy xuất hiện tủa trắng.

- Phản ứng với dung dịch gelatin 1%: Thêm vào ống nghiệm vài giọt gelatin 1%. Quan sát có một ít tủa bông xuất hiện.

Nhận xét: Cả 3 phản ứng đều dương tính.

3.1.5. Định tính saponin

- Hiện tượng tạo bọt: Cho 1 g bột dược liệu vào ống nghiệm to, thêm 5 ml nước, đun sôi nhẹ, lọc nóng. Dịch lọc cho vào ống nghiệm to, thêm 5 ml nước cất, lắc mạnh theo chiều dọc ống nghiệm trong 5 phút. Để yên và quan sát. Quan sát thấy có cột bọt nhưng kém bền (3 phút).

- Phản ứng Salkowski: Cho vào ống nghiệm to 2 g dược liệu, thêm vào 10 ml ethanol 90%, đun sôi cách thủy. Lọc lấy dịch lọc, lấy 1 ml cho vào ống nghiệm khác. Để ống nghiệm nghiêng 450, cho từ từ theo thành ống nghiệm 1 ml acid sulfuric đặc. Không thấy xuất hiện vòng nâu đỏ ở mặt phân cách giữa hai lớp chất lỏng.

Nhận xét: Cả 2 phản ứng âm tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.6. Định tính glycosid tim

Lấy khoảng 10 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 100 ml, thêm 50 ml ethanol 25%, lắc đều rồi ngâm trong 24 giờ. Lọc lấy dịch chiết, loại tạp bằng chì acetat 30% đến dư. Để lắng, lọc. Loại chì acetat bằng dung dịch Na2SO4 bão hòa đến không còn tủa với Na2SO4. Lọc lấy dịch lọc vào bình gạn, lắc với chloroform (2x20 ml). Gạn và lọc qua bông thu lấy lớp chloroform, chia dịch chiết vào 4 ống nghiệm khô, bốc hơi cách thủy đến khô. Cắn thu được để làm phản ứng sau:

- Phản ứng Liebermann: Cho vào ống nghiệm có chứa cắn 1ml anhydrid acetic, lắc đều cho tan hết cắn. Nghiêng ống 450. Cho từ từ theo thành ống nghiệm

0,5 ml H2SO4 đặc. Không quan sát thấy mặt tiếp xúc giữa hai lớp chất lỏng xuất hiện một vòng tím đỏ.

- Phản ứng Keller – Kiliani: Cho vào ống nghiệm chứa cắn 0,5 ml ethanol 90%, lắc đều cho tan hết cắn. Thêm vài giọt dd FeCl3 5% pha trong acid acetic, lắc đều. Nghiêng ống 450. Thêm 0,5 ml H2SO4 đặc theo thành ống nghiệm. Không thấy ở mặt tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng xuất hiện một vòng tím đỏ.

- Phản ứng Baljet: Cho vào ống nghiệm chứa cắn 1 ml EtOH 90%, lắc đều cho tan hết cắn. Thêm vài giọt TT Baljet (1 phần dd acid picric 1% và 9 phần dd NaOH 10%). Không thấy xuất hiện màu đỏ cam.

- Phản ứng Legal: Cho vào ống nghiệm chứa cắn 1ml EtOH 90%, lắc đều cho tan hết cắn. Thêm 5 giọt dung dịch natri nitroprussiat 1% và 2 giọt dung dịch NaOH 10%. Lắc đều. Không thấy xuất hiện màu đỏ.

Nhận xét: Cả bốn phản ứng đều âm tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học vị thuốc khổ sâm cho lá phục vụ công tác kiểm nghiệm dược liệu trên thị trường (Trang 28)