KHÁI NIỆM BIẾN ĐỔI XÃ HỘI

Một phần của tài liệu giáo trình xã hội học đại cương (Trang 117)

3. Nội dung giảng dạy

7.1KHÁI NIỆM BIẾN ĐỔI XÃ HỘI

7.1.1 Khái niệm

Cũng như tự nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn bất cứ nền văn hóa nào, xã hội nào cũng luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn.

Có nhiều quan niệm khác nhau về biến đổi xã hội. Theo cách hiểu rộng nhất, biến đổi xã hội

được xem là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước. Nó

là một thuật ngữ rộng nhất dùng để gọi bất kỳ quá trình nào được đặc trưng bởi sự kiện là ở thời

điểm t1, có trạng thái x1, trong khi ở thời điểm t2…n có trạng thái x2…xn1. Theo nghĩa hẹp hơn,

biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc (cơ cấu) của một hệ thống xã hội. Đa số các nhà xã hội học cho rằng, biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian2.

Chịu ảnh hưởng của thuyết tiến hóa, August Comte cho rằng biến đổi xã hội là chắc chắn sẽ xảy ra, sự biến đổi xã hội theo một con đường phát triển và những tiến bộ xã hội tất nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn. August Comte tin tưởng rằng thông qua biến đổi xã hội, nhân loại chuyển từ người nguyên thủy dốt nát đến con người được giáo dục, con người được phát triển tiến về con đường tách khỏi sự sắp đặt của thượng đế.

Như vậy, xã hội không ngừng vận động và thay đổi. Tuy nhiên mức độ hoặc phạm vi của sự biến đổi không giống nhau từ xã hội này đến xã hội khác. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, sự biến đổi của xã hội diễn ra nhanh, chậm khác nhau. Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của biến đổi xã hội người ta chia biến đổi xã hội thành hai cấp độ khác nhau:

1

Xem Endruweid và Trommsdorff (2002): Từ điển xã hội học, NXB Thế giới 2

Biến đổi vĩ mô

Đó là những biến đổi diễn ra và xuất hiện trên một phạm vi rộng lớn, diễn ra trong một thời kỳ dài. Sự biến đổi vĩ mô có thể không nhận thấy được vì nó diễn ra quá chậm chạp đối với con người, giống như họ đang trải qua những cuộc sống thường ngày. Ví dụ sự hiện đại hóa, đó là quá trình qua đó các xã hội trở nên khác nhau bên trong nhiều hơn, như sự thay đổi của các thiết chế xã hội đơn giản bằng những thiết chế xã hội phức tạp.

Biến đổi vi mô

Liên quan đến những biến đổi nhỏ, nhanh được tạo nên những quyết định không thấy hết được, như sự tương tác trong quan hệ của con người trong đời sống hàng ngày.

Một phần của tài liệu giáo trình xã hội học đại cương (Trang 117)