Nghiên cứu chọn mẫu

Một phần của tài liệu giáo trình xã hội học đại cương (Trang 175)

3. Nội dung giảng dạy

9.8.2Nghiên cứu chọn mẫu

Trước khi tiến hành chọn mẫu, người nghiên cứu cần xác định tổng thể của điều tra. Đó chính là toàn bộ những đơn vị hay phần tử chứa đựng những dấu hiệu, tính chất được xác định bởi khách thể nghiên cứu (Phạm Văn Quyết and Thanh, 2001). Ví dụ, nếu trong nghiên cứu tình hình bỏ học của HS cấp 2 TP Cần Thơ thì đối tượng nghiên cứu là HS cấp 2 ở TP Cần thơ bỏ học. Mẫu là một phần của tổng thể được lựa chọn theo những cách thức nhất định và dung lượng hợp lý (Phạm Văn Quyết and Thanh, 2001). Tuy nhiên cách thức chọn nhất định ở đây là gì? Trong

một cuộc điều tra cần chọn bao nhiêu mẫu? Trên thực tế có nhiều cách chọn mẫu, việc lựa chọn cách nào tùy thuộc vào nội dung và mục đích nghiên cứu. Trong phạm vi đề cương bài giảng, chúng tôi giới thiệu hai phương pháp chọn mẫu cơ bản: chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu theo tỷ lệ.

a. Chọn mẫu ngẫu nhiên (simple random)

Có 2 các chọn mẫu ngẫu nhiên: Chọn mẫu ngẫu nhiên thuần túy và chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Mẫu ngẫu nhiên thuần túy là mẫu được lấy một cách ngẫu nhiên trong tổng thể. Ví dụ, trong 100 hộ thuộc đối tượng điều tra thu thập thông tin, lấy ngẫu nhiên 30 hộ. Cách chọn có thể là rút thăm ngẫu nhiên hoặc dùng hàm random trong Microsoft Exel để chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc chọn mẫu có tính ngẫu nhiên thì các đơn vị mẫu phải có khả năng như nhau khi tham gia vào lựa chọn, tức là xác suất được lựa chọn của các đơn vị mẫu là bằng nhau. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trong thực tế được thể hiện trong hình sau.

Hình : Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

b. Chọn mẫu hệ thống (systematic samples)

Đôi khi cách chọn đơn vị mẫu ngẫu nhiên không tốt hơn cách chọn mẫu hệ thống. Trong chọn mẫu hệ thống, cỡ mẫu n được chọn (có phương pháp tính xác suất tương tự) từ một quần thể N. Người nghiên cứu xác định khoảng cách giữa các mẫu là (k=N/n). Sau đó, chọn ngẫu nhiên phần tử đầu tiên, các phần tử sau sẽ được lựa chọn cách phần tử trước một khoảng là k.

Trước tiên cần sắp xếp thứ tự các đơn vị mẫu (thí dụ theo thứ tự gia tăng). Sau đó chọn điểm đầu tiên bất kỳ có giá trị < 10 (thí dụ chọn 7). Nếu k = 10, số cá thể tiếp theo sẽ cộng thêm là 10. Như vậy các thành viên được chọn sẽ có số thứ tự là 7, 17, 27, 37, 47,… 97.

Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 165

Phương pháp chọn mẫu hệ thống

c. Chọn mẫu phân lớp (stratified samples)

Chọn mẫu phân lớp được thực hiện khi quần thể mục tiêu được chia thành các nhóm hay phân lớp. Để áp dụng kỹ thuật chọn mẫu phân lớp thì trước tiên người nghiên cứu cần nắm các thông tin và các số liệu nghiên cứu trước đây có liên quan đến cách lấy mẫu phân lớp. Sau đó, người nghiên cứu sẽ xác định cỡ mẫu và chọn ngẫu nhiên các cá thể trong mỗi lớp.

Ví dụ: khi nghiên cứu về mức độ giàu nghèo của một vùng nghiên cứu có 4 huyện (4 phân lớp), mỗi huyện có số hộ gia đình khác nhau. Người nghiên cứu muốn thực hiện 200 cuộc phỏng vấn hộ gia đình trong vùng nghiên cứu, như vậy cỡ mẫu của mỗi huyện sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm số hộ trong huyện.

Huyện Số hộ trong huyện Tỷ lệ số hộ trong huyện (%) Cở mẫu phỏng vấn

A 200 20 40 B 150 15 30 C 300 30 60 D 350 35 70 1000 200 Bảng 5.2 Thí dụ về cách chọn mẫu phân lớp Một số nghiên cứu thường được chia lớp trong quần thể mục tiêu gồm:

- Phân lớp quần thể mục tiêu là các thành phố, tỉnh, huyện;

- phân lớp theo vùng sinh thái khác nhau;

- phân lớp quần thể mục tiêu là các hộ gia đình theo mức độ giàu nghèo,

- trình độ học vấn v.v...

Trong phương pháp chọn mẫu phân lớp, các quần thể phụ là các vùng chia phụ hay các lô được chia trong Hình 5.2 khi đã xác định các yếu tố như loại đất, dạng đời sống thực vật hoặc dạng địa hình, … Các điểm được chọn ngẫu nhiên trong mỗi vùng phụ được thể hiện trong Hình 5.2.

Phương pháp chọn mẫu phân lớp

d. Chọn mẫu chỉ tiêu (quota sampling)

Trong cách chọn mẫu chỉ tiêu, quần thể nghiên cứu được phân nhóm hoặc phân lớp như cách chọn mẫu phân lớp. Các đối tượng nghiên cứu trong mỗi nhóm được lấy mẫu theo tỷ lệ đã biết

và sau đó tiến hành phương pháp chọn mẫu không sác xuất. Để thiết lập mẫu chỉ tiêu thì người nghiên cứu cần phải biết ít nhất các số liệu, thông tin trong quần thể mục tiêu để phân chia các chỉ tiêu muốn kiểm soát.

Ví dụ: một cuộc phỏng vấn để biết được hoạt động hoặc lý do khách du lịch đến Cần thơ. Dựa trên số liệu nghiên cứu trước đây hoặc số liệu điều tra dân số cho biết lý do khách du lịch tới Cần thơ như sau: 60% với lý do đi nghỉ mát, vui chơi; 20% lý do thăm bạn bè, gia đình; 15% lý do kinh doanh và 5% lý do hội họp. Người nghiên cứu dự tính cỡ mẫu muốn phỏng vấn 500 khách du lịch, và chọn những nơi có nhiều khách du lịch như khách sạn, nơi hội họp, khu vui chơi giải trí,… Như vậy tỷ lệ mẫu để muốn phỏng vấn đạt được cho mỗi lý do (chỉ tiêu) nêu trên sẽ tương ứng tỷ lệ là 300, 100, 75 và 25 khách du lịch. Nếu như chỉ tiêu 300 khách du lịch đến với lý do vui chơi, giải trí được trả lời chưa đủ thì phải tiếp tục phỏng vấn cho tới khi đạt được đủ chỉ tiêu. Thuận lợi của lấy mẫu chỉ tiêu áp dụng trong một vài nghiên cứu là chi phí thực hiện nghiên cứu tương đối rẻ và dễ (do không cần phải thiết lập khung mẫu). Bất lợi của việc chọn mẫu chỉ tiêu là không đại diện toàn bộ quần thể, do lấy mẫu không xác suất như chọn ưu tiên phỏng vấn khách du lịch đến trước, chọn nơi có nhiều khách lui tới, khách ở khách sạn, ... và vì vậy mức độ tin cậy phụ thuộc vào kinh nghiệm hay sự phán đoán của người nghiên cứu và sự nhiệt tình của người trả lời phỏng vấn.

Để tăng mức độ tin cậy, người nghiên cứu cần thực hiện cuộc phỏng vấn bước đầu để kiểm tra người trả lời có rơi vào các chỉ tiêu hay không. Chọn mẫu chỉ tiêu ít được áp dụng trong các nghiên cứu phát triển, nhưng đôi khi được sử dụng trong một vài nghiên cứu nhỏ mang các đặc tính quan sát.

CÂU HỎI - BÀI TẬP

1. Hãy trình bày các giai đoạn trong một cuộc điều tra xã hội học. Trong các giai đoạn đó, giai đoạn nào mang ý nghĩa quyết định?

2. Tại sao nói giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn quyết định thành công của một cuộc điều tra xã hội học? Để tiến hành điều tra xã hội học, cần có những bước chuẩn bị cơ bản nào?

3. Hãy trình bày phương pháp phân tích tài liệu và phương pháp quan sát trong điều tra xã hội học. So sánh ưu điểm và nhược điểm của hai phương pháp này?

4. So sánh phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân

5. Trong thu thập thông tin bằng bảng hỏi, việc thu thập thông qua phỏng vấn và phát vấn có gì giống và khác nhau

6. Hãy trình bày phương pháp chọn mẫu trong điều tra xã hội học. Tại sao trong điều tra xã hội học người ta thường sử dụng nhiều cách chọn mẫu?

Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 167

Bài tập:

Hãy xác định một vấn đề nghiên cứu của xã hội học, qua đó, xác định mục tiêu nghiên cứu (bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể). Từ mục tiêu nghiên cứu, thao tác hóa khái niệm, xác định các chỉ báo và phương pháp thu thập thông tin. Thông qua các phương pháp thu thập thông tin, chọn lọc các thông tin cần thu thập thông qua bảng hỏi để thiết kế bảng câu hỏi.

Một phần của tài liệu giáo trình xã hội học đại cương (Trang 175)