TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC

Một phần của tài liệu giáo trình xã hội học đại cương (Trang 185)

3. Nội dung giảng dạy

9.10 TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC

Phần này được trích từ blog của Nguyễn Văn Tuấn http://tuanvannguyen.blogspot.com/ về

phương pháp nghiên cứu khoa học và trình bày kết quả nghiên cứu ở hội nghị quốc tế. Có những vẫn đề quan tâm khi trình bày báo cáo khoa học, như sau:

1. Tìm hiểu khán giả trong hội nghị là ai để chọn nội dung trình bày cho đúng đối tượng muốn

nghe. Nên đi thẳng vào vấn đề, không nên loanh quanh làm mất thì giờ người khác.

2. Xác định “money slide”. Mỗi bài nói chuyện trong hội nghị phải có cái gọi là money slide, tức

là slide có dữ liệu quan trọng nhất, dữ liệu định hình cái nghiên cứu của mình. Đó là slide ăn tiền, slide mà khi họ về nhà vẫn còn nhớ đến mình. Tất cả các slides khác phải được soạn để yểm trợ cho cái money slide.

3. Khi soạn slides, nhớ đến qui ước n x n. Mỗi slide (nếu text) chỉ nên có khoảng 5-6 dòng, và

mỗi dòng nên giới hạn 5-6 chữ. Điều chỉnh số chữ bằng cách chọn font size thích hợp. Nhớ chọn font không chân! Nhớ chọn màu cho thích hợp. Nếu phòng rộng thì chọn màu nền là xanh đậm và chữ trắng hay vàng; nếu phòng hẹp thì chọn màu nền là màu sáng (trắng) và chữ đậm. Nếu có thể, cố gắng dùng nhiều biểu đồ và hình ảnh thay vì dùng slides bằng chữ.

3. Thực hành. Nên nhớ mỗi slide chỉ có 1 phút là tối đa. Nếu người ta cho 15 phút thì nên có tối

đa là 15 slides. Thực hành nói rất quan trọng. Nên làm như sau:

Cách hay nhất là soạn (viết ra) toàn bộ bài nói chuyện. Trong bài nói chuyện, soạn luôn câu mở đầu, và những câu quan trọng cho từng slide.

Soạn xong, nên học thuộc lòng (nếu được), vì tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ nên học thuộc lòng cho … chắc ăn.

Thực hành nói: đứng trước kiếng hay gì đó và thực hành nói, xem có đúng giờ không. Khi đã ok, mời vài đồng nghiệp vào nghe nói và đề nghị họ theo dõi giờ, theo dõi điệu bộ xem có ok không. Không bao giờ chủ quan! Trước ngày trình bày, nên thức sớm và thực hành (trước khi đi ăn sáng!) Ăn sáng xong thì thực hành khó lắm. Ngay trước khi trình bày vào phòng Speaker (trong hội nghị quốc tế có những phòng dành cho speakers), xem lại slides xem có hình ảnh nào "trật đường rầy" hay những câu chữ nào cần thêm/bỏ, và thực hành một lần nữa.

Khi đã ok, bỏ slide ra, và nghĩ đến tình huống bị cúp điện và vẫn nói như phây! (Học thuộc lòng rồi, nên chuyện trục trặc kĩ thuật chẳng có vấn đề gì cả).

4. Tập nói. Khi nói, nên nhớ câu đầu là lúc nào cũng cám ơn ban tổ chức và khen thành phố mình đến dự. Chẳng hạn như: Thank you, Mr chairman, for your kind introduction. Thank you the organizing committee for giving me an opportunity to come to this BEAUTIFUL CITY and present my work concerning [tựa đề bài báo cáo]. Vạn sự khởi đầu nan: câu mở đầu rất quan

trọng. Nếu câu mở đầu trôi chảy, xác suất cao là bài nói chuyện sẽ suôn sẻ. Nếu thành phố của hội thảo có một sự cố nào đó (như Bangkok bị bão lụt chẳng hạn) em nên nói một câu chia buồn với người ta. Nói được như thế sẽ gây cảm tình ở khán giả ngay! Nếu tự tin khả năng tiếng Anh của mình, có thể nói một câu pha trò để khán giả thức dậy. Dĩ nhiên là nếu chia buồn thì tuyệt đối không được pha trò.

Khi chuyển từ slide này sang slide khác, nên dùng nhiều kĩ thuật transition như có đề cập trong

workshop. Chẳng hạn như trước khi chuyển sang slide khác, nên nói "In the next slide, I will show .." hoặc "Shown in the next slide is ..." và tay thì đã bấm, xong câu là slide hiện lên ngay.

Làm như thế bài nói chuyện sẽ trôi chảy, không đứt đoạn một cách buồn cười. Khi thấy khán giả

có người ngủ, nên nói một câu vực họ dậy, như I would like to ask you to pay attention to this figure (nói lớn và nhấn mạnh), hoặc this slide is very important, because ..., hoặc This result is quite remarkable ... Nói bằng giọng nhấn mạnh, chậm nhưng chắc!

5. Câu hỏi. Khi nói xong, nên có một câu mời gọi người ta đặt câu hỏi. Một cách nói đơn giản là: Thank you for your attention. I would be happy to discuss with you about any point that is not clear in my presentation. Không trốn tránh câu hỏi. Trước khi trả lời, cám ơn người đặt câu hỏi (thank you for your interesting question). Nếu câu nào khó quá thì nói sẽ bàn thêm hay hỏi trong

khán giả có ai biết thì trả lời hộ. Nếu người hỏi muốn "kiếm chuyện" thì nên bình tĩnh và tỏ ra

mình cao hơn họ bằng cách nói rằng "MY VIEW is that .... MY VIEW may not be consistent with yours, but it is consistent with evidence". Nhấn mạnh là MY VIEW bằng cách nói chậm và lên giọng. Nếu còn ngoan cố hỏi nữa, thì nên nói là chúng ta đồng ý là bất đồng ý kiến (we agree to disagree on this point, thank you).

Nên nhớ là slide cuối cùng phải có cám ơn (acknowledgements). Cần nói thêm là ở VN tôi thấy người ta ít khi cám ơn ai, làm như tất cả dữ liệu là chỉ do họ khám phá ra! Phải tỏ ra “văn minh” là cám ơn đồng nghiệp và bất cứ ai giúp mình làm được cái nghiên cứu. Ai đó cho tiền đi dự hội nghị, phải cám ơn người ta trong slide một cách trịnh trọng. Chẳng những trong slide mà còn

Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 175

phải nói rõ ràng. Cám ơn ban tổ chức đã cho cơ hội trình bày (ví dụ: I also thank the organizing committee for giving me an opportunity to present my data here in this conference).

T

Tààii lliiệệuu tthhaamm kkhhảảoo

Bryceson, D.F., 1999. Sub-Saharan Africa betwixt and between : rural livelihood practices and policies. Leiden. Afrika Studie Centrum.

de Bruijn, M. & H. van Dijk, 1995. Arid ways. Cultural understandings of insecurity in Fulbe society central Mali. Amsterdam Thela publisher.

Dekker, M., 2002 Resettlement and livelihhods: Support networks and crisis situations. In Paper presented at CERES Summer School, June 2002.

Folke, C., J. Colding & F. Berkes, 2003. Synthesis: building resilience and adaptive capacity in

social–ecological systems. In: Berkes, F., J. Colding and C. Folke (Eds.), Navigating social-ecological systems: building resilience for complexity and change. Cambridge

University Press, Cambridge, UK, pp. 352-387.

Hồ Thanh Mỹ Phương, P.M. Hạnh & T.t.M. Dung, 2007 Kỹ năng trình bày báo cáo khoa học: Trường Đại học An Giang. Dự án P.H.E.

Marschke, M.J. & F. Berkes, 2006. Exploring strategies that build livelihood resilience: a case

from Cambodia. Ecology and Society 11 (1), 42.

Nooteboom, G., 2003. A matter of style: social security and livelihood in upland East Java. Radboud University Nijmegen.

Phạm Tất Dong, L.N. Hùng, P.V. Quyết, N.Q.Thanh & H.B.Thịnh, 2001. Xã hội học (in lần thứ 2). NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Phạm Tất Dong, L.N. Hùng, P.V. Quyết, N.Q. Thanh & H.B. Thịnh, 2008. Xã hội học. (In lần thứ 4). Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia Hà nội.

Phạm Văn Quyết & N.Q. Thanh, 2001. Phương pháp nghiên cứu xã hội học. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

Trần Thanh Bé, 2000. PRA - Đánh giá nông thôn có sự tham gia. Đại học Cần Thơ.

Trần Thị Kim Xuyến, 2002. Nhập môn xã hội học. NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Zgourides, G.D. & C.S. Zgourides, 2000. Sociology. In: (Eds.). IDG Books Worldwide, Inc. An International Data Group Company, Foster City, CA. Chicago, IL. Indianapolis, IN. New York, NY.

Một phần của tài liệu giáo trình xã hội học đại cương (Trang 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)