Thực trạng ngành xây dựng Việt Nam trong thời gian 2009 – 2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 41)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.3. Thực trạng ngành xây dựng Việt Nam trong thời gian 2009 – 2013

a. Thực trạng chung ngành xây dựng

Ngành xây dựng đóng góp khá lớn vào tăng trưởng kinh tế

Theo số liệu sơ bộ năm 2013 của Tổng cục thống kê (GSO), ngành xây dựng đã trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho trên 3,4 triệu lao động (chiếm 5,2% lực lượng lao động cả nước); và đóng góp 5,34% vào tổng sản phẩm nội địa (GDP), đứng thứ năm (sau ngành nông nghiệp, sản xuất, thương mại và khoáng sản).

Bảng 2.1. Cơ cấu GDP(%) theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013

Nhóm ngành

Cơ cấu (%)

2009 2010 2011 2012 2013

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 19,17 18,89 20,08 19,67 18,38 Công nghiệp chế biến, chế tạo 18,30 17,95 18,02 17,39 17,49

Khai khoáng 9,14 9,97 10,34 11,91 11,49

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô,

xe máy và xe có động cơ khác 13,30 13,16 13,06 13,06 13,43

Xây dựng 6,09 6,45 5,87 5,61 5,35

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo

hiểm 5,55 5,50 5,43 5,36 5,53

Các nhóm ngành khác 28,46 28,08 27,20 27,00 28,33

Nguồn: Tổng cục thống kê

Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2009 - 2013, với giá trị từ 423,781 nghìn tỷ đồng năm 2009 đến vượt mức 770,4 nghìn tỷ đồng năm 2013. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, ghi nhận tốc độ tăng trưởng lũy kế hằng năm (AGR) giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013 là 10%.

Hình 2.1. Giá trị sản xuất xây dựng theo giá thực tế năm 2009 – 2013 Nguồn: Tổng cục thống kê

Khu vực tư nhân đóng vai trò chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng của ngành.

Khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị sản xuất ngành xây dựng với mức 84% trong năm 2013. Do khu vực tư nhân không chỉ đầu tư xây dựng ở phân khúc xây dựng dân dụng mà còn tham gia vào phân khúc xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hoặc xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Ngoài ra, trong những năm mà thị truờng bất động sản sụt giảm và kinh tế thế giới gặp khó khăn thì khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nuớc ngoài vẫn được khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi.

Giá trị sản xuất của khu vực Nhà nước trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013 sụt giảm với tốc độ CAGR là -3,5%, do chính sách cắt giảm đầu tư công và thắt chặt tiền tệ của Chính phủ kể khi khủng hoảng tài chính năm 2008 và nợ công tăng. Khu vực tư nhân có sự chững lại trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012 do thị truờng nhà ở bị đóng băng nhưng vẫn tăng trưởng đạt tốc

423,781 548,719 656,966 724,994 770,410 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ đồ ng

độ CAGR là 14,4%. Khu vực nước ngoài tăng trưởng đều đặn mỗi năm với tốc độ AGR đạt 9,7% do Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi cho khu vực này.

Hình 2.2.Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo thành phần kinh tế 2009-2013 Nguồn: Tổng cục thống kê

Giá trị sản xuất trong lĩnh vực hạ tầng và dân dụng chiếm tỷ trọng lớn.

Lĩnh vực nhà ở có sự tăng trưởng mạnh mẽ, với tỷ trọng đóng góp trong giá trị sản xuất xây dựng tăng từ mức 37% năm 2009 lên mức 42% trong năm 2013, do khu vực tư nhân đẩy mạnh đầu tư vào phân khúc này. Lĩnh vực cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng cao nhất với 50% năm 2009 nhưng hầu như không có sự tăng trưởng đáng kể khi khu vực Nhà Nước giảm đầu tư công nên tỷ trọng giảm còn 41% trong năm 2013. Lĩnh vực công trình nhà không để ở có sự tăng trưởng khá ổn định và hiện chiếm tỷ trọng 18%.

85,652 91,843 93,165 89,846 92,192 320,950 437,248 540,530 605,469 647,482 17,177 19,627 23,270 29,678 30,735 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ đồ ng

Giá trị sản xuất xây dựng phân theo thành phần kinh tế

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Kinh tế tư nhân

Hình 2.3. Giá trị sản xuất xây dựng theo loại công trình xây dựng (đv: tỷ đồng)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hiệu suất lao động trong ngành không có cải thiện đáng kể. Bảng 2.2. Hiệu suất lao động ngành xây dựng 2009 – 2013

Năm (giá so sánh 2010) GDP xây dựng

Lao động ngành xây dựng

(nghìn người)

Năng suất lao động 2009 106,441 2.594 41,03 2010 139,162 3.108 44,78 2011 138,305 3.221 42,94 2012 142,800 3.272 43,64 2013 151,125 3.258 46,39

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả

Nếu tính theo giá so sánh 2010 (loại bỏ lạm phát), chúng ta có thể thấy hiệu suất lao động trong ngành xây dựng từ năm 2009 đến 2013 không có sự cải thiện đáng kể và đặc biệt trong giai đoạn 2011- 2012 có sự sụt giảm về hiệu

146,064 209,442 261,577 288,134 312,542 54,829 87,552 120,903 134,072 140,832 222,887 251,726 274,486 302,789 317,035 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2009 2010 2011 2012 2013

Giá trị sản xuất xây dựng theo loại công trình

Công trình nhà để ở Công trình nhà không để ở Công trình cơ sở hạ tầng

suất lao động. Điều này xảy ra là do GDP ngành xây dựng giảm nhưng số lao động tăng lên.

b. Thực trạng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh

Tình hình doanh thu và lãi trước thuế

Bảng 2.3. Tình hình tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sở Giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh thu (tỷ đồng) 517,29 693,49 856,62 810,97 848,13 Lãi trước thuế (tỷ đồng) 81,86 103,33 83,64 77,64 68,21 % Tăng doanh thu(%) 100 34,06 23,52 -5,33 4,58 % Tăng lãi trước thuế(%) 100 26,23 -19,06 -7,17 -12,15

Nguồn: BCTC các doanh nghiệp và tính toán của tác giả

Các doanh nghiệp xây dựng trên sàn chứng khoán HOSE có tăng trưởng doanh thu và lãi trước thuế từ 2009 – 2011, nhưng bước qua năm 2012 doanh thu của các doanh nghiệp có sự sụt giảm nhẹ và tăng trở lại trong năm 2013. Điều này được giải thích là do trong năm 2012 giá cả các nguyên vật liệu và lãi suất ngân hàng tăng cao, đồng thời việc cắt giảm đầu tư công theo tinh thần nghị quyết 11/ NQ-CP của chính phủ đã khiến các doanh nghiệp xây dựng chao đảo, doanh thu và lợi nhuận các doanh nghiệp bị sụt giảm. Nhìn chung, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nhóm ngành xây dựng trong giai đoạn nghiên cứu có sự giảm sút.

Tình hình đầu tư tài sản cố định của các doanh nghiệp

Bảng 2.4. Tỷ trọng đầu tư tài sản cố định của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sở Giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Giá trị trung bình 20,11 21,49 22,18 22,27 20,30 Giá trị lớn nhất 80,30 76,15 85,83 87,04 90,61 Giá trị nhỏ nhất 0,65 0,98 0,66 0,64 0,60 Độ lệch chuẩn 20,99 20,77 20,01 22,26 21,84

Nguồn: BCTC các doanh nghiệp và tính toán của tác giả

Số liệu từ bảng 2.4 cho thấy rằng, tỷ trọng đầu tư tài sản cố định của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE bình quân vào khoảng 20 – 22%, có sự tăng trưởng nhẹ trong giai đoạn từ 2009 – 2012 và giảm sút mạnh từ 22,27% năm 2012 xuống còn 20,30% năm 2013. Bên cạnh đó, có sự chênh lệch rất lớn giữa các doanh nghiệp với độ lệch chuẩn từ 20 – 22% qua các năm.

Tình hình cơ cấu vốn (tỷ lệ nợ) của các doanh nghiệp ngành xây dựng Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sở

Giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Giá trị trung bình 61,47 57,09 61,78 63,00 63,20 Giá trị lớn nhất 91,83 88,02 88,20 90,16 90,48 Giá trị nhỏ nhất 26,43 25,03 24,36 25,21 20,08 Độ lệch chuẩn 19,09 15,67 16,95 16,37 17,14

Nguồn: BCTC các doanh nghiệp và tính toán của tác giả

Từ bảng trên có thể nhận thấy rằng các doanh nghiệp được lựa chọn có tỷ lệ nợ rất cao từ trên 50% đến trên 60%. Tỷ lệ nợ trung bình trong các năm liên tục tăng từ 61,47% năm 2009 đến 63,20% năm 2013, giá trị lớn nhất có lúc

đạt trên 90%. Bảng trên cũng cho thấy sự chênh lệch rất lớn giữa các doanh nghiệp với độ lệch chuẩn nằm trong khoảng từ 15 – 20%.

Trong giai đoạn này, lãi suất trên thị trường tăng cao, điều này khiến các doanh nghiệp trong ngành phải đối diện với rủi ro mất khả năng thanh toán rất cao.

Tình hình tỷ suất sinh lời tài sản

Bảng 2.6. Tỷ suất sinh lời từ tài sản của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sở Giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Giá trị trung bình 8,24 8,98 5,76 3,20 2,51 Giá trị lớn nhất 25,73 25,17 24,62 23,70 15,64 Giá trị nhỏ nhất 0,07 0,98 0,40 -16,25 -15,21

Độ lệch chuẩn 6,09 6,07 5,36 6,23 5,79

Nguồn: BCTC các doanh nghiệp và tính toán của tác giả

Bảng 2.6 trình bày về thực trạng tỷ suất sinh lời từ tài sản của các doanh nghiệp được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nhận thấy rằng, qua các năm, tỷ suất sinh lời từ tài sản của các doanh nghiệp có sự sụt giảm đáng kể, từ 8,24% năm 2009 đến chỉ còn 2,51% vào năm 2013. Tuy nhiên chênh lệch tỷ suất sinh lời tài sản ở mức thấp chỉ vào khoảng 5 - 6%. Điều này được giải thích là do những biến động trong tình hình kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, khiến lợi nhuận giảm sút qua các năm và tốc độ tăng tổng tài sản của các công ty không đáng kể dẫn đến sự sụt giảm của tỷ suất sinh lời của tài sản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)