TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 32)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Cho đến nay, đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hành các bài nghiên cứu, khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

 Luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013). Trong luận văn tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 45 công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 03 năm

(2010 – 2012) như sau:

Biến phụ thuộc: Hiệu quả họat động kinh doanh được đo lường qua chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời của tài sản – ROA

Biến độc lập: Quy mô của doanh nghiệp: được đại diện bởi biến Quy mô tài sản (LnSIZE); Tốc độ tăng trưởng: đại diện bởi tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH); Quản trị nợ phải thu của khách hàng: được đo lường bởi biến Kỳ thu tiền bình quân (LnTC); Đầu tư tài sản cố định: được đo lường bởi biến Tỷ trọng tài sản cố định (LnTANG); Cơ cấu vốn: được đo lường bởi tỷ lệ nợ (DE); Rủi ro kinh doanh: được đo lường bởi biến độ lệch chuẩn của dòng tiền (LnRISK); Thời gian hoạt động: là thời gian doanh nghiệp bắt đầu thành lập đến thời gian thực hiện nghiên cứu (LnAGE).

Qua đó, cho thấy trong mô hình các biến tốc độ tăng trưởng của doanh thu, kỳ thu tiền bình quân, tỷ trọng tài sản cố định, tỷ lệ nợ, độ lệch chuẩn của dòng tiền có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 45 doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm tại Việt Nam; các biến quy mô tài sản và thời gian hoạt động không có tác động.

Từ đó, tác giả đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói trên.

Capital strucre and corporate performance evidence from Jordan – Tác giả R. Zeitun, G.G. Tian

Bài viết nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả của công ty bằng dữ liệu bảng đại diện của 167 công ty phi tài chính tại Jordan giai đoạn từ 1989 – 2003.

Dưới góc độ thị trường Hiệu quả của doanh nghiệp được đại diện bởi Tobin’s Q, MBVR (giá trị thị trường/ giá trị sổ sách của VCSH), P/E.. Dưới góc độ tài chính hiệu quả doanh nghiệp được đo lường qua ROA, ROE và PROFT. Biến độc lập: Cơ cấu vốn (LEVERAGE); Quy mô doanh nghiệp (SIZE); Rủi ro (STDVCF); Thuế (TAX); Khả năng tăng trưởng (GROWTH), khủng hoảng chính trị (POLITICAL CRISIS); Ngành nghề kinh doanh (INDUST); Tỷ trọng TSCĐ (TANGIBILITY).

Kết quả hồi quy cho thấy: các nhân tố có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu quả của doanh nghiệp GROWTH, SIZE, TAX.

Các nhân tố có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với hiệu quả doanh nghiệp là: TANGIBILITY, LEVERAGE, STDVP.

Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động mạnh đến yếu tố Hiệu quả kinh doanh ở một số lĩnh vực như: bất động sản, dịch vụ giáo dục, hóa học và dầu mỏ, thuốc lá.

Capital Structure and firm peformce: evidan from Nigeria – Tác giả Onaolapo & Kajola (2010)

Tác giả nghiên cứu biến Hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài chính được đại diện bởi chỉ số ROA, ROE. Biến độc lập bao gồm: SIZE (quy mô doanh nghiệp), TANG (tỷ lệ TSCĐ), GROWTH (khả năng tăng trưởng), TURN (vòng quay tài sản), AGE (số năm hoạt động) và IND (ngành nghề kinh doanh).

Dữ liệu nghiên cứu gồm 30 công ty phi tài chính niêm yết trên Sàn chứng khoán Nigeria từ 2001 – 2007. Kết quả hồi quy cho thấy: tỷ lệ nợ, tỷ lệ tài sản cố định có tác động nghịch chiều với hiệu quả kinh doanh; vòng quay tài sản, quy mô và số năm hoạt động có tác động thuận chiều với hiệu quả kinh doanh. Các yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động đến hiệu quả kinh doanh, cụ thể: Ngành bia rượu, thực phẩm và đồ uống, ngành hóa học, ngành in ấn và xuất bản, ngành thuốc lá, ngành máy tính và thiết bị văn phòng có tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh (ROA).

The Relationship between Capital Structure and Firm Performance: Evidence from Jordan – Tác giả Khalaf Taani (2013)

Bài viết sử dụng báo cáo tài chính trong 05 năm từ 2005 - 2009, của 45 doanh nghiệp sản xuất được niêm yết trên sàn Amman Stock Exchange sử dụng phương pháp hồi quy bội để nghiên cứu sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính và tính toán mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả.

Biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được sử dụng là ROA và PM (Tỷ suất lợi nhuận – profit magin).

Biến độc lập: cấu trúc vốn được đại diện qua Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng tài sản (STDTA), Nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTDTA) và Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu (TDE).

Kết quả hồi quy cho mối tương quan nghịch chiều giữa Nợ ngắn hạn trên Tổng tài sản (STDTA), Nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTDTA) với ROA trong khi đó ROA và Tổng nợ có mối tương quan thuận chiều. Tuy nhiên R2 = 4%, chứng tỏ sự ảnh hưởng không đáng kể giữa các biến.

Kết quả hồi quy cũng cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa STDTA, LTDTA, TDE và PM. Cứ 1% tăng trong STDTA, LTDTA, TDE sẽ làm giảm PM tương ứng 2,8%, 3,92% và 0,3%.

Kết luận cuối cùng cho thấy quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả doanh nghiệp là nghịch chiều và mức độ tác động là không đáng kể. Kết quả này được cho là phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Shoaib (2007); Onaolapo và Kajola (2010); Shah (2011).

An ampirical study on relationship between corporation performance and capital stucture – Tác giả Weixu (2005)

Bài viết sử dụng dữ liệu bao gồm 1.130 công ty niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán Thượng Hải, không kể đến các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính. Các biến được đưa vào mô hình là:

Biến phụ thuộc: hiệu quả kinh doanh được đo lường qua biến ROE Biến độc lập: tỷ lên nợ/VCSH (D), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH), quy mô công ty (SIZE)

Weixu nghiên cứu tác động của biến tỷ lệ nợ và một số biến khác đến biến hiệu quả kinh doanh, qua đó xây dựng 3 mô hình: quan hệ tuyến tính, quan hệ phi tuyến bậc 2 và quan hệ phi tuyến bậc 3. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Hiệu quả kinh doanh bị tác động rất lớn bởi biến tỷ lệ nợ. Hiệu quả kinh doanh có mối tương quan mạnh phi tuyến bậc 2, bậc 3 khi tỷ lệ nợ <100%. Tỷ lệ nợ có tác động dương (+) đến hiệu quả kinh doanh khi ở mức tỷ lệ nợ thấp và tác động âm (-) khi ở mức tỷ lệ nợ cao

Hiệu quả kinh doanh không có tương quan mạnh với tỷ lệ nợ dài hạn, lý do là các công ty ở Trung Quốc thích sử dụng nợ ngắn hạn hơn là sử dụng nợ dài hạn

Biến SIZE có tác động dương (+) đến hiệu quả kinh doanh khá mạnh ở mô hình tuyến tính, còn mô hình phi tuyến thì SIZE không có tác động

Biến GROWTH không có tác động đến hiệu quả kinh doanh ở cả 3 mô hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương một trình bày một cách khái quát về hiệu quả kinh doanh và hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá, đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các nhân tố nội sinh và các nhân tố vĩ mô. Nghiên cứu các nhân tố này giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong công tác quản trị. Đối với các yếu tố nội sinh, mục đích nghiên cứu nhằm thay đổi, điều chỉnh tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo từng nhân tố để tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt hơn; đối với việc nắm bắt, nhận định tác động của các yếu tố vĩ mô nhằm tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của nó.

Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu sự tác động của các nhân tố nội sinh có thể định lượng được đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đó là: quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, đầu tư tài sản cố định, cơ cấu vốn, rủi ro kinh doanh và thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Hướng tác động và mức độ tác động của các nhân tố này sẽ được nghiên cứu, trình bày kỹ lưỡng hơn trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 32)