Các phương pháp ước lượng mô hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 56)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2.4.Các phương pháp ước lượng mô hình

a. Phương pháp bình phương bé nhất – Mô hình Pooled OLS

Đây là trường hợp đơn giản nhất khi không xét đến các yếu tố không gian và thời gian của dữ liệu bảng mà chỉ ước lượng dữ liệu theo phương pháp hồi quy thông thường.

Yit = a + β1X1it + β2X2it + ...+ βkXkit + uit Trong đó: Yit: biến phụ thuộc

i: thực thể (doanh nghiệp) t: thời gian (năm)

Xit: biến độc lập a: hệ số chặn

βk : hệ số góc đối với nhân tố Xk uit: phần dư

Trong mô hình dữ liệu bảng đơn giản này, hệ số a là như nhau cho mọi đối tượng và cho tất cả các thời kì. Giả định quá chặt về hệ số chặn và hệ số ước lượng có thể làm mất đi ảnh hưởng thật của các biến độc lập đến biến phụ thuộc và mô hình trở nên không thích hợp trong điều kiện thực tế.

b. Phương pháp ảnh hưởng cố định – Mô hình FEM (Fixed Effects Model)

Đối với phương pháp ảnh hưởng cố định, hệ số chặn được xem như một nhóm đặc biệt. Điều này có nghĩa là mô hình cho phép có các hệ số chặn khác nhau cho mỗi thực thể. Điều này có nghĩa là cho dù tung độ gốc có thể khác nhau giữa các thực thể nhưng tung độ gốc của các thực thể là không đổi theo thời gian. Ước lượng ảnh hưởng cố định cũng được xem như là phương pháp bình phương bé nhất có chứa biến giả bởi vì để cho phép xuất hiện các hệ số chặn khác nhau cho mỗi thực thể thì mỗi doanh nghiệp phải bao gồm 1 biến giả.

Ta có mô hình sau:

Yit = ai + β1X1it + β2X2it + ...+ βkXkit + uit

hoặc Yit = α0 + α1D1i + α2D2i +...+ αnDni + β1X1it + β2X2it + ...+ βkXkit + uit (2)

i: thực thể (doanh nghiệp) t: thời gian (năm)

Xit: biến độc lập

ai: hệ số chặn của thực thể i βk : hệ số góc đối với nhân tố Xk uit: phần dư

Dni: Biến giả đại diện cho từng thực thể αn: hệ số góc của biến giả

Bởi vì sử dụng các biến giả để ước lượng các tác động cố định nên mô hình (2) còn được gọi là mô hình hồi quy bình phương bé nhất với các biến giả (LSDV)

Mô hình ảnh hưởng cố định có những tính chất sau:

 Về cơ bản, nó nắm bắt tất cả các ảnh hưởng đặc biệt đến một đối tượng cụ thể và không thay đổi theo thời gian, tách các ảnh hưởng này ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực của các biến giải thích lên biến phụ thuộc.

Trong một số trường hợp nó có thể liên quan đến một số lượng lớn các hệ số góc của biến giả bởi vì một số bảng dữ liệu có thể có hàng ngàn đối tượng. Trong trường hợp này, mô hình ảnh hưởng cố định sẽ sử dụng tới N bậc tự do. Tuy nhiên theo ước tính thì không thể tính toán được hàng ngàn hằng số khác nhau.

Việc mở rộng mô hình ảnh hưởng cố định có thể được thực hiện bằng cách tập hợp các biến giả cho từng đơn vị thời gian.

Mô hình ước lượng:

Yit = α0 + α1D1i + α2D2i +...+ αnDni + λ0 + λ1Dum1 + λ2Dum2 +...+λtDumt + β1X1it + β2X2it + ...+ βkXkit + uit

λt: hệ số góc của biến giả đại diện cho từng đơn vị thời gian.

Hạn chế của FEM hay LSDV là:

Có quá nhiều biến được tạo ra trong mô hình do đó có khả năng làm giảm bậc tự do và làm tăng khả năng sự đa cộng tuyến cho mô hình

FEM không đo lường được tác nhân thay đổi theo thời gian

Những đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) là đơn nhất đối với một thực thể và không tương quan với đặc điểm của các thực thể khác. Nếu điều này xảy ra, mô hình FEM không còn thích hợp và chúng ta phải dùng phương pháp khác (mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên – REM) để ước lượng mối quan hệ đó.

c. Phương pháp ảnh hưởng ngẫu nhiên – Mô hình REM (Radom Effects Model)

Sự khác nhau giữa mô hình ảnh hưởng cố định và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên được thể hiện ở sự biến động giữa các thực thể. Nếu sự biến động giữa các thực thể là có tương quan đến biến độc lập trong mô hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các thực thể được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến độc lập.

Chính vì vậy, nếu có sự khác biệt giữa các thực thể có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn FEM. Trong đó, phần dư của mỗi thực thể (không tương quan với biến giải thích) được xem là một biến giả thích mới. Vì vậy, sự biến đổi của hệ số chặn cho từng thực thể nghiên cứu được biểu hiện như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ai = a + vi

Trong đó vi: sai số chuẩn ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 Vì vậy mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên có dạng sau:

Yit = (a + vi) + β1X1it + β2X2it + ...+ βkXkit + uit Yit = a + β1X1it + β2X2it + ...+ βkXkit + (vi + uit)

Trong đó: vi: là sai số thành phần của các đối tượng khác nhau (đặc điểm riêng khác nhau của từng doanh nghiệp)

uit: sai số thành phần kết hợp khác của các đặc điểm riêng theo từng đối tượng và theo thời gian

Tóm lại, qua mô hình, sai số cổ điển được chia làm hai thành phần. Thành phần vi đại diện cho tất cả các yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian. Thành phần uit đại điện cho tất cả các yếu tố không quan sát được thay đổi theo cả không gian (giữa các doanh nghiệp) và thời gian. Do đó trong mô hình này, đặc điểm riêng giữa các thực thể được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích.

Nhìn chung, mô hình ảnh hưởng cố định cho rằng mỗi thực thể khác nhau trong những hệ số chặn trong khi mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên lại cho rằng mỗi thực thể khác nhau về sai số. Việc lựa chọn mô hình cho dữ liệu bảng phụ thuộc vào giả định có hay không sự tương quan giữa vi và biến độc lập X. Thông thường, khi dữ liệu bảng là cân đối (tức là bảng dữ liệu có cùng số thời gian quan sát cho tất cả các đối tượng), chúng ta sẽ kì vọng mô hình ảnh hưởng cố định sẽ là tốt nhất. Trong trường hợp khác, khi mẫu chứa những quan sát bị hạn chế của các đơn vị chéo có sẵn, mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sẽ được đánh giá cao hơn.

d. Kiểm định Hausman

Kiểm định Hausman được sử dụng để đánh giá nên lựa chọn cách tiếp cận theo hướng mô hình ảnh hưởng cố định hay mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên để nghiên cứu liệu các biến hồi quy độc lập có tương quan với ảnh hưởng của từng đối tượng hay không. Thuận lợi của việc sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định là nó phù hợp thậm chí khi mà các ước lượng có tương quan với ảnh hưởng của từng đối tượng. Nói cách khác, dựa vào mô hình dữ

liệu bảng trong đó ảnh hưởng cố định được đánh giá cao, kiểm định Hausman nghiên cứu liệu ước lượng ảnh hưởng ngẫu nhiên có tốt hay không. Giá trị của kiểm định này được phát triển bởi Hausman có phân phối tiệm cận χ2 với:

H0: REM là mô hình thích hợp hơn FEM H1: FEM là mô hình thích hợp hơn REM

Với (Prob>λ2) <0.05, bác bỏ H0, nếu bác bỏ H0 ta kết luận mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên không phù hợp và trong trường hợp này FEM được lựa chọn sử dụng. Ngược lại, nếu chấp nhận H0, REM là thích hợp hơn để giải thích mối tương quan giữa các biến.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả giới thiệu sơ lược về ngành xây dựng Việt Nam, trình bày một số đặc điểm của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng và trình bày thực trạng của các doanh nghiệp này trong giai đoạn nghiên cứu 2009 – 2013.

Từ cơ sở lý thuyết của chương 1 tác giả hệ thống lại các nghiên cứu cơ sở về các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giả thuyết tương ứng với từng nhân tố. Bước tiếp theo là xây dựng mô hình nghiên cứu, cách xác định biến độc lập, biến phụ thuộc và đưa ra các phương pháp để ước lượng mô hình.

Đây là cơ sở quan trọng cho việc chạy mô hình và trình bày kết quả nghiên cứu trong chương 3.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1.PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

3.1.1. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng các doanh nghiệp ngành xây dựng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh qua chỉ tiêu ROA bình quân trong giai đoạn 2009 - 2013 được phản ánh ở biểu đồ dưới đây:

Hình 3.1. ROA bình quân của các doanh nghiệp ngành xây dựng trong giai đoạn 2009 -2013

Nguồn: BCTC các doanh nghiệp và tính toán của tác giả

-5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% % ROA bình quân

Bảng 3.1. Đặc trưng của ROA bình quân của các doanh nghiệp nhóm ngành Xây dựng Giá trị trung bình Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn 5,74% 22,78% -2,86% 4,96%

Nguồn: BCTC các doanh nghiệp và tính toán của tác giả

Nhận xét

Tỷ suất sinh lợi của tài sản bình quân của các công ty nhóm ngành Xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn nghiên cứu có giá trị trung bình là 5,74%. Các doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi của tài sản bình quân cao (từ 10 – 20%) trong ngành là ACC, CTD, HDG...trong khi đó một doanh nghiệp PTC (chiếm tỷ lệ 3%) có tỷ suất sinh lợi nhỏ hơn 0 do có lợi nhuận trước thuế âm như là PTC. Qua biểu đồ và bảng số liệu có thể thấy tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong ngành không có sự khác biệt lớn, với độ lệch chuẩn của mẫu chỉ khoảng 4,96%.

3.1.2. Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhóm ngành xây dựng doanh của các doanh nghiệp nhóm ngành xây dựng

a. Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp được đại diện bởi quy mô doanh thu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của quy mô doanh thu đến hiệu quả kinh doanh

Doanh thu Số doanh nghiệp Tỷ lệ ROAbq

<500 tỷ 15 46,88% 4,686%

Từ 500 đến 1500 tỷ 14 43,75% 5,998%

>1500 tỷ 3 9,38% 9,777%

Nhận xét

Dựa vào bảng mô tả dữ liệu, ta thấy quy mô doanh nghiệp tăng dần kéo theo sự gia tăng của tỷ suất sinh lợi tài sản bình quân, đối với các doanh nghiệp có doanh thu thuần dưới 500 tỷ đồng có tỷ suất sinh lợi của tài sản bình quân là 4,686%, tiếp theo những doanh nghiệp có doanh thu từ 500 tỷ đến 1500 tỷ có ROA bình quân là 5,998% và cao nhất là các doanh nghiệp có doanh thu trên 1500 tỷ đồng, 9,777%.

Qua những phân tích trên, có thể đưa ra mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và quy mô doanh nghiệp là quan hệ tỷ lệ thuận.

b.Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp được đo lường bởi tốc độ tăng trưởng của doanh thu.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng đến hiệu quả kinh doanh

Tốc độ tăng trưởng DTT Số doanh nghiệp Tỷ lệ ROA bq

<10% 20 62,50% 5,20%

Từ 10 - 30% 9 28,13% 5,69%

>30% 3 9,38% 9,45%

Nguồn: BCTC các doanh nghiệp và tính toán của tác giả

Nhận xét

Qua bảng 3.3, có thể nhận thấy rằng theo chiều tăng của tốc độ tăng trưởng doanh thu, ROA bình quân cũng tăng dần. Nhóm doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu trên 30% (chiếm tỷ lệ 9,38%) có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân cao nhất là 9,45%. Nhóm doanh thu có tốc độ tăng trưởng tài sản dưới 10% (chiếm tỷ lệ 62,50%) ROA bình quân thấp nhất là 5,20%. Nhóm doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân từ 10 đến 30% (chiếm tỷ lệ 28,13%) có ROA bình quân là 5,66%.

Qua đây, có thể nói rằng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận.

c.Đầu tư tài sản cố định

Đầu tư tài sản cố định được đo lường bởi tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của đầu tư tài sản cố định đến hiệu quả kinh doanh

Tỷ trọng TSCĐ Số doanh nghiệp Tỷ lệ ROA bq

<20% 18 56,25% 5,68%

Từ 20% đến 40% 8 25,00% 6,62%

>40% 6 18,75% 4,73%

Nguồn: BCTC các doanh nghiệp và tính toán của tác giả

Nhận xét

Bảng 3.4 trình bày ảnh hưởng tác động của mức đầu tư tài sản cố định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm doanh nghiệp có ROA bình quân cao nhất 6,62% có tỷ trọng tài sản cố định vào khoảng từ 20% đến 40%. Nhóm doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định trên 40% chiếm tỷ lệ 18,75% và có ROA bình quân là 4,73%.

Tuy nhiên, qua đây vẫn chưa thấy được mối quan hệ giữa đầu tư tài sản cố định với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mối quan hệ này cần được nghiên cứu kỹ hơn thông qua việc phân tích dữ liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d.Cơ cấu vốn

Cơ cấu vốn được đặc trưng bởi tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn

Bảng 3.5. Ảnh hưởng tỷ lệ nợ đến hiệu quả kinh doanh

Tỷ lệ nợ Số doanh nghiệp Tỷ lệ ROAbq

<40% 3 9,38% 12,72%

Từ 40-60% 12 37,50% 6,63%

>60% 17 53,13% 3,87%

Nhận xét

Qua bảng số liệu tính toán được ta có thể nhận thấy phần lớn các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ nợ rất cao (hơn 50% số doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên 60%). Bên cạnh đó, theo chiều tăng dần của tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi của tài sản bình quân cũng giảm dần từ 12,72% đối với những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ dưới 40% xuống còn 6,63% và đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ từ 40 đến 60% và thấp nhất là các doanh nghiệp có tỷ lệ trên 60% có ROA bình quân là 3,87%.

Nói cách khác, cơ cấu vốn (tỷ lệ nợ) có quan hệ tỷ lệ nghịch với hiệu quả kinh doanh.

e. Rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được đặc trưng bởi độ lệch chuẩn của doanh thu thuần.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của rủi ro kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh

Độ lệch chuẩn DTT Số doanh nghiệp Tỷ lệ ROA bq

< 60 tỷ 7 21,88% 6,23%

Từ 60 đến 120 tỷ 8 25,00% 5,20%

>120 tỷ 17 53,13% 6,21%

Nguồn: BCTC các doanh nghiệp và tính toán của tác giả

Nhận xét

Qua bảng 3.6 có thể nhận thấy rằng, các doanh nghiệp có độ lệch chuẩn của doanh thu thuần dưới 60 tỷ có tỷ suất sinh lợi từ tài sản bình quân cao nhất là 6,23%. Các doanh nghiệp có độ lệch chuẩn của doanh thu thuần từ 60 tỷ đến 120 tỷ có tỷ suất sinh lời từ tài sản bình quân thấp nhất là 5,20%, cuối cùng chiếm tỷ lệ cao nhất (với 53,13% số doanh nghiệp) là các doanh nghiệp có độ lệch chuẩn trên 120 tỷ đồng với tỷ suất sinh lời từ tài sản bình quân là 6,21%.

Tuy nhiên, qua phân tích thống kê, vẫn chưa tìm ra mối tương quan giữa rủi ro kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mối quan hệ này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong phân tích hồi quy.

f. Thời gian hoạt động

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp được tính từ lúc doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh cho đến năm nghiên cứu

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời gian hoạt động đến hiệu quả kinh doanh

Tuổi DN Số doanh nghiệp Tỷ lệ ROA bq

<7 năm 13 40,63% 5,17%

Từ 7-10 năm 13 40,63% 6,01%

>10 năm 6 18,75% 6,37%

Nguồn: BCTC các doanh nghiệp và tính toán của tác giả

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 56)