Hiệu suất liposom hóa doxorubicin

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp đẩy qua màng trong nghiên cứu tạo liposom doxorubicin kích cỡ nano (Trang 36)

Pha các dung dịch chuẩn DOX ở các nồng độ 0.2, 0.3, 0.4, 0.6, 0.8, 1.2 µmol/ml. Tiến hành xác định mật độ quang theo phương pháp đã trình bày ở phần a mục 2.3.2.3. Kết quả mối tương quan giữa mật độ quang và nồng độ DOX được cho bởi bảng 3.5 và hình 3.7.

Bảng 3.5 Mật độ quang của dung dịch DOX ở các nồng độ khác nhau

Nồng độ (µmol/ml) 0.2 0.3 0.4 0.6 0.8 1.2 Mật độ quang 0.184 0.304 0.388 0.608 0.78 1.217

Hình 3.7 Mối tương quan giữa mật độ quang và nồng độ DOX

Đường chuẩn thu được có dạng đường thẳng, phương trình hồi quy tuyến tính y = 1.019x - 0.014, hệ số tương quan R2 =0.998 ≈ 1. Như vậy trong khoảng nồng độ khảo sát 0 – 1.2 µmol/ml , có sự tuyến tính giữa mật độ quang và nồng độ DOX trong dung dịch. Do vậy ta có thể sử dụng đường chuẩn trên, kết hợp với phương pháp đo quang ở 480nm để xác định nồng độ DOX trong dung dịch.

3.1.2.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng thời gian ủ thuốc lên hiệu suất liposom hóa doxorubicin

Liposom được chế tạo theo phương pháp Bangham, làm kích thước nhỏ và đồng nhất hóa theo phương pháp đẩy qua màng, sau đó tạo gradient amonisulfat. Tiến hành ủ thuốc với 3 mẫu liposom, mỗi mẫu 2ml, đánh số thứ tự các mẫu lần lượt là M1, M2, M3. Liposom hóa DOX theo tỷ lệ 2mg DOX/1ml liposom. Ủ thuốc theo bước 2 mục 2.3.1.3.Các mẫu M1, M2, M3 được ủ lần lượt với các thời gian: 30 phút, 1 giờ, 2 giờ. Sau ủ, xác định hiệu suất liposom hóa của từng mẫu theo quy trình ở mục 2.3.2.4. Kết quả trình bày ở bảng 3.6

Bảng 3.6 Kết quả định lượng DOX

STT

Trước loại DOX tự do Sau loại DOX tự do Hiệu suất

liposom hóa DOX (%) STT Độ hấp thụ quang Nồng độ (µmol/ml) Độ hấp thụ Nồng độ (µmol/ml) liposom hóa DOX (%) M1 0.779 0.780 0.257 0.248 31.8 M2 0.784 0.785 0.709 0.709 90.3 M3 0.786 0.787 0.686 0.684 87

toàn, có hiệu suất thấp nhất 31.7%. Sau 2 giờ ủ, hiệu suất liposom hóa DOX giảm đi so với mẫu ủ 1giờ. Thực nghiệm cho thấy ủ thuốc trong thời gian 1 giờ cho hiệu suất liposom hóa DOX cao nhất 90.3%. Vì vậy chúng tôi lựa chọn thời gian ủ thuốc là 1 giờ cho các nghiên cứu tiếp theo.

3.1.2.3 Ảnh hưởng của phương pháp đồng nhất hóa và giảm kích thước tiểu phân lên hiệu suất liposom hóa doxorubicin

Liposom sau khi được chế tạo theo phương pháp Bangham, được giảm kích thước và đồng nhất hóa theo 2 phương pháp: đẩy qua màng và siêu âm đầu dò.

Sau quá trình giảm kích thước và đồng nhất, tiến hành liposom hóa DOX theo phương pháp gradient amonisulfat ở cùng điều kiện: thể tích mẫu, tỷ lệ thuốc nạp, nhiệt độ và thời gian. Thời gian lựa chọn ở đây là 1 giờ theo kết quả khảo sát ở trên. Sau ủ thuốc, xác định hiệu suất liposom hóa DOX của từng mẫu liposom. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7. Kết quả cho thấy phương pháp đẩy qua màng cho mẫu liposom có hiệu suất liposom hóa DOX (90.3% ) cao hơn hẳn so với phương pháp siêu âm (70%).

Bảng 3.7 Hiệu suất liposom hóa DOX thu được từ 2 phương pháp đồng nhất hóa và giảm kích thước tiểu phân lên hiệu suất liposom hóa DOX :

đẩy qua màng và siêu âm đầu dò

Phương pháp Hiệu suất liposom hóa DOX

Đẩy qua màng 90.3%

Siêu âm đầu dò 70%

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp đẩy qua màng trong nghiên cứu tạo liposom doxorubicin kích cỡ nano (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)