Hiện đại hóa hành chính

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính tại xã an trạch a thuộc huyện đông hải – tỉnh bạc liêu (Trang 33)

- Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm 2020 là 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ ở mức độ 3 và 4 đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau;

- Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong xử lý quy trình công việc trong nội bộ cơ quan hành chính; trong giao dịch với các cơ quan hành chính khác và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động phục vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công;

- Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên mạng thông tin điện tử điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính, tổ chức và cá nhân đáp ứng yêu cầu đơn giản, thể chế và cải cách thủ tục hành chính;

- Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước;

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc - 28 - SVTH: Châu Thị Mỹ Xuyên

- Đến năm 2015, hoàn thành kế hoạch đầu tư trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã theo Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại, tập trung ở những nơi có điều kiện.

Chương trình cải cách hành chính là một bước đi quan trọng trong việc cụ thể hóa chủ trương của Đảng về việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc - 29 - SVTH: Châu Thị Mỹ Xuyên

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI XÃ AN TRẠCH A THUỘC HUYỆN ĐÔNG HẢI, TỈNH BẠC LIÊU VÀ MỘT SỐ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HIỆN NAY 2.1 Giới thiệu vài nét sơ lượt về xã An Trạch A

Xã An Trạch A được chia tách ra từ xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu theo Nghị định số 85/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 01 tháng 8 năm 2008 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 11 năm 2008, là xã nông thôn cách trung tâm huyện Đông Hải 40km về hướng Tây Bắc. Địa giới hành chính của xã gồm 8 ấp, trụ sở xã đóng tại ấp Ba Mến A.

- Phía Đông giáp xã Long Điền - Phía Tây giáp xã An Trạch - Phía Nam giáp xã An Phúc

- Phía Bắc giáp quốc lộ 1A- xã Tân Phong, huyện Giá Rai.

Xã An Trạch A có tổng diện tích tự nhiên là 4.807 ha, thế mạnh kinh tế của xã là nuôi trồng thủy sản. Xã có địa hình bằng phẵng, có hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và trao đổi lưu thông hàng hóa bằng đường thủy. Xã hiện nay có 2.695 hộ, với 11.898 nhân khẩu, có ba dân tộc kinh, hoa, khmer sống đan xen với nhau tạo nên sự kết nối cộng đồng vững chắc, có mối quan hệ đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc tăng gia sản xuất. Trong đó dân tộc Hoa có 18 hộ, với 64 nhân khẩu, dân tộc Khmer có 26 hộ với 93 nhân khẩu, còn lại là dân tộc kinh. Nhìn chung dân số nơi đây khá trẻ, độ tuổi lao động tương đối cao so với mặt bằng chung của Huyện.

Tổ chức bộ máy hành chính ở xã An Trạch A nhìn chung được tổ chức và hoạt động tương đối tốt, việc sắp xếp bộ máy phù hợp với từng cán bộ, bố trí các chức danh đúng theo quy định. Cán bộ, công chức theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ luôn ổn định, hiện hay có 25 đồng chí, cán bộ không chuyên trách theo Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 14 tháng 07 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc quy định chức danh, số lượng , mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm, mức khoán kinh phí và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và khóm ấp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thì xã An Trạch A hiện có 27 cán bộ, công chức. Tuy nhiên, việc tổ chức từng cán bộ, công chức, bố trí bộ máy hành chính vẫn còn nhiều khó khăn nhất định như: trình độ chuyên môn của một số ít cán bộ, công chức còn hạn chế, một số cán bộ, công chức phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu,

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc - 30 - SVTH: Châu Thị Mỹ Xuyên

nhiệm vụ đặt ra. Bộ máy hành chính của xã thực hiện theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lí và điều hành, các ban ngành đoàn thể tham mưu và phối hợp tổ chức triển khai thực hiện.

Về hệ thống hành chính ở xã An trạch A thì xã đã thực hiện tốt việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức và công tác thu-chi ngân sách đúng quy định, chăm lo tốt vấn đề an sinh xã hội và quốc phòng – an ninh, thực hiện tốt cơ sở hạ tầng.

Những năm qua, hệ thống bộ máy hành chính nhà nước tại xã An Trạch A đã không ngừng củng cố, kiện toàn và hoạt động tương đối hiệu quả theo chương trình CCHC của tỉnh, huyện đề ra. Tuy nhiên, do bộ máy chính quyền của xã mới được chia tách ra từ xã An Trạch nên hệ thống bộ máy hành chính nhà nước được hình thành còn non trẻ, vẫn còn những hạn chế nhất định cần kịp thời khắc phục trong thời gian tới.

2.2 Cải cách hành chính tại xã An Trạch A.

2.2.1 Nội dung cải cách hành chính giai đoạn (2011-2020) tại xã An Trạch A

Ngày 8 tháng 11 năm 2011, Chính phủ có Nghị quyết số 30c/NQ-CP ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 và Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2013 Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Quyết 30c/NQ-CP, với 5 mục tiêu cụ thể và 6 nội dung cải cách hành chính được chia ra: giai đoạn 1 (2011-2015), giai đoạn 2 (2016-2020). Tiếp đó UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành chương trình cải cách hành chính theo kế hoạch số 05/KH- UBND ngày 17 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Bạc Liêu về chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015. Hòa cùng với cả nước nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng, xã An Trạch A đã tiếp thu sự chỉ đạo của Chính Phủ, của tỉnh, xã đã triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính cụ thể như sau:

2.2.1.1 Cải cách thể chế hành chính nhà nước

Cải cách thể chế hành chính nhà nước tại xã An Trạch A bao gồm: Đổi mới nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về các lĩnh vực quản lí nhà nước thuộc thẩm quyền của đơn vị xã, xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại đơn vị. Trong đó việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại xã có ba bước thực hiện:

- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành tuân thủ quy trình thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng văn bản được ban hành.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc - 31 - SVTH: Châu Thị Mỹ Xuyên

- Rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật nhằm triển khai thực hiện kế hoạch rà soát, thống kê số lượng văn bản được rà soát, số văn bản còn hiệu lực, hết hiệu lực, hủy bỏ, điều chỉnh, bổ sung, kết quả xử lí các vấn đề phát hiện sau rà soát.

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nắm rõ tình hình triển khai thực hiện theo quy định các văn bản quy phạm pháp luật tại xã, văn bản quy phạm pháp luật phải được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng quy định.

2.2.1.2 Cải cách thủ tục hành chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 8 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính hàng năm của UBND tỉnh, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính và kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính hàng năm mà xã An Trạch A ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính tại Xã. Qua đó thu được kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành kế hoạch và xử lí các vấn đề phát sinh sau rà soát.

Thực hiện các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đúng theo quy định bao gồm: sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Xã. Sau đó công bố, cập nhật thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lí phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với thủ tục hành chính trong thẩm quyền giải quyết của Xã.

2.2.1.3 Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

- Rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức và biên chế của xã nhằm điều chỉnh chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại cơ quan xã để khắc phục tình trạng chồng chéo, hoặc trùng lắp hoạt động không hiệu quả.

- Kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của đơn vị trong đó có việc kiểm tra kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch, số lượng các đơn vị được kiểm tra, kết quả xử lí các vấn đề sau kiểm tra.

- Thực hiện phân cấp quản lí để nâng cao tính chủ động của đơn vị xã với các lĩnh vực: ngân sách, tài chính, xây dựng cơ bản, xây dựng nguồn nhân lực, chủ động thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách ở đơn vị xã.

- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Ban hành các quy định, quy chế phối hợp, đổi mới quá trình, lề lối làm việc để nâng cao hiệu quả giải quyết

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc - 32 - SVTH: Châu Thị Mỹ Xuyên

công việc của công dân, tổ chức sau đó thống kê lại số thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông, một cửa liên thông hiện đại. Đồng thời trang bị cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ thực hiện cơ chế một cửa và bố trí công chức (công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả) thông qua thực hiện cơ chế một cửa thể hiện trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ nhân dân, ý thức kỉ luật trong đội ngũ cán bộ, công chức.

2.2.1.4 Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

- Xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức: Xây dựng và phê duyệt đề án cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Đồng thời triển khai kế hoạch xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập của đơn vị xã.

- Về cán bộ, công chức cấp xã thì được quy định theo Nghị định 92/2009/NĐ- CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 8 tháng 4 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.

- Về công tác quản lí cán bộ, công chức, viên chức: thực hiện quản lí cán bộ, công chức, viên chức theo quy định về tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng và các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tại xã.

- Đổi mới công tác quản lí cán bộ, công chức: xem xét và đề xuất nâng ngạch, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo và thu hút người tài vào bộ máy ở xã.

2.2.1.5 Cải cách tài chính công

Triển khai chính sách thuế, thu nhập, tiền lương, tiền công, chính sách an sinh xã hội tại cơ quan,đơn vị; Thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước; Thực hiện đổi mới cơ chế quản lí trong cơ quan hành chính theo yêu cầu sau:

- Thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 130/2005/NĐ-CP; Ban hành quy chế chi tiêu nội bộ và quản lí tài chính công và tăng mức thu nhập cho cán bộ, công chức theo cấp bậc, chức vụ.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao tại xã. Phát huy hiệu quả tối đa trong việc huy động vốn và thu hút nhiều nguồn nhân lực từ nhân dân,

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc - 33 - SVTH: Châu Thị Mỹ Xuyên

các cơ sở công lập, các thành phần kinh tế tham gia đóng góp xây dựng đời sống, văn hóa, thể thao ở cơ sở.

2.2.1.6 Hiện đại hóa nền hành chính

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính tại xã trong đó có bao gồm:

- Xây dựng và ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin sau đó thực hiện và đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch.

- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lí hành chính, ứng dụng phần mềm quản lí văn bản; sử dụng mạng nội bộ (mạng LAN), sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc.

- Áp dụng và duy trì hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong hoạt động quản lí của đơn vị xã và đánh giá số thủ tục hành chính theo ISO 9001:2008 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân giám sát đối với việc thực hiện thủ tục hành chính, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công.

2.2.2 Thực tiễn áp dụng Cải cách hành chính tại xã An trạch A

2.2.2.1 Cải cách hành chính tại xã An Trạch A

Dựa trên kế hoạch của chương trình cải cách hành chính đã được xây dựng cụ thể, xã An Trạch A đã chính thức triển khai vào áp dụng cho giai đoạn (2011-2015) và đạt được thành tựu sau:

- Về cải cách thể chế: Chủ tịch UBND xã An Trạch A bố trí biên chế, kinh phí và các điều kiện bảo đảm phục vụ công tác soạn thảo, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy định pháp luật và đạt được thành tích như sau: Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính tại xã an trạch a thuộc huyện đông hải – tỉnh bạc liêu (Trang 33)