Khác với nhiều nước khác, tại nước ta Cải cách hành chính được đặt trong bối cảnh đặt biệt của quá trình đổi mới toàn diện, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của nhà nước, với nội dung cải cách rộng lớn, nên cải cách hành chính là một quá trình lâu dài, vì vậy công cuộc cải cách hành chính là nội dung quan trọng và xuyên suốt trong đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước ta.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, Nghị quyết trung ương 8 (khóa VII), Nghị quyết Đại hội 8 , Nghị quyết trung ương 3, trung ương 6 (lần 2) và Nghị quyết trung ương 7 (khóa VIII), công cuộc cải cách hành chính trong giai đoạn (1991-2000) đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thu được những nền tảng bước đầu.
Tiếp đó, ngày 17 tháng 9 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số: 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Chương trình đã được xác định được 9 mục tiêu cụ thể : xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cần xây dựng phát triển đất nước. Và với 4 nội dung cải cách hành chính là: Cải cách thể chế hành chính nhà nước, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhìn chung đến năm 2010, hệ thống hành chính cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lí của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tiếp tục cải cách hành chính là trọng tâm, xuyên suốt trong đường lối của Đảng và nhà nước ta. Chính phủ đã ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn (2011-2020) tại Nghị quyết 30c/NQ - CP ngày 8 tháng 11 năm 2011. Chương trình đã xác định rõ 5 mục tiêu trong 10 năm phải đạt được là:
16
TS. Đinh Duy Hòa, Kiến thức về cải cách hành chính, chuyên đề 1: kiến thức về cải cách hành chính, Hà Nội, Bộ Nội Vụ, 2013
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc - 22 - SVTH: Châu Thị Mỹ Xuyên
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước; Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính; Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước; Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước
Thực hiện chương trình được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn từ năm 2011- 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 với trọng tâm cải cách hành chính là: Cải cách thể chế, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và dịch vụ công. Nội dung cải cách hành chính xác định rõ cải cách hành chính ở 6 lĩnh vực cụ thể là:
- Cải cách thể chế;
- Cải các thủ tục hành chính;
- Cải cách thể chế tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;
- Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; - Cải cách tài chính công;
- Hiện đại hóa nền hành chính.